Cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực tin học và việc áp dụng công

Một phần của tài liệu Cải cách thủ tục hành chính ở cảng biển Việt Nam hiện nay (Trang 75)

- Loại hàng hóa, số lượng Lọai hàng hóa quá cảnh,

a) 2.2.2 Những mặt bất cập

2.2.2.3 Cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực tin học và việc áp dụng công

nghệ tin học trong thủ tục hành chính tại cảng biển giữa các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cảng và doanh nghiệp chưa đồng đều và thống nhất: Trên thực tế, các cơ quan liên quan cũng chưa có điều kiện triển khai lắp đặt chung một hệ thống/ trung tâm xử lý dữ liệu để kết hợp với nhau cùng khai thác thông tin, qua đó sẽ giản tiện được các bước thủ tục không cần thiết.

Hiện nay cảng vụ tuy là cầu nối về hoạt động trong khu vực nhưng việc lấy các thông tin từ một nơi là cảng vụ vẫn còn hạn chế nguyên nhân là do hệ thống thông tin vẫn chưa được thông suốt nhất là cơ sở hạ tầng – mạng nội bộ chưa được hoàn thiện, đường truyền không ổn định… do đó ảnh hưởng nhiều đến việc đi, đến, quá cảnh tại các cảng biển Việt Nam hiện nay. Mặt khác, việc hình thành cơ chế một cửa mới chỉ được thí điểm tại một số cảng biển lớn, những cảng địa phương vẫn còn cơ chế nhiều cửa cùng giải quyết dẫn đến tình trạng ách tắc, chậm giải quyết ngay từ khâu thủ tục ban đầu khi tàu ở cảng.

Chính những tồn tại nói trên cũng là nguyên nhân gây khó khăn cho việc ứng dụng công nghệ thông tin điện tử trong hoạt động quản lý và kinh

doanh tại cảng vì công nghệ điện tử là phương tiện phục vụ quản lý hiệu qủa nhất hiện nay và đặc biệt có ý nghĩa đối với hoạt động hàng hải – thương mại của các quốc gia.

Ngày nay các hệ thống viễn thông quốc tế về hàng hải thương mại đang ngày càng hoàn thiện, nhưng việc sử dụng của các cơ quan chức năng và doanh nghiệp tại cảng đang còn ở thời kỳ sơ khai, chưa đồng bộ (chủ yếu chỉ mới sử dụng máy tính văn phòng); Tại cảng chưa thiết lập được một trung tâm dữ liệu chung (kho dữ liệu) về quản lý tàu, hàng hoá, thuyền viên, hành khách;

Công nghệ thông tin là phương tiện hỗ trợ quản lý hiệu quả nhất hiện nay nhưng việc ứng dụng này trong hoạt động của các cơ quan chức năng còn gặp nhiều trở ngại như chưa có đủ các cơ chế liên quan để thiết lậo hệ thống mạng thống nhất, đặc biệt là những cơ chế làm cơ sở cho việc xây dựng chương trình phần mềm, chấp nhận các giấy tờ thông qua giao dịch điện tử; thiếu trang thiết bị và chưa chuẩn bị được đội ngũ nhân lực có đủ khả năng về nghiệp vụ chuyên môn, kỹ năng vi tính và trình độ ngoại ngữ. Do thói quen, chủ tàu, chủ hàng và các doanh nghiệp liên quan chưa thật sự quan tâm đến việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động sản xuất kinh doanh của họ và chưa thật sự chủ động trong triển khai thực hiện.

Cơ sở thiết bị đảm bảo việc vận hành hệ thống chưa đầy đủ, đồng bộ. Hệ thống mạng diện rộng (Wide Area Network – WAN) hoạt động không ổn định do chưa có hệ thống dự phòng và backup dữ liệu ra các Chi cục liên quan do vậy khi đường truyền chính bị trục trặc thì hệ thống ngưng hoạt động. Việc thông quan vẫn phải sử dụng đường truyền Dial up có tốc độ truyền rất chậm gây ách tắc tại các khu vực cổng cảng.

Các hệ thống an toàn dữ liệu, an ninh mạng, sao dữ liệu dự phòng và theo dõi hoạt động của hệ thống chưa được trang bị nên khi có sự cố xảy ra

cán bộ quản trị mạng không thể xác định nguyên nhân xảy ra do đâu, việc xác định tìm ra lỗi rất khó khăn, nếu có khắc phục được cũng mất rất nhiều thời gian khiến nhiều doanh nghiệp chưa thực sự tin tưởng vào sự thuận tiện đảm bảo thông quan khi tham gia khai điện tử vì thế còn nhiều doanh nghiệp chưa muốn thay đổi phương thức làm thủ tục hải quan. Theo điều 8 và 20 của Luật Hải quan đã cho phép người khai hải quan được sử dụng hình thức khai Hải quan điện tử. Tuy nhiên, cho đến nay ngành Hải quan mới bước đầu áp dụng khai điện tử ở phạm vi hẹp vì khai báo Hải quan điện tử là một trong các hình thức khai báo hải quan và nằm trong quy trình thủ tục hải quan nên phải tuân thủ các quy định của pháp luật về thủ tục hải quan. Nếu làm thủ tục bằng giấy tờ thông thường, trách nhiệm của doanh nghiệp hay cán bộ hải quan được thể hiện bằng chữ ký lưu giữ trên tờ khai giấy, nếu áp dụng khai Hải quan điện tử trách nhiệm sẽ được xác định như thế nào, khi có tranh chấp về số liệu phải điều chỉnh, khai báo lại thì giải quyết ra sao? Mặt khác để áp dụng được hải quan điện tử ở mức độ cao thì cần phải có các quy định về cơ sở pháp lý của các chữ ký điện tử, chứng từ điện tử, chuẩn trao đổi dữ liệu điện tử... Trong khi đó, ở Việt Nam hiện chưa có quy định pháp lý của các chứng từ điện tử, chữ ký điện tử, quy định giải quyết tranh chấp các chứng từ này khi làm thủ tục hải quan. Việc đảm bảo an toàn về dữ liệu như khuôn dạng và phương tiện lưu giữ dữ liệu để đảm bảo chính xác, toàn vẹn dữ liệu, từ chối và chấp nhận dữ liệu khi khai báo qua mạng... là những yếu tố rất quan trọng khi áp dụng khai báo Hải quan điện tử nhưng Việt Nam vẫn chưa có.

Vướng mắc lớn nhất đó là các doanh nghiệp tham gia thông quan điện tử sử dụng phần mềm khai báo chưa thành thạo trong khi giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp thời gian đầu để làm quen với quy trình mới gặp nhiều khó khăn, không kịp thời. Bên cạnh đó một số Cục thuế địa phương chưa có sự

phối hợp chặt chẽ, chưa có sự khẩn trương tích cực cung cấp cho cơ quan Hải quan các thông tin về việc chấp hành kê khai và nộp thuế của các doanh nghiệp vì vậy hải quan điện tử đã gặp không ít khó khăn trong việc công nhận đủ điều kiện tham gia thủ tục hải quan điện tử cho các doanh nghiệp.

Nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu hội nhập trong các cơ quan quản lý nhà nước còn hạn chế. Vấn đề nâng cao chất lượng cán bộ làm công tác quản lý nhà nước cũng là một thách thức. Cần định hướng phấn đấu xây dựng và củng cố công tác cán bộ, phát triển đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước am hiểu chuyên ngành hàng hải và có kiến thức về hội nhập kinh tế quốc tế làm nòng cốt hướng dẫn và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong ngành hàng hải Việt Nam phát triển đúng với những yêu cầu và nguyên tắc theo chuẩn mực quốc tế.

Cơ cấu tổ chức bộ máy hiệu quả hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước còn chưa hiệu quả. Trong cảng có nhiều bộ phận khác nhau mà bộ phận nào, cơ quan nào cũng có quyền nên mỗi bộ phận, mỗi cơ quan đều sáng tác ra một loại giấy tờ riêng của mình. Các loại giấy tờ này là không thể thống kê được. Ngoài ra cũng từ quyền hạn riêng của bản thân mỗi cơ quan cũng nảy sinh tình trạng gây khó dễ cho doanh nghiệp, chủ tàu từ chính những thủ tục hành chính. Ví dụ như việc bố trí tàu neo đậu tại các vị trí đã được định sẵn nhưng có thể do cảm tính hoặc tiêu cực, đã yêu cầu các tàu phải di chuyển hoặc buộc phải nằm im, hoặc yêu cầu chuyển cầu tàu, việc chuyển cầu tàu là phải lấy hoa tiêu, tốn kém nhiều thứ.

Lấy kết quả thực hiện khai điện tử tại thành phố Hồ Chí Minh, đã có 96 doanh nghiệp được phép tham gia, tuy nhiên thực tế mới chỉ có 78 doanh nghiệp tham gia. May Việt tiến là một trong những đơn vị đầu tiên tham gia khai hải quan điện tử song cũng chỉ có 5 – 10% lượng hàng hoá của họ là được thông quan điện tử. Công ty rất muốn tăng được tỷ lệ tham gia để tiết

kiện các chi phí đi lại, lưu bãi… nhưng không thể. Nguyên nhân vì hình thức khai báo điện tử mới chỉ áp dụng với loại hình kinh doanh xuất nhập khẩu theo hợp đồng thương mại. Còn các loại hình khác như sản xuất xuất khẩu và làm hàng gia công… thì vẫn chưa áp dụng thông quan điện tử.

Chương 3

Một phần của tài liệu Cải cách thủ tục hành chính ở cảng biển Việt Nam hiện nay (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)