d) Đối với những việc pháp luật quy định phải yêu cầu cơ quan khác giải quyết trước thì chủ thể khởi kiện chỉ được khởi kiện vụ án khi các cơ quan hữu
3.3.2. Kiến nghị hoàn thiện quy định về thời hiệu.
Hiện nay, xung quanh vấn đề về thời hiệu khởi kiện xuất hiện những quan điểm khác biệt nhƣ sau:
- Quan điểm thứ nhất, nên tiếp tục quy định thời hiệu khởi kiện trong Bộ luật dân sự với ý nghĩa là thời hiệu thụ lý của Tòa án trong Bộ luật dân sự để tránh khởi kiện tràn lan, gây khó khăn cho công tác giải quyết tranh chấp của Tòa án và nâng cao trách nhiệm của các chủ thể luật tƣ;
- Quan điểm thứ hai, Tòa án không có quyền từ chối thụ lý giải quyết các yêu cầu của chủ thể luật tƣ, việc quy định thời hiệu khởi kiện vi phạm nguyên tắc này. Theo thông lệ quốc tế, Tòa án phải thụ lý vụ việc dân sự khi có yêu cầu, nhƣng căn cứ vào thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ để bác yêu cầu của chủ thể khởi kiện, công nhận quyền hoặc miễn trừ nghĩa vụ cho chủ thể trong quan hệ có tranh chấp.
Hiện nay Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 đã đƣợc Quốc hội Việt Nam thông qua, trong đó thời hiệu khởi kiện với ý nghĩa là thời hiệu thụ lý của Tòa án vẫn tiếp tục đƣợc thừa nhận. Tuy nhiên, có sự thay đổi so với Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 là đã loại bỏ quy định cho phép tòa án trả lại đơn khởi kiện vì lý do hết thời hiệu, tuy nhiên, trong quá trình giải quyết vụ việc nếu phát hiện thấy thời hiệu khởi kiện đã hết tòa án có quyền đình chỉ giải quyết vụ việc (căn cứ đƣợc giải trình là Tòa án chƣa có đủ căn cứ để xác định còn hay không còn thời hiệu yêu cầu, do vậy Tòa án không đƣợc trả là đơn ngay tại thời điểm thụ lý, sau khi thụ lý thấy có đủ căn cứ là đã hết thời hiệu thì Tòa án có thể ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ việc).
90
Về lý thuyết, việc thụ lý và giải quyết yêu cầu của đƣơng sự là trách nhiệm của thẩm phán không vì lý do nào đó từ chối thực hiện trách nhiệm này. Vì thế một số nƣơvs trên thế giới đã không quy định thời hiệu khởi kiện với tƣ cách là thời hiệu để tòa án thụ lý giải quyết vụ việc dân sự, mà chỉ quy định thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ dân sự để bác yêu cầu của chủ thể khởi kiện, công nhận quyền hoặc miễn trừ nghĩa vụ cho chủ thể trong quan hệ có tranh chấp.
Theo quan điểm cá nhân, việc quy định thời hiệu trong TTDS có ý nghĩa vô cùng to lớn, chúng ta nên thừa nhận thời hiệu TTDS dƣới quan điểm là thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ dân sự để bác yêu cầu chủ thể khởi kiện nhằm đảm bảo triệt để quyền khởi kiện của chủ thể quyền khởi kiện.