Định hƣớng phát triển hoạt động marketing dịch vụ của Ngân hàng TMCP

Một phần của tài liệu Hoạt động makerting dịch vụ tại một số ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 82)

TMCP Việt Nam.

3.2.1 Định hƣớng phát triển sản phẩm, dịch vụ Ngân hàng Việt Nam

Giai đoạn 2009 - 2010 là một giai đoạn quan trọng, mang tính then chốt trong bước đường hội nhập của Việt nam trong khu vực cũng như trên thế giới. Do đó định hướng chung cho ngành ngân hàng trong giai đoạn 2010 - 2015, Việt Nam sẽ phấn đấu phát triển được hệ thống tiền tệ - ngân hàng ổn định, an toàn, hiệu quả bền vững và hội nhập quốc tế, trong đó, các tổ chức tín dụng Việt Nam được hiện đại hóa, hoạt động đa năng, cung cấp các dịch vụ ngân hàng đa dạng với chất lượng cao, đạt trình độ phát triển trung bình tiên tiến trong khu vực và có khả năng cạnh tranh quốc tế. Chính sách phát triển dịch vụ ngân hàng phải hướng tới mở rộng khả năng “cung” dịch vụ ngân hàng của hệ thống ngân hàng, đồng thời góp phần kích “cầu” về dịch vụ ngân hàng của nền kinh tế. Trong đó, công nghệ ngân hàng, đặc biệt công nghệ thông tin là nền tảng cho phát triển dịch vụ ngân hàng mới, đồng thời khuôn khổ thể chế trở thành tiền đề góp phần quan trọng đảm bảo dịch vụ ngân hàng phát triển an toàn và hiệu quả.

Những định hướng lớn để phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại ở Việt Nam trong thời gian tới bao gồm:

Một là, phát triển các dịch vụ trên thị trường tài chính, chủ yếu trên thị trường chứng khoán. Một điều rõ nét và dễ nhận thấy đó là đến nay đã có 15 Ngân hàng thương mại thành lập và đưa vào hoạt động có hiệu quả ngân hàng chứng khoán

trực thuộc. Bên cạnh đó, các Ngân hàng thương mại cũng phối hợp với các ngân hàng chứng khoán thực hiện dịch vụ cho vay cầm cố cổ phiếu, cầm cố chứng khoán để đầu tư chứng khoán.

Một số Ngân hàng thương mại còn liên doanh với một số định chế tài chính nước ngoài thành lập Quỹ đầu tư chứng khoán, như: Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương tín,...Bên cạnh đó, một số Ngân hàng thương mại khác còn triển khai nghiệp vụ lưu ký chứng khoán, thanh toán bù trừ chứng khoán và Ngân hàng giám sát. Hiện nay, khoảng 8 Ngân hàng thương mại khác đang khẩn trương hoàn tất hồ sơ để nhận giấy phép thành lập ngân hàng chứng khoán.

Hai là, phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tiện ích và hiện đại. Theo đó, dịch vụ Ngân hàng bán buôn là dành cho các ngân hàng, tập đoàn kinh doanh,... còn dịch vụ Ngân hàng bán lẻ là dành cho khách hàng cá nhân. Dịch vụ Ngân hàng bán lẻ đang có sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa các Ngân hàng thương mại trên các lĩnh vực chính:

Tăng tiện ích của tài khoản cá nhân: Ngoài chức năng là tài khoản tiền gửi thông thường của cá nhân, các Ngân hàng thương mại còn cung cấp dịch vụ Ngân hàng thấu chi trên tài khoản, với hạn mức thấu chi dựa trên thu nhập ổn định hàng tháng, mức tiền lương, tài sản đảm bảo khác. Hầu hết các Ngân hàng thương mại đang cung cấp dịch vụ thẻ trên tài khoản cá nhân, chủ yếu là thẻ ATM nội địa, một số đối tượng khách hàng và một số Ngân hàng thương mại còn phát hành thẻ tín dụng quốc tế: VISA, Master Card, Amex,... Dịch vụ chi trả lương qua tài khoản cá nhân, thanh toán tiền hàng hoá và dịch vụ, chuyển tiền và thanh toán khác, cũng đang phát triển mạnh. Hiện một số Ngân hàng đã và đang tiếp tục triển khai trên diện rộng dịch vụ thanh toán hóa đơn tiền điện, điện thoại với Viễn thông Điện lực, Bưu điện Hà Nội, Vinaphone, Citiphone, MobiFone, VMS,...Đặc biệt, dịch vụ chi trả lương qua tài khoản trên cơ sở sử dụng dịch vụ Ngân hàng tự động ATM được nhiều doanh nghiệp có đông công nhân, tổ chức có đông người lao động chấp nhận.

Đa dạng các sản phẩm của dịch vụ Ngân hàng cá nhân: Các Ngân hàng thương mại đang mở rộng dịch vụ cho vay vốn trả góp mua ô tô, kể cả xe du lịch gia đình, xe du lịch kinh doanh, xe vận tải,... được phối hợp với các đại lý bán xe và dựa trên thu nhập, tài sản đảm bảo tiền vay của người mua xe ô tô, với thời hạn được vay lên tới 4-5 năm và số tiền vay tương ứng với 60% đến 90% giá mua xe. Dịch vụ mua nhà trả góp cũng đang phát triển mạnh tại các đô thị, được đông đảo các cặp gia đình trẻ có thu nhập khá và ổn định hoan nghênh, với thời hạn vay tối đa lên tới 10 -15 năm... Gia tăng tính tiện lợi về dịch vụ tài khoản cho khách hàng dựa trên công nghệ Ngân hàng hiện đại.

Ba là, mở rộng các dịch vụ Ngân hàng quốc tế. Điển hình và tiêu biểu nhất trong lĩnh vực này là mới đây, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã chấp thuận cho 3 Ngân hàng thương mại được thực hiện dịch vụ kinh doanh vàng trên tài khoản ở nước ngoài, đó là Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phương Nam và Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL. Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương cũng đang cung cấp dịch vụ Option về kinh doanh cà phê kỳ hạn trên thị trường London cho nhiều doanh nghiệp trong nước. Các dịch vụ Ngân hàng khác, như: bao thanh toán - Factoring, quyền chọn tiền tệ - option, hoán đổi lãi suất,... cũng được nhiều Ngân hàng thương mại giới thiệu cho khách hàng. Hiện nay, Hiệp hội Bao thanh toán quốc tế có 200 thành viên ở 60 quốc gia thì Việt Nam có 11 Ngân hàng đã được cấp phép thực hiện dịch vụ bao thanh toán, bao gồm 4 Ngân hàng thương mại trong nước: Vietcombank, ACB, Sacombank, Techcombank và 7 chi nhánh Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam. Dịch vụ quản lý vốn trên tài khoản của khách hàng đã được Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam triển khai đối với Tổng ngân hàng Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam về khoản vốn gần 750 triệu USD trái phiếu quốc tế phát hành cuối năm 2005. Hiện tại, ở Việt Nam có 5 Ngân hàng thương mại được chấp nhận làm đại lý phát hành và thanh toán thẻ tín dụng quốc tế của các tổ chức thẻ: VISA, Master Card, Amex,...Đặc biệt là dịch vụ chuyển tiền kiều hối đang được phát triển mạnh tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam, nhiều Ngân hàng thương mại phối hợp với các tổ chức quốc

tế như Western Union,...Trong một nền kinh tế sôi động, thị trường chứng khoán phát triển nhanh, thị trường dịch vụ tài chính - Ngân hàng có sự cạnh tranh mạnh mẽ,... sẽ lại càng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế vững chắc và các luồng chu chuyển vốn với tốc độ nhanh. Tuy nhiên, cũng nhận thấy một thực tế là sự hợp tác trong phát triển dịch vụ của các Ngân hàng thương mại Việt Nam rất hạn chế, tính ổn định của dịch vụ chưa cao và chất lượng dịch vụ cần phải được nâng lên.[16]

3.2.2 Định hƣớng hoạt động marketing dịch vụ Ngân hàng TMCP Việt Nam

Với sự ra đời và phát triển ngày càng mạnh mẽ của các sản phẩm dịch vụ ngân hàng bán lẻ hiện đại, đặc biệt là dịch vụ ngân hàng tại nhà thông qua các sản phẩm như internetbanking, smsbanking, phonebanking,…phương thức marketing ngân hàng cũng dần chuyển từ phương thức tiếp thị truyền thống sang tiếp thị điện tử, hay tiếp thị trực tuyến (e-marketing). Marketing trực tuyến có những ưu điểm vượt trội so với các hình thức Marketing truyền thống như sự đa dạng, tính tương tác hữu hiệu và tốc độ cập nhập nhanh chóng thông qua cách hình thức như: email, website, blog, mobile… Đặc biệt, các công cụ marketing online này cho phép các ngân hàng có thể quảng bá sản phẩm dịch vụ của mình vượt biên giới quốc gia do các công cụ e-marketing có lợi thế không bị hạn chế về mặt không gian như phương thức truyền thống. Với mức độ bao phủ lớn và khả năng chia sẻ thông tin nhanh, các thông điệp quảng cáo của ngân hàng sẽ nhanh chóng lan truyền đến đúng đối tượng cần tiếp cận mong muốn một cách rất trực tiếp qua các phương tiện trực tuyến hiện đại. Đặc biệt, những hình thức quảng cáo tốn kém chi phí như bảng biển, panô sẽ được thay thế bằng các banner điện tử, flash chuyển động, các dạng quảng cáo đa phương tiện trên các website (rich media). Hơn nữa với các thiết bị mới, hầu hết người xem thường bỏ qua các clip quảng cáo trên Tivi, trong khi banner luôn nằm trước mặt người lướt web khi họ chủ động vào trang yêu thích. Có thể nói e-marketing đang dần trở thành là phương thức marketing chiếm ưu thế. Trong bối cảnh hội nhập với nguy cơ lấn sân của các ngân hàng nước ngoài, các ngân hàng Việt Nam sẽ có nhu cầu liên kết hợp tác với các doanh nghiệp trong và ngoài ngành để cùng phát huy lợi thế sân nhà, khai thác triệt để những ưu điểm

của nhau để gia tăng hiệu quả trong các chiến dịch marketing. Xu hướng hợp tác thương hiệu giữa các ngân hàng Việt Nam một mặt sẽ tiết kiệm được ngân sách marketing, mặt khác sẽ nâng cao được hiệu quả truyền thông cho mỗi bên tham gia. Việc hợp tác, liên kết có nhiều hình thức và mức độ khác nhau như cùng tham gia các chương trình đồng tài trợ cho các dự án lớn, liên kết trong kinh doanh thẻ, tăng năng lực tài chính, công nghệ, phát triển sản phẩm dịch vụ…Thực tế tại các ngân hàng cho thấy việc liên kết, hợp tác mang tính chiến lược, toàn diện đã xuất hiện và có xu hướng gia tăng. Ví như hợp tác giữa Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với Ngân hàng TMCP An Bình; giữa Ngân hàng Công thương Việt Nam (Incombank) với Ngân hàng Phát triển Việt Nam. Bên cạnh liên kết, hợp tác giữa các ngân hàng với nhau, thời gian gần đây thị trường tài chính còn chứng kiến sự liên kết, hợp tác chiến lược và toàn diện giữa các ngân hàng với các tập đoàn kinh tế lớn. Điển hình BIDV đã ký kết hợp tác chiến lược toàn diện với nhiều tập đoàn kinh tế như Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT), Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam cũng đã ký thoả thuận hợp tác chiến lược với FPT…Theo đánh giá của một số nhà quản lý của các ngân hàng, các DN liên quan thì hoạt động liên kết kinh tế, nhất là sự hợp tác chiến lược toàn diện giữa các ngân hàng với nhau cũng như giữa các ngân hàng với các tập đoàn, DN lớn trong thời gian gần đây đã đem lại những lợi ích thiết thực như các bên tranh thủ, bổ sung các thế mạnh cho nhau, tranh thủ được khách hàng, mạng lưới phân phối của nhau cũng như quảng bá và nâng cao hình ảnh DN để mở rộng và phát triển kinh doanh.

Cùng với xu hướng đa dạng hoá các dịch vụ ngân hàng và gia tăng tiện ích trên từng loại sản phẩm chuyên biệt, phương thức tiếp thị trực tiếp sẽ ngày càng được các ngân hàng ưa chuộng. Chính nhờ hình thức tiếp thị trực tiếp này mà các ngân hàng có thể hướng đúng và trúng các phân đoạn khác hàng mục tiêu của mình đối với từng dòng sản phẩm cụ thể. Các hoạt động marketing trực tiếp tiêu biểu được sử dụng nhiều theo thứ tự là internet marketing, quảng cáo và bán hàng qua truyền hình truyền thanh, gửi thư trực tiếp, quảng cáo qua điện thoại…Ưu thế của loại hình marketing trực tiếp này là có thế hướng đúng và trúng đối tượng khách

hàng mục tiêu mà ngân hàng muốn hướng đến trong từng chiến dịch. Chính vì thế mà chi phí cho hoạt động marketing trực tiếp này tương đối cao. Do vậy các ngân hàng sẽ phải cân nhắc thời điểm áp dụng loại hình marketing trực tiếp để đảm bảo hiệu quả tối ưu. Tuy nhiên để thực hiện thành công phương thức marketing này, các ngân hàng phải đặc biệt lưu ý đến hệ thống quản trị cơ sở dữ liệu khách hàng của ngân hàng mình. Hiện tại hệ thống quản trị cơ sở dữ liệu khách hàng của các ngân hàng chưa thực sự chuyên nghiệp. Với một cơ sở dữ liệu thông tin về khách hàng thiếu chính xác và không đầy đủ, hoạt động tiếp thị trực tiếp sẽ trở nên lãng phí vô ích.

3.3. Các giải pháp đẩy mạnh hoạt động marketing dịch vụ ngân hàng TMCP Việt Nam Việt Nam

3.3.1. Giải pháp về phía ngân hàng nhà nƣớc và các ban ngành liên quan

Để nâng cao hiệu quả hoạt động marketing dịch vụ của các Ngân hàng TMCP trong bối cảnh hội nhập, chính phủ, ngân hàng nhà nước, các ban ngành liên quan cần tạo ra một môi trường cạnh trạnh minh bạch, tuân thủ theo quy luật thị trường. Với một môi trường kinh doanh lành mạnh, các ngân hàng TMCP với tư cách là các chủ thể tham gia sẽ phát huy được tối đa những thế mạnh của mình để tồn tại và phát triển. Các công cụ marketing ngân hàng chỉ thực sự phát huy tác dụng khi thị trường ngân hàng được kiểm soát tốt bởi các cơ quan quản lý.

- Xây dựng khung pháp lý cho các mô hình tổ chức tín dụng mới, các tổ chức có hoạt động mang tính chất hỗ trợ cho hoạt động của các tổ chức tín dụng như: Ngân hàng xếp hạng tín dụng, ngân hàng môi giới tiền tệ nhằm phát triển hệ thống các tổ chức tín dụng.

- Đổi mới cơ chế chính sách tín dụng theo nguyên tắc thị trường và nâng cao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức tín dụng; tách bạch hoàn toàn tín dụng chính sách và tín dụng thương mại.

- Hoàn thiện các quy định phù hợp với yêu cầu ứng dụng công nghệ điện tử và chữ ký điện tử trong lĩnh vực ngân hàng. Tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý ngoại

hối theo hướng kiểm soát có chọn lọc các giao dịch vốn (Việt Nam đã tự do hóa hoàn toàn các giao dịch vãng lai).

- Hoàn thiện các quy định về dịch vụ ngân hàng hiện đại như hoán đổi rủi ro tín dụng, các dịch vụ ủy thác, các sản phẩm phái sinh…

- Chính sách tiền tệ cần tiếp tục được điều hành thận trọng, linh hoạt phù hợp với biến động thị trường, tăng cường vai trò chủ đạo của nghiệp vụ thị trường mở trong điều hành chính sách tiền tệ; gắn điều hành tỷ giá với lãi suất; gắn điều hành nội tệ với điều hành ngoại tệ; nghiên cứu, lựa chọn lãi suất chủ đạo của NHNN để định hướng và điều tiết lãi suất thị trường.

- Nâng cao công tác phân tích và dự báo kinh tế tiền tệ phục vụ cho công việc điều hành chính sách tiền tệ nhằm đáp ứng mục tiêu đổi mới Ngân hàng Nhà nước thành Ngân hàng Trung ương hiện đại theo hướng áp dụng mô hình kinh tế lượng vào dự báo lạm phát và các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô tiền tệ khác

- Xây dựng quy trình thanh tra, giám sát dựa trên cơ sở rủi ro, thiết lập hệ thống cảnh báo sớm để phát hiện các TCTD đang gặp khó khăn thông qua giám sát từ xa và xếp hạng TCTD.

- Phát huy hơn nữa vai trò của Hiệp hội Ngân hàng trong việc hỗ trợ các Ngân hàng TMCP VN trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động marketing dịch vụ thông qua các chương trình hỗ trợ khai thác thông tin khách hàng, các khoá tập huấn nâng cao nghiệp vụ marketing ngân hàng do các chuyên gia marketing nước ngoài trực tiếp giảng dạy, các chương trình hội thảo chuyên đề về marketing…

3.3.2 Giải pháp đối với các Ngân hàng TMCP Việt Nam. 3.3.2.1 Nâng cao chất lƣợng hoạt động nghiên cứu thị trƣờng. 3.3.2.1 Nâng cao chất lƣợng hoạt động nghiên cứu thị trƣờng.

Nghiên cứu thị trường rất quan trọng vì nó quyết định ngân hàng sẽ đưa ra những sản phẩm gì? thời gian nào? đưa như thế nào? Nghiên cứu thị trường còn có lợi thế cạnh tranh cho ngân hàng nào nghiên cứu được đoạn thông tin có lợi thế

Một phần của tài liệu Hoạt động makerting dịch vụ tại một số ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 82)