Tầm quan trọng của đấu thầu trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

Một phần của tài liệu Pháp luật về đấu thầu điện tử của một số nước, kinh nghiệm và khả năng áp dụng ở Việt Nam (Trang 30)

tế quốc tế

Hiện nay, Việt Nam đang trong quá trình hội nhập sâu, rộng vào nền kinh tế thế giới. Điều đó càng khẳng định vai trò và tầm quan trọng của đấu thầu. Trước đây, chúng ta đã bắt đầu xây dựng chính sách đấu thầu từ các Quyết định và chỉ hạn định trong lĩnh vực xây lắp hoặc mua sắm hàng hóa mà chưa có một hệ thống hoàn chỉnh, đến nay chúng ta đã xây dựng và ban hành được Luật Đấu thầu quy định thống nhất cho cả 3 lĩnh vực đấu thầu dịch vụ tư vấn, mua sắm hàng hóa và xây lắp. Những quy định đó được xây dựng trên cơ sở tiếp thu, chắt lọc các kiến thức, kinh nghiệm trong các quy định về đấu

thầu của các tổ chức quốc tế, các quốc gia trên thế giới nhằm đảm bảo cho quy định của pháp luật về đấu thầu của Việt Nam vừa phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và dân trí của Việt Nam, vừa hài hòa với các quy định quốc tế. Tuy vậy, trong quá trình phát triển, những quy định đó sẽ ngày càng được điều chỉnh cho phù hợp hơn với thông lệ quốc tế song vẫn bảo đảm phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện trong nước. Trong bối cảnh đó, hoạt động đấu thầu có tầm quan trọng nhất định trong quá trình toàn cầu hóa. Cụ thể như sau:

Thứ nhất, Việt Nam là thành viên của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (APEC) và cũng đã chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), vì vậy, Luật Đấu thầu của Việt Nam ra đời thay thế cho Quy chế Đấu thầu trước đây cho phép công tác tổ chức đấu thầu của Việt Nam thuận lợi hơn đối với các gói thầu tổ chức đấu thầu quốc tế. Và do đó các nhà thầu Việt Nam cũng đỡ tốn công sức hơn khi tham dự các gói thầu quốc tế do các nước thành viên của APEC, WTO tổ chức. Những quy định trong Luật Đấu thầu ngày càng phù hợp hơn với các quy định đấu thầu của các nước thành viên APEC, WTO. Ngược lại, các nhà thầu quốc tế là thành viên của các tổ chức APEC, WTO cũng thuận lợi hơn khi họ tham dự đấu thầu quốc tế các gói thầu do Việt Nam mời thầu.

Thứ hai, với các tổ chức quốc tế lớn như Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản (JBIC), việc thông qua Luật Đấu thầu của Việt Nam là cơ sở pháp lý đảm bảo việc mua sắm công của nước ta tiến gần hơn với những quy định của các tổ chức này. Việc đấu thầu sử dụng nguồn vốn trong nước (vốn Nhà nước) hay vốn ODA đều bảo đảm đáp ứng các mục tiêu, yêu cầu của các tổ chức này sẽ càng làm tăng uy tín và tạo niềm tin của các tổ chức đó đối với Việt Nam. Quá trình đấu thầu càng ngày càng được minh bạch hơn, công bằng hơn, hiệu quả hơn là cơ sở để thu hút ngày càng nhiều các khoản tín dụng ưu đãi và cả

các nguồn tài trợ không hoàn lại của các tổ chức trên cho công cuộc phát triển đất nước của Việt Nam.

Thực tế, trong nhiều năm qua, WB, ADB và JBIC đã không ngừng tăng cường hỗ trợ quá trình cải cách và đổi mới của Việt Nam bằng cả vật chất và tư vấn pháp luật. Từ đó làm cho công tác đấu thầu của Việt Nam ngày càng hiệu quả hơn, minh bạch hơn và do đó tăng được lòng tin của thế giới vào tiến trình đổi mới và cải cách của Việt Nam. Điều này đòi hỏi việc xây dựng, hoàn thiện Luật Đấu thầu và các văn bản hướng dẫn thi hành cũng như việc tuyên truyền phổ biến, nghiên cứu, học tập để quán triệt và thực hiện đấu thầu theo đúng quy định của pháp luật là một đòi hỏi cấp thiết.

Một phần của tài liệu Pháp luật về đấu thầu điện tử của một số nước, kinh nghiệm và khả năng áp dụng ở Việt Nam (Trang 30)