d) Đối với những việc pháp luật quy định phải yêu cầu cơ quan khác giải quyết trước thì chủ thể khởi kiện chỉ được khởi kiện vụ án khi các cơ quan hữu
3.3. KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN CHẾ ĐỊNH KHỞI KIỆN VÀ THỤ LÝ VỤ ÁN DÂN SỰ TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ VIỆT NAM.
LÝ VỤ ÁN DÂN SỰ TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ VIỆT NAM.
BLTTDS đƣợc Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 15/6/2004, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2005. Sau hơn năm năm thi hành, BLTTDS đã góp phần quan trọng trong việc bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, tăng cƣờng pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nƣớc, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức; bảo đảm trình tự và thủ tục tố tụng dân sự dân chủ, công khai, đơn giản, thuận lợi cho ngƣời tham gia tố tụng thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình; đề cao vai trò, trách nhiệm của cá nhân, cơ quan, tổ chức trong hoạt động tố tụng dân sự; bảo đảm cho việc giải quyết các vụ việc dân sự đƣợc nhanh chóng, chính xác, công minh và đúng pháp luật.
Tuy nhiên, qua thực tiễn thi hành BLTTDS trong những năm qua cho thấy, một số quy định của BLTTDS đã bộc lộ những hạn chế, bất cập, mâu thuẫn với các văn bản quy phạm pháp luật khác, chƣa phù hợp (hoặc không còn phù hợp), chƣa đầy đủ, thiếu rõ ràng và còn có những cách hiểu khác nhau, chƣa đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của đƣơng sự. Cũng nhƣ xuất hiện một số vấn đề mới phát sinh trong hoạt động tố tụng dân sự nhƣng BLTTDS chƣa có quy định để điều chỉnh.
Những hạn chế, bất cập nêu trên gây khó khăn, cản trở hoạt động tố tụng, ảnh hƣởng tới chất lƣợng, hiệu quả hoạt động tố tụng dân sự, chƣa đáp ứng đầy
87
đủ yêu cầu nhiệm vụ tăng cƣờng pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nƣớc, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, bảo đảm trình tự và thủ tục tố tụng dân sự dân chủ, công khai, đơn giản, thuận lợi cho ngƣời tham gia tố tụng; đề cao vai trò, trách nhiệm của cá nhân, cơ quan, tổ chức khi tham gia hoạt động tố tụng dân sự, bảo đảm giải quyết các vụ việc dân sự nhanh chóng, chính xác, công minh và đúng pháp luật.
Để khắc phục những hạn chế, bất cập trên, bảo đảm nâng cao chất lƣợng hiệu quả hoạt động tố tụng dân sự nói chung cũng nhƣ đảm bảo hoàn thiện chế định khởi kiện và thụ lý vụ án dân sự nhằm đảm bảo quyền lợi cơ bản của công dân cũng nhƣ đáp ứng ngày càng đầy đủ yêu cầu, nhiệm vụ tố tụng dân sự trong giai đoạn mới. Trong phạm vi đề tài luận văn, tác giả chỉ đƣa ra một số những biện pháp cần thiết nhằm bổ sung những quy định của pháp luật liên quan đến chế định khởi kiện và thụ lý vụ án dân sự trong tố tụng dân sự Việt Nam.