Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến hoạt động marketing dịch vụ

Một phần của tài liệu Hoạt động makerting dịch vụ tại một số ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 28)

Ngân hàng đối với các nƣớc đang phát triển.

1.2.3.1 Tác động tích cực:

Hội nhập quốc tế có nhiều tác động tích cực, mang lại nhiều cơ hội kinh tế cho mỗi quốc gia và toàn thế giới. Những thành tựu thời gian qua mà các nước đang phát triển đạt được có sự góp phần không nhỏ của quá trình hội nhập và được thể hiện ở những mặt chủ yếu sau đây:

Một là, nhờ hội nhập quốc tế mà các Ngân hàng trong nước có thể bổ sung được nguồn vốn hoạt động từ các nguồn bên ngoài để đầu tư nghiên cứu thị trường, phát triển sản phẩm mới và đổi mới công nghệ Ngân hàng để tạo ra sản phẩm mới phù hợp với nhu cầu ngày càng cao của thị trường.

Hai là, hội nhập vào cộng đồng tài chính quốc tế, cùng với dòng vốn vào là kinh nghiệm quản lý, kỹ thuật phòng ngừa rủi ro. Qua đó các Ngân hàng trong nước sẽ học được kinh nghiệm quản lý và các kỹ thuật hiện đại của cá Ngân hàng nước ngoài. Qua đó sẽ nâng cao khả năng quản trị kinh doanh ngân hàng nói chung và quản trị marketing ngân hàng nói riêng của các Ngân hàng trong nước.

Ba là, hội nhập đã thúc đẩy sự phát triển và trao đổi các dịch vụ tài chính, Ngân hàng giữa các nước. Các nước đang phát triển, nơi mà các Ngân hàng trong nước thường có chi phí hoạt động cao và lợi nhận thấp hơn các đối thủ cạnh tranh nước ngoài thì sự xuất hiện của Ngân hàng nước ngoài trên thị trường nội địa sẽ có ảnh hưởng tích cực. Do sức ép cạnh tranh tăng lên đã thúc đẩy các Ngân hàng nội địa hoạt động hiệu quả hơn, nâng cao chất lượng dịch vụ và tăng cường hoạt động marketing dịch vụ để giữ vững và phát triển thị phần, quản lý chặt chẽ chi phí để có lợi nhuận.

Bốn là, việc hình thành các tập đoàn Ngân hàng lớn cùng với quá trình mở rộng hoạt động của chúng trên thế giới sẽ tạo cho Ngân hàng này có nhiều lợi thế trong cạnh tranh cũng như khả năng đối phó với những biến động thị trường. Sự tham gia của các Ngân hàng nước ngoài có tên tuổi này trên thị trường nội địa sẽ có ảnh hưởng tích cực trong việc cải thiện các quy định giám sát và phòng ngừa

rủi ro, tuân thủ các chuẩn mực quốc tế về kế toán, công bố công khai. Mặt khác, những Ngân hàng ở các nước đang phát triển muốn thâm nhập vào thị trường các nước cần phải đảm bảo đáp ứng được các yêu cầu và tiêu chuẩn của những thị trường này mới nhận được giấy phép hoạt động.

1.2.3.2. Tác động tiêu cực:

Thứ nhất, hội nhập xuất hiện sự thâm nhập của Ngân hàng nước ngoài có thể gây khó khăn cho nền kinh tế và đe dọa đến chủ quyền kinh tế quốc gia. Mở cửa cho sự tham gia của Ngân hàng nước ngoài (NHNNg) quá mức có thể gây ra hiện tượng những Ngân hàng nước ngoài lớn chi phối hoạt động cả hệ thống Ngân hàng quốc gia và sự lệ thuộc của nền kinh tế vào một số ít Ngân hàng nước ngoài. Sự biến động của môi trường chính trị xã hội cũng gây nhiều tác động tiêu cực đến hoạt động marketing dịch vụ ngân hàng của các Ngân hàng trong nước.

Thứ hai, hoạt động của NHNNg trên thị trường nội địa với những sản phẩm mới cùng với các giao dịch trên một phạm vi rộng lớn và với tốc độ rất nhanh sẽ gây khó khăn cho việc kiểm soát của các cơ quan quản lý, giám sát của từng quốc gia. Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ và các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng hiện đại làm cho nhiều hoạt động Ngân hàng thoát khỏi sự kiểm soát của các cơ chế giám sát đã đặt ra. Điều này sẽ gây áp lực cạnh tranh rất lớn đối với các Ngân hàng trong nước về sản phẩm dịch vụ bởi trên thực tế sự nghèo nàn về sản phẩm dịch vụ ngân hàng luôn là điểm yếu của các Ngân hàng trong nước.

Thứ ba, các NHNNg hoạt động trên thị trường nội địa tạo ra áp lực cạnh tranh gay gắt, có thể gây ra những xung đột về lợi ích giữa các nhóm khác nhau, ảnh hưởng đến đặc quyền kinh doanh của các Ngân hàng trong nước.

Thứ tư, trong môi trường vốn luân chuyển tự do giữa các nước, kích thích các tổ chức trong nước nhận vốn vay nước ngoài một cách thiếu thận trọng. Nếu những tổ chức kinh tế có hệ số nợ nước ngoài cao bị mất khả năng trả nợ sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến hệ thống Ngân hàng. Do hiện tượng phản ứng theo kiểu “ hành vi đám đông” có thể dẫn tới nhiều tổ chức có hệ số nợ cao đổ vỡ, nguy cơ này sẽ nhanh chóng bị khuếch đại gây kho khăn cho hệ thống Ngân hàng.

Một phần của tài liệu Hoạt động makerting dịch vụ tại một số ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)