- Loại hàng hóa, số lượng Lọai hàng hóa quá cảnh,
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN
3.1. Nguyên tắc hoàn thiện:
Đáp ứng yêu cầu thực tế hoạt động của tàu thuyền và hàng hoá tại cảng trong thời gian tới;
Khuyến khích và tạo thuận lợi cho các phương tiện khi tham gia giao thông trên biển;
Thực hiện đầy đủ các quy định của Công ước FAL 65 mà Việt Nam là thành viên;
Tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước tại cảng biển.
Theo dự báo mới nhất về hàng hoá thông qua hệ thống cảng biển Việt nam, năm 2010 sẽ có khoảng 265 triệu tấn hàng hoá thông qua. Con số này vào năm 2020 sẽ là 480 triệu tấn. Đáp ứng sự gia tăng nhanh chóng về số lượng này, đến năm 2010 hệ thống cảng biển Việt Nam phải nâng công suất tiếp nhận lên gấp 2 lần hiện nay và 4 lần vào năm 2020. Điều này có nghĩa là ngành cảng biển Việt Mam phải rộng cửa kêu gọi đầu tư mới có thể xây dựng cơ sở hạ tầng, đáp ứng nhu cầu phát triển. Một trong những vấn đề góp phần làm tăng năng suất chính là khâu thủ tục. Thủ tục hành chính có thông thoáng sẽ góp phần thúc đẩy các nhà đầu tư đầu tư vào cảng biển Việt Nam. Đây là một trong những yêu cầu cấp bách trong công tác của ngành vận tải biển Việt Nam.
Việt Nam hiện đang là thành viên của tổ chức Hàng Hải Quốc tế (IMO) và cũng là thành viên của nhiều Điều ước quốc tế về hàng hải, Hải quan, thương mại, du lịch và các lĩnh vực khác. Đồng thời khi Việt Nam gia nhập WTO, theo nhận định có phần khả quan của nhiều chuyên gia, sẽ tác động tích cực tới sự phát triển của cảng biển Việt Nam bởi trước mắt, Việt
Nam cần có sự hợp tác của các đối tác nước ngoài để phát triển hệ thống cảng biển.
Vào WTO, các khu vực cảng biển Việt Nam sẽ được mở cửa tối đa, do vậy công tác cải cách thủ tục hành chính tại khu vực cảng cần tiếp tục nâng cao chất lượng để kịp thời phục vụ yêu cầu phát triển. Các quy trình giải quyết thủ tục hành chính sẽ tiếp tục được công khai hoá và được rà soát để cải tiến.
Theo cam kết gia nhập WTO, các nhà đầu tư nước ngoài có thể tham gia kinh doanh trong ngành hàng hải Việt Nam theo những hình thức bắt buộc là liên doanh hoặc BOT. Đối với liên doanh, bắt buộc phần vốn của Việt Nam chiếm 51%, 49% còn lại của nước ngoài. Đây là cơ hội phát triển song cũng là thách thức mà các doanh nghiệp cảng phải đối mặt. Tựu trung chính là năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong một thị trường mở với nhiều đối thủ nặng ký trong bối cảnh nhà nước hạn chế dần vai trò quản lý thị trường, loại bỏ hỗ trợ cho doanh nghiệp bằng các biện pháp hành chính, bao cấp.
Việc triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị định 71 đòi hỏi Cục Hàng hải Việt Nam và các ngành, các cấp cùng tổ chức, cá nhân liên quan có sự nỗ lực rất lớn. Đây là điều kiện cần thiết đề góp phần vì một ngành hàng hải Việt Nam phát triển toàn diện và đồng hành cùng ngành hàng hải thế giới.
Hoàn thiện hơn nữa việc cải cách thủ tục hành chính trong quản lý kinh tế ở nước ta, phát huy hơn nữa những kết quả tích cực như đơn giản hoá trình tự, thủ tục và giảm thiểu các loại giấy tờ phải nộp hoặc xuất trình, giảm thời gian, cải tiến cách thức giải quyết thủ tục cũng như phân định rõ trách nhiệm của các bên liên quan.
Thủ tục hành chính đơn giản, thông thoáng, công khai và xoá bỏ việc gây phiền hà, chồng chéo mang tính hình thức, nhũng nhiễu. Điều này tạo
thuận lợi cho chủ tàu, chủ hàng, các doanh nghiệp Việt Nam và nước ngoài, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước khi tham gia hoạt động hàng hải tại cảng biển. Mang lại hiệu quả kinh tế cho chủ tàu, chủ hàng, tàu thuyền và các hoạt động của các doanh nghiệp có liên quan như: giảm chi phí, tăng lợi nhuận, chủ động trong kinh doanh (giảm chi phí do tàu chờ vào cảng, tiền phạt do giao hàng chậm, mất giá hàng hoá do nhận hàng hoá chậm, chi phí đi lại, chi phí cho nhiều loại giấy tờ và các chi phí thủ tục khác....) Đồng thời giúp các cơ quan quản lý nhà nước tại cảng biển giảm được kinh phí quản lý (phương tiện đi lại, biên chế cồng kềnh...). Qua đó góp phần hoàn thiện phương thức quản lý mới hiệu quả, tăng cường hơn sự phối hợp quản lý đối với các cơ quan chức năng tại cảng biển, nâng cao trách nhiệm quản lý của các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương nơi có cảng biển. Đồng thời tạo nên yếu tố mới để các Bộ, ngành liên quan và các cơ quan chức năng tại cảng biển triển khai thực hiện đồng bộ, triệt để công cuộc cải cách hành chính theo chương trình của Chính phủ.
Việc cải cách thủ tục hành chính tại cảng biển nói riêng và cải cách thủ tục hành chính nói chung có tác động lớn trong việc thúc đẩy tiến trình phát triển và hội nhập quốc tế của các ngành kinh tế, đặc biệt là các khu vực cảng biển. Đồng thời tạo môi trường đầu tư thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhất là kinh doanh xuất nhập khẩu, góp phần tạo thuận lợi hơn đối với các hoạt động hàng hải – du lịch – thương mại tại cảng biển, được hầu hết các doanh nghiệp liên quan, chủ tàu Việt Nam và nước ngoài đồng tình ủng hộ.
Yếu tố con người là một trong những yếu tố quan trọng mang tính then chốt trong mọi chiến lược phát triển, do đó việc phát triển và đào tạo nguồn nhân lực của ngành hàng hải Việt Nam là đòi hỏi cấp thiết trong bối cảnh hiện nay. Hàng năm, các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại
cảng biển phải tiến hành tổ chức đánh giá chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức hiện có của các cơ quan quản lý chuyên ngành tại cảng biển. Lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức theo yêu cầu của Công ước FAL 65. Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng quản lý, sử dụng công nghệ thông tin, nâng cao khả năng trình độ tiếng Anh cho đội ngũ cán bộ, công chức. Tập trung chỉ huy, chỉ đạo tổ chức thực hiện quản lý nhà nước, nâng cao trình độ và chất lượng toàn diện đội ngũ cán bộ tại các cửa khẩu nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện cải cách thủ tục hành chính Cán bộ, nhân viên công tác ở các cửa khẩu là những người đại diện cơ quan chức trách Việt Nam. Trình độ, tác phong, cử chỉ, thái độ của họ phần nào thể hiện chủ trương, chính sách đối ngoại của đảng, nhà nước, tình cảm và lòng hiếu khách của dân tộc Việt Nam, là người tiếp xúc đầu tiên và cuối cùng tạo ấn tượng tốt hay xấu đối với mỗi khách đến và đi. Do đó đội ngũ cán bộ tại cửa khẩu phải được trang bị kiến thức toàn diện cả về phẩm chất chính trị, đạo đức, tác phong nghiệp vụ chuyên môn để có thể vừa hoàn thành nhiệm vụ, vừa là những hướng dẫn viên giỏi.
Tin học ngày càng phát triển do đó nhu cầu áp dụng công nghệ thông tin trong Cải cách thủ tục hành chính là tất yếu.
Vận tải biển quốc tế là công việc thực sự tinh tế vì khách hàng, đối tác, người cộng tác kinh doanh ở khắp toàn cầu. Ngoài việc chuyển giao tin tức và thông tin tương hỗ nhanh chóng và kịp thời rất cần thiết giữa các đối tác trong hoạt động của chuỗi giá trị ngày nay thì Công nghệ thông tin trở thành tâm điểm của chủ tàu nhằm đạt được lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ bằng cách chọn và xây dựng đối tác đúng đắn trong các hoạt động chuỗi giá trị định hướng mạng. Do khái niệm tiếp thị quốc tế thay đổi nên các công ty thừa nhận rằng việc tạo nên giá trị thực sự yêu cầu mối tương tác mạnh mẽ giữa những người trong công ty, ngoài công ty và khách hàng đã và sẽ
đem lại quan hệ đối tác nhanh chóng. Phát triển ứng dụng khoa học công nghệ trong hoạt động quản lý nhà nước của Cục Hàng hải Việt Nam, đồng thời khuyến khích, tuyên truyền áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến trong hoạt động kinh doanh sản xuất của các doanh nghiệp hàng hải, đặc biệt là phát triển ứng dụng công nghệ tiên tiến và hiện đại đối với hoạt động kinh doanh khai thác cảng biển.
3.2. Giải pháp hoàn thiện