THÁCH THỨC ĐỐI VỚI VIỆT NAM KHI XÂY DỰNG HỆ THỐNG ĐẤU THẦU ĐIỆN TỬ

Một phần của tài liệu Pháp luật về đấu thầu điện tử của một số nước, kinh nghiệm và khả năng áp dụng ở Việt Nam (Trang 89)

b. Các mục tiêu khác

3.2. THÁCH THỨC ĐỐI VỚI VIỆT NAM KHI XÂY DỰNG HỆ THỐNG ĐẤU THẦU ĐIỆN TỬ

ĐẤU THẦU ĐIỆN TỬ

Hầu hết các quốc gia trên thế giới khi bắt đầu xây dựng hệ thống hay mô hình đấu thầu điện tử đều vấp phải những thách thức và điều đó cũng không ngoại lệ đối với Việt Nam. Những thách thức bên trong liên quan đến yếu tố con người, đó là quyết tâm của Chính phủ đối với việc xây dựng và triển khai ứng dụng đấu thầu điện tử, là trình độ hiểu biết, khả năng ứng dụng công nghệ thông tin của đội ngũ cán bộ trực tiếp thực hiện công tác đấu thầu (một bộ phận các chủ đầu tư, ban quản lý dự án hay nhà thầu thậm chí còn không biết email là gì), là tâm lý quan ngại của những người tham gia hoạt động đấu thầu (nỗi lo mất việc, lo ngại về tính an toàn và bảo mật thông tin...) Bên cạnh đó, những thách thức bên ngoài là sự hạn chế của hệ thống pháp luật hiện hành chưa đáp ứng được vai trò khung pháp lý cho đấu thầu điện tử có thể vận hành và thực hiện đầy đủ các chức năng của nó theo đúng kiểu trực tuyến. Chẳng hạn như vấn đề tính pháp lý của chữ ký điện tử. Tiếp đến là

những trở ngại về công nghệ thông tin. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật về công nghệ thông tin của Việt Nam chưa thể đáp ứng ngay được yêu cầu vận hành của hệ thống trên phạm vi toàn quốc. Bên cạnh đó, an ninh mạng là một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu của chủ đầu tư và nhà thầu khi tham gia hệ thống đấu thầu điện tử. Và cuối cùng, đó chính là nguồn vốn để xây dựng và duy trì hệ thống đấu thầu qua mạng đòi hỏi khá lớn và cần được sự hỗ trợ mạnh mẽ của các cơ quan trong nước và các nhà tài trợ nước ngoài. Như vậy, đối với Việt Nam, thách thức nào ảnh hưởng quyết định đến việc triển khai mô hình đấu thầu điện tử?

Quan điểm thứ nhất cho rằng những thách thức bên ngoài không phải là nhân tố chính cản trở thực hiện mô hình e-GP. Bởi lẽ nếu có nỗ lực thật sự từ phía Chính phủ thì hệ thống luật pháp cho đấu thầu điện tử vận hành phải được nhanh chóng xây dựng. Tiếp đến, trong bối cảnh toàn cầu, công nghệ được lan truyền nhanh chóng và có khả năng đáp ứng ngay khi Chính phủ có nhu cầu. Trở ngại về ngân sách và phân tầng trong xã hội về tiếp cận công nghệ thông tin được coi là thứ yếu nếu có quyết tâm của Chính phủ. Quan điểm này có lẽ đúng đối với các quốc gia nằm trong nhóm các quốc gia phát triển.

Cho dù quan điểm thứ nhất cho rằng quyết tâm của Chính phủ các quốc gia phát triển quyết định thành công mô hình e-GP và các thách thức bên ngoài là thứ yếu nhưng công nghệ phục vụ cho mô hình e-GP lại là một trở ngại lớn mà Chính phủ của các quốc gia khi xây dựng hoạt động đấu thầu trực tuyến của mình phải đối mặt. Một khi công nghệ thay đổi nhanh chóng mà hệ thống công nghệ thông tin của Chính phủ không hội nhập hoặc là có tính kế thừa yếu sẽ làm tăng chi phí vận hành hệ thống. Chẳng hạn sự thay thế thẻ điện tử thông thường (electronic card) bằng thẻ điện tử thông minh (smart card) để có thể ứng dụng những chữ ký điện tử sẽ làm cho toàn bộ hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin phải thay đổi, kể cả phần cứng lẫn phần mềm.

Để triển khai ứng dụng mô hình e-GP, không chỉ có Chính phủ "tốn kém" mà phía doanh nghiệp cũng phải "tốn kém" khi thích nghi với công nghệ yêu cầu từ mô hình này. Những trở ngại này có thể là lý do làm cho

Một phần của tài liệu Pháp luật về đấu thầu điện tử của một số nước, kinh nghiệm và khả năng áp dụng ở Việt Nam (Trang 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)