b) 2.1.2.1. Quy định chung
Bộ luật Hàng hải Việt Nam được ban hành ngày 14 tháng 6 năm 2005, có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2006 đánh dấu một bước quan trọng trong việc phát triển công tác quản lý tại cảng biển. Bộ luật Hàng hải Việt Nam có ý nghĩa quan trọng đối với sự nghiệp phát triển, hội nhập của ngàng hàng hải nói riêng và nền kinh tế quốc dân nói chung, đánh dấu bước phát triển của pháp luật hàng hải và ngành hàng hải Việt Nam nói riêng trước xu thế mới của thế giới. Bộ luật Hàng hải Việt Nam năm 2005 là đạo luật chuyên ngành duy nhất của Việt nam được gọi là Bộ luật. Về nội dung ngoài việc loại bỏ một số quy định, phần lớn nội dung còn lại của Bộ luật Hàng hải Việt Nam năm 1990 đã được chỉnh sửa phù hợp với các luật khác của Việt Nam và các Điều ước quốc tế có liên quan. Bộ luật Hàng hải Việt Nam năm 2005 đã thể chế hoá được đường lối, chủ trưởng của Đảng và nhà nước về phát triển, hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước nói chung cũng như của ngành hàng hải nói riêng. Các định chế về chính sách phát triển và hội nhập đã được luật
hàng hải năm 2005 điều chỉnh cụ thể, trong đó quy định nhà nước ưu tiên và có chính sách khuyến khích đầu tư các thành phần kinh tế tham gia hoạt động kinh doanh hàng hải. Đặc biệt là đối với đầu tư, xây dung và quản lý khai thác cảng biển. Muốn đạt được những mục tiêu đó đòi hỏi cung cách quản lý phải được thay đổi một cách toàn diện. Chính sách “một cửa” được sử dụng một cách triệt để và thông thoáng. Đồng thời, công nghệ khoa học thông tin hiện đại cũng phải được ứng dụng như là phương tiện đắc lực cho cách thức quản lý theo các quy định mới. Ngay sau khi Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2005 có hiệu lực, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải đã chỉ đạo Cục Hàng hải Việt Nam phối hợp với các Cục, Vụ và tổ chức, cá nhân liên quan lập kế hoạch và tổ chức xây dựng trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành Bộ luật. Ngày 25/7/2006, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 71/2006/NĐ-CP về quản lý cảng biển và luồng hàng hải. Nghị định này có hiệu lực kể từ 15/8/2006 và thay thế Nghị định số 160/2003/NĐ-CP ngày 18/12/2003 về quản lý hoạt động hàng hải tại cảng biển và khu vực hàng hải của Việt Nam và Quyết định số 133/2003/QĐ-TTg ngày 04/7/2003 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý luồng hàng hải. Đây là văn bản có ý nghĩa quan trọng trong các văn bản hướng dẫn thi hành Bộ luật nhằm góp phần tăng cường hơn nữa hiệu quả quản lý nhà nước trên tất cả các lĩnh vực của ngành Hàng hải và thúc đẩy quá trình cải cách thủ tục hành chính tại tất cả các cảng biển Việt Nam.
Các quy định của Nghị định số 71 đã tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được của Nghị định số 160/2003/NĐ-CP và thể chế hóa những quy định của Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2005, Công ước về tạo thuận lợi trong giao thông hàng hải quốc tế (Công ước FAL 65 mà Việt Nam là thành viên kể từ 24/3/2006) và những quy định pháp luật có liên quan.
Nghị định này gồm 5 chương, 63 điều quy định về: đầu tư xây dựng quản lý khai thác cảng biển và luồng hàng hải; hoạt động hàng hải tại cảng
biển và luồng hàng hải như thủ tục đến và rời cảng biển, sử dụng hoa tiêu hàng hải, hoạt động của tàu thuyền trong vùng nước cảng biển… Nghị định áp dụng đối với mọi tổ chức, cá nhân, tàu thuyền Việt Nam và tàu thuyền nước ngoài, các cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành liên quan đến hoạt động hàng hải tại cảng biển.
Nghị định số 71 kế thừa và phát triển tiếp những tiến bộ của Nghị định số 160, đồng thời bổ sung thêm những quy định mới nhằm đơn giản hoá và tạo thuận lợi cho người làm thủ tục tại cảng biển, ví dụ như:
- Cho phép sử dụng các hình thức làm thủ tục hành chính bằng việc áp dụng công nghệ thông tin.
- Về giấy tờ khi làm thủ tục: Giảm bớt về số lượng và nội dung giấy tờ khi làm thủ tục.
SO SÁNH CÁC BIỂU MẪU TỜ KHAI CỦA 71/2006 VÀ 160/2003
S
TT Thông tin chung Thông tin chỉ có trong 71 Thông tin chỉ có trong
160 Hình thức
BẢN KHAI CHUNG - Đến - Đến
- Rời