Luật Đấu thầu (Điều 30)

Một phần của tài liệu Pháp luật về đấu thầu điện tử của một số nước, kinh nghiệm và khả năng áp dụng ở Việt Nam (Trang 74 - 76)

b. Các mục tiêu khác

2.2.1.6. Luật Đấu thầu (Điều 30)

Đấu thầu qua mạng được thực hiện trực tuyến thông qua hệ thống mạng. Việc đăng tải thông báo mời thầu, phát hành hồ sơ mời thầu, nộp hồ sơ dự thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu và thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu được thực hiện trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia do cơ quan quản lý nhà nước về đấu thầu xây dựng và thống nhất quản lý.

Đây là quy định mang tính nguyên tắc, làm cơ sở cho việc triển khai thực hiện đấu thầu điện tử.

Như vậy, cho đến thời điểm này, văn bản pháp luật đóng vai trò nền tảng cho phát triển đấu thầu điện tử xét trên khía cạnh thương mại điện tử đã gần như đầy đủ (chỉ thiếu các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong thương mại điện tử, bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử và xử lý các tranh chấp trong thương mại điện tử). Tuy nhiên, hạ tầng công nghệ thông tin vẫn chưa đáp ứng yêu cầu, trong đó quan trọng nhất là hạ tầng khóa công khai (PKI) bao gồm chữ ký số, chứng thực số. Một số cơ quan như Bộ Thương mại (nay là Bộ Công thương), Ngân hàng nhà nước,… đã tự phát triển hệ thống chữ ký số, chứng thực số áp dụng trong nội bộ ngành và ban hành các văn bản hướng dẫn như: Quy chế sử dụng chữ ký số của Bộ Thương mại (ban hành theo Quyết định số 25/2006/QĐ- BTM ngày 25/7/2006); Quy chế cấp phát, quản lý, sử dụng chữ ký số, chứng thư số, và dịch vụ chứng thực chữ ký số của Ngân hàng nhà nước (ban hành theo Quyết định số 04/2008/QĐ-NHNN ngày 21/02/2008).

Trong trường hợp hệ thống đấu thầu qua mạng sẽ đề cập đến sau đây được xây dựng xong mà hạ tầng khóa công khai chung vẫn chưa sẵn sàng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cần tự xây dựng hệ thống hạ tầng khóa công khai sử dụng trước cho mạng đấu thầu quốc gia, khi đó một Quy chế sử dụng chữ ký số, chứng thực số như của Bộ Thương mại và Ngân hàng Nhà nước ở trên là cần thiết.

Qua những phân tích nêu trên, có thể thấy rằng, cũng giống như nhiều nước trên thế giới, Việt Nam đã sớm nhận ra sự cần thiết của việc ban hành khung pháp lý liên quan đến thương mại điện tử. Tính đến thời điểm này, hệ thống văn bản pháp luật đóng vai trò nền tảng cho phát triển thương mại điện tử nói chung và đấu thầu điện tử nói riêng về cơ bản đã được xây dựng tương đối đầy đủ (chỉ còn thiếu các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong thương mại điện tử, bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử và xử lý các tranh chấp trong thương mại điện tử). Vì vậy, để hệ thống đấu thầu điện tử có thể vận hành thuận lợi và đem lại một cách tối đa những lợi ích trên mọi phương diện đã đề cập ở trên, ngoài sự đáp ứng hạ tầng kỹ thuật về công nghệ thông tin, Việt Nam còn phải xây dựng khung pháp lý liên quan đến đấu thầu qua mạng. Đó là các văn bản: hướng dẫn thực hành đấu thầu qua mạng (có thể dưới hình thức Nghị định) làm cơ sở pháp lý để thực hiện các hoạt động đấu thầu qua mạng; văn bản hướng dẫn chi tiết về quy trình và ban hành biểu mẫu các nghiệp vụ đấu thầu qua mạng; văn bản về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; văn bản về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ - bí mật thương mại trong thương mại điện tử; văn bản về sử dụng chữ ký số, chứng thực số trong hoạt động đấu thầu qua mạng; văn bản liên quan đến giải quyết tranh chấp, xử phạt trong thương mại điện tử nói chung và đấu thầu qua mạng nói riêng. Trước mắt, trong giai đoạn hiện nay, khi thử nghiệm triển khai hệ thống đấu thầu qua mạng, một số khâu trong quá trình đấu thầu qua mạng đòi hỏi phải có sự thừa nhận về mặt pháp lý, mới đảm bảo được quyền lợi của các bên tham gia.

Một phần của tài liệu Pháp luật về đấu thầu điện tử của một số nước, kinh nghiệm và khả năng áp dụng ở Việt Nam (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)