CÁC MỤC TIÊU CHUNG CỦA HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VỀ ĐẤU THẦU 1 Thống nhất quản lý việc chi tiêu sử dụng vốn nhà nƣớc

Một phần của tài liệu Pháp luật về đấu thầu điện tử của một số nước, kinh nghiệm và khả năng áp dụng ở Việt Nam (Trang 34 - 35)

b. Các mục tiêu khác

1.6.CÁC MỤC TIÊU CHUNG CỦA HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VỀ ĐẤU THẦU 1 Thống nhất quản lý việc chi tiêu sử dụng vốn nhà nƣớc

1.6.1. Thống nhất quản lý việc chi tiêu sử dụng vốn nhà nƣớc

Việc mua sắm bằng nguồn vốn nhà nước (mua sắm công) cần phải được quản lý thống nhất, tránh việc mỗi ngành, mỗi địa phương thực hiện theo những chỉ đạo, hướng dẫn khác nhau, thậm chí trái ngược nhau. Nhìn chung, việc tổ chức đấu thầu ở Việt Nam thời gian qua được thực hiện theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, việc tuân thủ pháp luật còn mang nặng tính hình thức. Điều đó có nghĩa là chúng ta đã có quy định, người thực hiện tuân thủ một cách nghiêm túc, nhưng trên thực tế rất nhiều hoạt động không diễn ra công khai (như thông đồng, dàn xếp, móc nối, quân xanh - quân đỏ,...) để "lách luật" Do vậy, ngoài việc hiểu Luật Đấu thầu, tuân thủ Luật Đấu thầu, điều quan trọng là cần phải tăng cường thanh tra, kiểm tra các hoạt động đấu thầu và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về đấu thầu.

Để bảo đảm thống nhất quản lý việc chi tiêu, sử dụng vốn nhà nước thì hoạt động đấu thầu cần các điều kiện sau:

- Có một hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật thống nhất, tránh sự chồng chéo, mâu thuẫn. Để làm được điều này cần có sự chỉ đạo thống nhất từ các cấp cao nhất, tiếp đến là sự đồng thuận, thống nhất của các Bộ, ngành, địa phương, tránh lợi ích cục bộ hay không vì lợi ích toàn cục, lợi ích của người dân;

- Hoạt động đấu thầu không mang tính đặc thù theo ngành mà cần hiểu các ngành đều có đặc thù về tính kỹ thuật chuyên biệt để phân biệt ngành này với ngành khác. Vì vậy, khi thực hiện các gói thầu của các ngành khác nhau bao giờ cũng phải quan tâm tới các yếu tố kỹ thuật chuyên biệt và điều

đó đòi hỏi nhà thầu phải có năng lực, kinh nghiệm phù hợp. Các yếu tố khác biệt đó đều phải được thể hiện trong hồ sơ mời thầu (cụ thể ở phần yêu cầu kỹ thuật, tiêu chuẩn đánh giá). Như vậy, các gói thầu khác nhau (kể cả cùng ngành, cùng dự án nhưng khác nhau về quy mô) sẽ có hồ sơ mời thầu khác nhau chứ không phải có quy định khác nhau cho từng ngành hay cụ thể hơn là từng gói thầu. Chính vì lẽ đó, trong đấu thầu các trình tự thực hiện là như nhau, không phải vì đặc thù của từng ngành mà dẫn tới trình tự thực hiện khác nhau. Tuy nhiên, hiện tại một số tổ chức, cá nhân vẫn cho rằng có đặc thù về đấu thầu trong ngành mình để "vận dụng" hướng dẫn quy định đấu thầu riêng cho ngành mình không theo quy định chung, không phù hợp với thông lệ quốc tế. Điều này sẽ làm ảnh hưởng tiêu cực tới tính thống nhất trong việc quản lý chi tiêu, sử dụng tiền nhà nước.

Một phần của tài liệu Pháp luật về đấu thầu điện tử của một số nước, kinh nghiệm và khả năng áp dụng ở Việt Nam (Trang 34 - 35)