CÁC GIẤY TỜ YÊU CẦU PHẢI CÓ ĐỦ

Một phần của tài liệu Cải cách thủ tục hành chính ở cảng biển Việt Nam hiện nay (Trang 93 - 96)

- Loại hàng hóa, số lượng Lọai hàng hóa quá cảnh,

CÁC GIẤY TỜ YÊU CẦU PHẢI CÓ ĐỦ

ẠẤỜ Tình trạng

Chưa

1 Giấy chứng nhận đăng ký tàu thuyền 

2 Các giấy chứng nhận về an toàn kỹ thuật của tàu theo quy định

3 Chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên theo quy định 

4 Sổ danh bạ thuyền viên (đối với tàu thuyền Việt Nam) 

5 Hộ chiếu thuyền viên hoặc Sổ thuyền viên 

6 Phiếu tiêm chủng quốc tế của thuyền viên 

7 Các giấy tờ liên quan đến hàng hóa chở trên tàu 

8 Giấy chứng nhận kiểm dịch y tế 

9 Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật (nếu có) 

10

Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật hoặc Giấy chứng nhận sản phẩm động vật (nếu hàng hoá là sản phẩm động vật) của nước xuất hàng

11

Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu, nếu là tàu chuyên dùng vận chuyển dầu mỏ, chế phẩm từ dầu mỏ hoặc các hàng hoá nguy hiểm khác (đối với tàu dầu hoặc tàu chở hàng hóa nguy hiểm)

12

Hộ chiếu, Phiếu tiêm chủng quốc tế của hành khách (nếu có, khi cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành liên quan yêu cầu)

Như vậy, khi thực hiện quy trình này sẽ có những cải cách cơ bản sau: 3 Không cần phải có các tờ khai bằng văn bản. Điều này không chỉ tiết

kiệm mà còn thuận lợi trong khâu lưu giữ hồ sơ cả đối với doanh nghiệp và các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cảng biển; 4 Người làm thủ tục không cần phải trực tiếp đến cơ quan để làm thủ

tục. Điều này cũng được hiểu là các cơ quan làm thủ tục không phải đến ngồi tập trung ở trụ sở cảng vụ hàng hải. Hơn nữa, điều này còn phù hợp với quy định của các ngành khi các ngành đó tiến hành làm thủ tục bằng điện tử;

5 Tiết kiệm thời gian, tạo điều kiện thuận lợi cho tàu ra, vào cảng, nhất là đối với các tàu chỉ vào cảng trong một thời gian ngắn; và

6 Điều cuối cùng không kém phần quan trọng là hiện đại hóa thủ tục cảng biển, tránh các tiêu cực do điều kiện tiếp xúc.

Việc thực hiện được quy trình áp dụng thủ tục điện tử tại cảng biển trong thời gian tới sẽ có những thuận lợi vì: Đã có cơ sở pháp luật để thực hiện thủ tục cảng biển điện tử, đó là: Luật Giao dịch điện tử được Quốc hội Nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29/11/2005 và có hiệu lực từ 1/3/2006. Đây là cơ sở pháp lý rất quan trọng và cần thiết để các tổ chức, cá nhân và các cơ quan thực hiện các giao dịch điện tử nói chung và trong lĩnh vực thủ tục cảng biển nói riêng.

Ngoài ra Chính phủ còn ban hành Nghị định số 64/2007/NĐ-CP về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan nhà nước ngày 10/4/2007 nhằm ứng dụng sâu rộng hơn nữa công nghệ thông tin vào trong quá trình quản lý, điều hành của các cơ quan nhà nước, nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu của công dân, tổ chức, xã hội. Mục đích của việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong các hoạt động của cơ quan nhà nước là nhằm

nâng cao chất lượng, hiệu quả trong hoạt động của cơ quan nhà nước và giữa các cơ quan nhà nước với nhau, trong giao dịch của cơ quan nhà nước với tổ chức và cá nhân; hỗ trợ đẩy mạnh cải cách hành chính và bảo đảm công khai, minh bạch. Theo quy định của Nghị định thì người đứng đầu các cơ quan nhà nước có trách nhiệm chỉ đạo việc ứng dụng công nghệ thông tin vào việc xử lý các công việc của cơ quan mình, tăng cường sử dụng văn bản điện tử, từng bước có kế hoạch để thay thế văn bản giấy trong quản lý điều hành và trao đổi thông tin với các cơ quan, tổ chức, cá nhân khi có yêu cầu; các cơ quan nhà nước có trách nhiệm công bố danh mục, lộ trình cung cấp các dịch vụ hành chính công trên môi trường mạng (Internet); hướng dẫn tổ chức, cá nhân tham gia giao dịch với cơ quan nhà nước khi thực hiện các dịch vụ hành chính công trên môi trường mạng; thực hiện việc tuyên truyền, quảng bá để thu hút người dân tham gia giao dịch với cơ quan nhà nước trên môi trường mạng.

7 Các ngành Biên phòng, Hải quan đã áp dụng thủ tục biên phòng và thủ tục hải quan điện tử. Như vậy, chỉ các cơ quan quản lý nhà nước về Hàng hải, Kiểm dịch Động -Thực vật, Y tế áp dụng thủ tục điện tử trong ngành của mình và các Cơ quan này nối mạng với nhau theo quy trình thể hiện ở Sơ đồ như đã trình bày ở trên là đã áp dụng thống nhất thủ tục điện tử đối với tàu, người và hàng hóa trên tàu tại cảng biển.

8 Hiện nay Cục hàng hải Việt Nam đang nghiên cứu về mã số tàu và hàng hoá qua cảng (không phải mã số thuế) nhằm tạo thuận lợi cho việc làm thủ tục đối với tàu, người và hàng hóa trên tàu khi qua cảng. Tuy nhiên, vì đây là một lĩnh vực mới, đòi hỏi phải có sự chuẩn bị (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

như cơ sở vật chất và nguồn nhân lực nên trước mắt cần áp dụng thí điểm thủ tục cảng biển điện tử đối với một số cảng biển lớn, sau đó đúc kết kinh nghiệm thực tế rồi mới áp dụng rộng rãi ra các cảng biển khác.

Một phần của tài liệu Cải cách thủ tục hành chính ở cảng biển Việt Nam hiện nay (Trang 93 - 96)