Đảm bảo công bằng trong đấu thầu

Một phần của tài liệu Pháp luật về đấu thầu điện tử của một số nước, kinh nghiệm và khả năng áp dụng ở Việt Nam (Trang 37 - 38)

b. Các mục tiêu khác

1.6.4. Đảm bảo công bằng trong đấu thầu

Đây là mục tiêu rất quan trọng trong đấu thầu. Trong quá trình thực hiện công tác đấu thầu, phải hết sức tôn trọng quyền lợi của các bên có liên quan. Mọi thành viên từ chủ đầu tư, bên mời thầu đến các nhà thầu, các tổ chức tư vấn được thuê thực hiện một phần công việc trong đấu thầu đều bình đẳng với nhau trước pháp luật. Mỗi bên có quyền và trách nhiệm được quy định. Chủ đầu tư không được phép cho mình là người có quyền cao nhất muốn làm gì thì làm, muốn cho ai trúng thầu thì cho. Nhà thầu không được lợi dụng quan hệ thân thiết hoặc những tác động vật chất đối với các thành viên tổ chuyên gia đấu thầu để làm sai lệch kết quả đấu thầu theo hướng có lợi cho mình.

Tính công bằng trong đấu thầu thể hiện rằng các chủ thể tham gia đều phải thực hiện theo các quy định của pháp luật về đấu thầu. Cụ thể hơn là người có thẩm quyền phê duyệt các nội dung quan trọng trong đấu thầu phải thực hiện theo quy định mà không thể dùng ảnh hưởng cá nhân để phê duyệt tạo thuận lợi cho một hoặc một số cá nhân, tổ chức có lợi ích liên quan. Còn đối với chủ đầu tư, bên mời thầu phải có trách nhiệm lập hồ sơ mời thầu bảo đảm công bằng, không được tạo lợi thế cho một hoặc một số cá nhân, hạn chế sự tham gia của các nhà thầu khác. Khi hồ sơ mời thầu đã được phê duyệt thì

chủ đầu tư, bên mời thầu, tổ chuyên gia phải thực hiện theo đúng các nội dung nêu trong hồ sơ mời thầu, không được thiên vị, đối xử bất công với bất kỳ nhà thầu nào. Ngoài ra, mọi thông tin liên quan đến quá trình tổ chức đấu thầu đều phải được công khai theo quy định đến tất cả các nhà thầu để có cơ hội tiếp cận như nhau trong quá trình tham gia đấu thầu.

Một phần của tài liệu Pháp luật về đấu thầu điện tử của một số nước, kinh nghiệm và khả năng áp dụng ở Việt Nam (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)