- Loại hàng hóa, số lượng Lọai hàng hóa quá cảnh,
a) 3.2.1 Về mặt pháp luật:
Hoàn thiện pháp luật trong việc áp dụng Cải cách thủ tục hành chính như Nghị định, Thông tư hướng dẫn Luật giao dịch điện tử (một trong những cơ sở pháp lý quan trọng cho việc áp dụng công nghệ thông tin vào cải cách thủ tục hành chính tại cảng biển); quy định hệ thống tiêu chuẩn trao đổi số liệu điện tử, giá trị pháp lý của chứng từ điện tử phù hợp với quy định của pháp luật về giao dịch điện tử. Xây dựng và hoàn thiện các văn bản pháp luật liên quan đến việc quản lý và áp dụng thống nhất công nghệ thông tin của các cơ quan quản lý chuyên ngành tại cảng biển….
Chính phủ cũng chỉ đạo các Bộ ban ngành có liên quan thường xuyên tiến hành rà soát để sửa đổi, bổ sung, huỷ bỏ hoặc ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan, bảo đảm phù hợp với quy định của Công ước FAL 65 đồng thời gửi các kiến nghị với IMO về việc bảo lưu những nội dung của Công ước chưa phù hợp với thực tiễn của Việt Nam.
Hiện nay thủ tục hành chính được quy định trong nhiều loại Văn bản quy phạm pháp luật, do nhiều cơ quan ban hành (như Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Chủ tịch HĐND, UBND...) và chưa có một đạo luật hay Văn bản quy phạm pháp luật nào có giá trị pháp lý cao tập trung quy định về thủ tục hành chính (nhất là các vấn đề về nguyên tắc, thẩm quyền, trình tự ban hành, quyền và nghĩa
vụ của các bên; giải quyết tranh chấp và xử lý vi phạm trong thực hiện thủ tục hành chính). Bên cạnh đó, xuất phát từ thực tế một số thủ tục hành chính đã ban hành rườm rà, phức tạp đang gây những phiền toái cho các Doanh nghiệp, tổ chức, công dân khi có yêu cầu, việc xây dựng Luật Thủ tục hành chính tại Việt Nam hiện nay là cần thiết. Trong tương lai nếu Luật thủ tục hành chính được ban hành sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc phân định rạch ròi quyền hạn và trách nhiệm giữa các cơ quan quản lý nhà nước, đặc biệt là giữa các cơ quan quản lý chuyên ngành tại cảng biển Việt nam, tránh xảy ra tình trạng chồng chéo trong quản lý như hiện nay.
Thực hiện một cách mạnh mẽ cải cách thủ tục hành chính, bãi bỏ các thủ tục, giấy tờ không thực sự cần thiết nhằm rút ngắn thời gian thành lập doanh nghiệp và tham gia thị trường, đưa nhanh hàng hoá và dịch vụ vào kinh doanh. Việc quản lý xuất nhập khẩu các mặt hàng quản lý chuyên ngành chỉ căn cứ vào tiêu chuẩn kỹ thuật, vệ sinh an toàn thực phẩm, điều kiện hành nghề, không dùng giấy phép làm công cụ để hạn chế thương mại. Công bố công khai quy trình tác nghiệp, thời gian giải quyết công việc, người chịu trách nhiệm ở tất cả các cơ quan thuộc bộ máy nhà nước và các đơn vị cung ứng dịch vụ công để mọi công dân, mọi doanh nghiệp biết, cơ chế quản lý là một trong những tiêu chí của xã hội “công bằng, dân chủ, văn minh”, là yêu cầu cấp bách hiện nay. Điều này không những là tiền đề chống tham nhũng mà còn là điều kiện để tạo ra thị trường cạnh tranh, giảm chi phí giao dịch cho doanh nghiệp và công dân, là điều kiện đảm bảo hiệu quả của tăng trưởng. Phải làm việc này một cách đồng bộ và kiên quyết. Loại khỏi bộ máy nhà nước những công chức phiền hà, nhũng nhiễu nhân dân và doanh nghiệp, những người thiếu trách nhiệm khi thực hiện nhiệm vụ.
Ngoài ra phải tập trung vào sửa đổi các quy định pháp luật còn thiếu hợp lý. Tăng cường công tác hướng dẫn và phổ biến pháp luật nhằm nâng
cao hiểu biết cho các đối tượng tham gia vào hoạt động tại cảng. Mặt khác cần công khai và cụ thể hoá các văn bản, biểu mẫu giấy tờ như đưa lên các trang web của ngành các biểu mẫu, quy định... nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận thông tin từ nhiều phía. Đồng thời cũng công khai quỹ thời gian đối với việc xử lý các thông tin...Hình thành dần cơ chế quản lý tập trung về mặt thủ tục hành chính của các cơ quan chuyên ngành theo nguyên tắc điều hành của chính quyền cảng được thông qua một đầu mối thống nhất tại Cảng vụ. Thay vì người khai báo thủ tục (chủ tàu, chủ hàng, thuyền viên, hành khách, đại diện và đại lý của chủ tàu, chủ hàng ...) phải đến trụ sở của cả 6 cơ quan chức năng hoặc cả 6 cơ quan này làm thủ tục trên tàu như trước đây thì mô hình Trung tâm điều hành quản lý chung tại Trụ sở Cảng vụ Hàng hải có phòng làm việc chung với đầy đủ trang thiết bị. Hay nói cách khác, ngoài các trường hợp cần thiết phải tiến hành trên tàu, còn lại khi neo đậu trong vùng nước cảng quy định cụ thể về địa điểm làm thủ tục chủ yếu là trụ sở Cảng vụ Hàng hải. Điều này sẽ khắc phục được tình trạng tuỳ tiện áp đặt địa điểm làm thủ tục ở nhiều nơi như hiện nay (ví dụ trụ sở các cơ quan chức năng, trên tàu khi đậu tại cảng hoặc neo ở vùng nước phao số “O”, hay trên tàu khi hành trình vào cảng v..v..) Bởi vì cách thức này làm đơn giản hoá quy trình giải quyết thủ tục (phương tiện đưa đón công chức đi làm thủ tục, cồng kềnh về tổ chức bộ máy, kinh phí quản lý lớn, dễ phát sinh tiêu cực...), vừa gây phiền hà cho đối tượng quản lý (phải đi lại nhiều nơi, chi phí thủ tục lớn) và tạo nên sự chồng chéo trong quản lý theo lãnh thổ hành chính giữa các địa phương có cảng biển gần kề nhau.
Hiện nay ở Việt nam có tất cả trên 100 cầu cảng và khu chuyển tải thuộc 8 nhóm cảng biển trong hệ thống cảng biển nước ta được phân thành 23 khu vực quản lý nhà nước theo chuyên ngành. Tại các khu vực này đều được thiết lập tổ chức bộ máy của các cơ quan chức năng nói trên hoạt động
độc lập về mặt nghiệp vụ và có trụ sở riêng. Do đó cần tách biệt rõ thủ tục tàu biển nhập cảnh với các nghiệp vụ quản lý chuyên ngành khác như: giữa làm thủ tục cho tàu vào và rời cảng với kiểm tra về an toàn, an ninh tàu biển; giữa làm thủ tục cho hàng hoá với việc kiểm tra hàng hoá. Việc tách bạch, công khai về mặt thủ tục và nghiệp vụ quản lý sẽ góp phần giảm bớt phiền hà cho doanh nghiệp, tàu thuyền khi đến/ rời/ quá cảnh tại cảng biển Việt Nam.