Giai đoạn từ năm 1945 đến nay 1 Thời kỳ từ 1945 1954.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chế định khởi kiện và thụ lý án Dân sự trong Pháp luật Tố tụng Dân sự Việt Nam (Trang 28 - 29)

1.2.2.1. Thời kỳ từ 1945 -1954.

Cách mạng Tháng Tám thành công đã mở ra kỷ nguyên mới trong lịch sử dân tộc Việt Nam, lập nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hòa - Nhà nƣớc công nông đầu tiên ở Đông Nam châu Á. Ngay sau khi giành đƣợc chính quyền, để xây dựng, củng cố chính quyền cũng nhƣ để đáp ứng đòi hỏi mới của đời sống dân sự, bên cạnh việc ban hành Sắc Lệnh số 47/SL ngày 10/10/1945 cho tạm giữ các luật lệ hiện hành ở Bắc, Trung, Nam bộ "cho đến khi ban hành những bộ luật pháp duy nhất cho toàn cõi Việt Nam", nếu "không trái với nguyên tắc độc lập của nước Việt Nam và chính thể dân chủ cộng hòa". Đồng thời, nhà nƣớc ta đã ban hành hàng loạt các văn bản pháp luật mới. Trong đó, các văn bản về xây dựng hệ thống tƣ pháp mới và thủ tục tố tụng đƣợc đặc biệt chú trọng, đáng chú ý nhất là Sắc lệnh số 13/SL ngày 24/1/1946 về tổ chức Tòa án và quy định các ngạch Thẩm phán. Sắc lệnh số 13/SL đã đặt cơ sở đại cƣơng đầu tiên cho việc tổ chức nền tƣ pháp nói chung và pháp luật TTDS của nƣớc ta nói riêng. Theo Tiến sĩ Đinh Ngọc Hiện thì

"Lịch sử TTDS tại Tòa án bắt đầu từ ngày 24/1/1946".

Ngày 22/10/1950 Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 85/SL quy định về cải cách bộ máy tƣ pháp và Luật tố tụng. Và Sắc lệnh số 97/SL sửa đổi một số quy lệ và chế định trong dân luật. Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong sự phát triển của Luật Dân sự nói chung và quyền dân sự của chủ thể về việc khởi kiện vụ án dân sự nói riêng. Sắc lệnh này đã đặt cơ sở, cũng nhƣ đặt ra các nguyên tắc cơ bản cho việc hình thành và phát triển quyền khởi kiện của các chủ thể trong giao lƣu dân sự.

29

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chế định khởi kiện và thụ lý án Dân sự trong Pháp luật Tố tụng Dân sự Việt Nam (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)