Kinh nghiệm của Mỹ

Một phần của tài liệu Hoạt động makerting dịch vụ tại một số ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 33)

Khủng hoảng tài chính trong năm vừa qua đã làm các tập đoàn tài chính toàn cầu chao đảo. Giới phân tích thậm chí còn dự báo, “cơn bão” này sẽ khiến số ngân hàng bị đổ vỡ trên phạm vi toàn cầu lên tới con số 30. Lúc này vai trò của marketing ngân hàng lại trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Để lấy lại lòng tin của khách hàng, các ngân hàng Mỹ đã tung ra nhiều chiến dịch marketing xây dựng thương hiệu với những thông điệp mang nhiều ý tưởng mới mẻ.

Những thông điệp truyền thông mới

Trong vòng mấy tháng trở lại đây, các ngân hàng và các tập đoàn tài chính tại nền kinh tế lớn nhất thế giới đã liên tục tung ra các chiến dịch quảng cáo mới với thông điệp chính nhằm lấy lại lòng tin của khách hàng. Năm 2006, Citibank sử dụng khẩu hiệu quảng cáo “Live richly” (tạm dịch “Cuộc sống đầy đủ”), bên cạnh đó quảng bá mức lãi suất thấp và việc không áp dụng phí trễ hạn. Tuy nhiên, tháng 5 vừa qua, Citi bank đã quay trở lại với khẩu hiệu mà ngân hàng này đã sử dụng 30 năm là “Citi never sleeps” (tạm dịch “Citi không bao giờ ngủ”). Thậm chí quỹ tương hỗ Fidelity Investments - quỹ mới đây tuyên bố có thể phải cắt giảm 4.000 việc làm - cũng truyền thông với thông điệp “sức mạnh và sự ổn định trong những thời điểm biến động”. Ngôn từ như tin tưởng, yên trí, tiêu chuẩn cao, thế hệ… là những từ ngữ được sử dụng nhiều trong các quảng cáo của Quỹ này để tạo sự an tâm và tin tưởng của khách hàng.

Trước đây, vấn đề lãi suất và kết quả kinh doanh của các ngân hàng là vấn đề được chú ý hàng đầu, nhưng hiện nay, ngày thành lập và xếp hạng tín nhiệm của các ngân hàng mới là vấn đề quan trọng nhất. Các ngân hàng của Mỹ muốn truyền tải một thông điệp quan trọng tới khách hàng rằng: “Tiền gửi của khách hàng đang được an toàn”. Một số ngân hàng thậm chí còn công bố cả điểm xếp hạng tín nhiệm của họ. Xây dựng lại hình ảnh của một ngân hàng không phải là một nhiệm vụ dễ dàng. Chính vì thế, đây chính là thời điểm mà những người

phụ trách marketing của các ngân hàng tại Mỹ chứng tỏ vai trò của mình trong việc củng cố và duy trì hình ảnh thương hiệu của Ngân hàng mình.

Một phần của tài liệu Hoạt động makerting dịch vụ tại một số ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)