Cổng thông tin đấu thầu trực tuyến DGMarket Việt Nam

Một phần của tài liệu Pháp luật về đấu thầu điện tử của một số nước, kinh nghiệm và khả năng áp dụng ở Việt Nam (Trang 76)

b. Các mục tiêu khác

2.2.2.1.Cổng thông tin đấu thầu trực tuyến DGMarket Việt Nam

Sau một thời gian triển khai thành công tại 11 nước khác nhau trên thế giới [49] như Ba Lan, Rumani, Tây Ban Nha, Thổ Nhĩ Kỳ... và gần đây nhất là mô hình DgMarket tại Trung Quốc, dự án Cổng thông tin đấu thầu trực tuyến dgMarket đã được triển khai đầu tiên tại Việt Nam do Cổng Phát triển Việt Nam tiếp nhận. DgMarket Vietnam trực thuộc hệ thống Cổng đấu thầu toàn cầu DgMarket. Trong giai đoạn 1 của dự án, việc thử nghiệm sử dụng dịch vụ đã được thực hiện hoàn toàn miễn phí từ tháng 9 đến tháng 12 năm 2007.

DgMarket Việt Nam là phiên bản đã được Việt hóa của DgMarket, là cổng đấu thầu trực tuyến có sự kết nối với kho dữ liệu thông tin đấu thầu

lớn nhất thế giới, cho phép các tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội tìm kiếm, tiếp cận và tham gia đấu thầu không chỉ ở trong nước mà cả các gói thầu quốc tế. Đồng thời tạo điều kiện cho các tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài tìm kiếm cơ hội tham gia đấu thầu ở Việt Nam một cách dễ dàng, nhanh chóng. DgMarket Vietnam khác với một website cung cấp thông tin đấu thầu thông thường bởi những tính năng nổi trội của nó. DgMarket Vietnam công bố thông tin đấu thầu, xét duyệt, chọn lựa nhà thầu, kết quả trúng thầu, hồ sơ thầu và các tài liệu khác; DgMarket Vietnam kết nối trực tiếp với DgMarket - kho dữ liệu thông tin đấu thầu lớn nhất thế giới và có khả năng kết nối với các hệ thống thông tin đấu thầu, mua sắm công và quản lý tài chính khác. Tính năng nổi trội của DgMarket Việt Nam còn thể hiện ở chỗ, sau khi đăng ký, người sử dụng sẽ nhận được các email cảnh báo theo nhu cầu và mục đích sử dụng. Đặc biệt, các thông báo mời thầu sẽ được tự động dịch ra 17 thứ tiếng [49], nhờ đó, việc tiếp cận các khu vực của các nhà cung cấp tiềm năng trên thế giới được thuận tiện hơn. Ngoài ra, DgMarket Việt Nam được dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại nên có tính ổn định, độ chính xác cao, đạt tiêu chuẩn quốc tế.

Chiến lược và chính sách của Chính phủ Việt Nam là thúc đẩy ứng dụng công nghệ thông tin và Internet vào các hoạt động quản lý của các cơ quan nhà nước. Đối với thông tin đấu thầu, để tránh tình trạng khép kín và tiêu cực trong hoạt động đấu thầu, Chính phủ Việt Nam đã quy định: ngoài đăng tải thông tin trên các phương tiện truyền thông, thông tin phải được công khai trên Internet. Việc ra đời của DgMarket Vietnam cũng là góp phần vào việc công khai, minh bạch hóa các thông tin đấu thầu, giảm sự mập mờ trong quản lý, hạn chế tiêu cực.

"Hướng tới nhiều đối tượng khác nhau" - đó là mục tiêu lớn nhất mà những người làm Cổng Phát triển Việt Nam-VnDG đặt ra khi xây dựng và phát triển hệ thống.

Một phần của tài liệu Pháp luật về đấu thầu điện tử của một số nước, kinh nghiệm và khả năng áp dụng ở Việt Nam (Trang 76)