d) Đối với những việc pháp luật quy định phải yêu cầu cơ quan khác giải quyết trước thì chủ thể khởi kiện chỉ được khởi kiện vụ án khi các cơ quan hữu
3.1.2. Thực tiễn khởi kiện vụ án ly hôn với người mất tích.
Trong quan hệ hôn nhân, khi "cơm không lành, canh chẳng ngọt" có thể xảy ra tình trạng một bên vợ hoặc chồng bỏ đi biệt tích. Thực tế những năm qua, số lƣợng các vụ án mà đƣơng sự yêu cầu giải quyết ly hôn với ngƣời biệt tích chiếm tỷ lệ ngày càng cao trong số các vụ án ly hôn mà các cấp Tòa án thụ lý giải quyết. Tuy nhiên, thủ tục giải quyết ly hôn vẫn còn những vấn đề cần bàn luận.
Trƣớc đây, theo quy định của Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự, khi giải quyết yêu cầu tuyên bố mất tích và giải quyết yêu cầu ly hôn đều đƣợc gọi là vụ án dân sự và đƣợc giải quyết theo một trình tự chung. Nghị quyết số
72
03/HĐTP ngày 19/10/1990 của Hội đồng thẩm phán TANDTC đã hƣớng dẫn: Nếu có ngƣời xin ly hôn vì lý do ngƣời kia mất tích thì Tòa án giải quyết cả việc mất tích và ly hôn trong cùng một vụ án. Trong trƣờng hợp Tòa án xác định ngƣời kia mất tích thì Tòa án cho nguyên đơn đƣợc ly hôn với ngƣời mất tích.
Hiện nay, theo quy định của BLTTDS thì tranh chấp về ly hôn là vụ án dân sự và đƣợc giải quyết theo trình tự, thủ tục quy định tại Phần thứ hai của BLTTDS; còn yêu cầu tuyên bố mất tích là việc dân sự và đƣợc giải quyết theo trình tự, thủ tục quy định tại Phần thứ năm của BLTTDS. Do đó, không thể giải quyết yêu cầu tuyên bố mất tích và ly hôn trong cùng một vụ án nhƣ trƣớc nữa. Một thực tế hiện nay, khi đƣơng sự có đơn yêu cầu ly hôn với ngƣời biệt tích thì các Tòa án đều bắt buộc đƣơng sự phải chờ đủ điều kiện về thời gian là vợ hoặc chồng của họ biệt tích hai năm liền trở lên và làm đơn yêu cầu tuyên bố mất tích trƣớc, sau đó mới thụ lý giải quyết vụ án ly hôn và coi đó nhƣ là một trình tự bắt buộc
Việc các Tòa án buộc ngƣời có yêu cầu ly hôn với ngƣời biệt tích phải trải qua thủ tục yêu cầu tuyên bố mất tích trƣớc mới đƣợc phép khởi kiện vụ án ly hôn liệu có đúng quy định của pháp luật hiện hành không? Cách làm nêu trên của các Tòa án là xuất phát từ hai lý do. Thứ nhất là theo thói quen giải quyết trƣớc đây; thứ hai, những ngƣời theo quan điểm này cho rằng, khoản 2 Điều 78 của BLDS 2005 và khoản 2 Điều 89 của Luật Hôn nhân và gia đình (quy định: "Trong trƣờng hợp vợ hoặc chồng của ngƣời bị Tòa án tuyên bố mất tích xin ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn" nên nhất thiết phải qua thủ tục tuyên bố mất tích. Thực tế cho thấy, cách hiểu nhƣ vậy không đúng, vì đã đồng nhất quy định về "quyền khởi kiện" với "căn cứ cho ly hôn". Các điều khoản đã viện dẫn ở trên là quy định về căn cứ cho ly hôn, chứ không phải quy định về quyền khởi kiện. Sở dĩ pháp luật quy định nhƣ vậy là vì không có lý do gì để buộc một ngƣời phải duy trì quan hệ hôn nhân với một ngƣời đã bị tuyên bố mất tích. Do đó, khi vợ hoặc chồng của
73
ngƣời đã bị Tòa án tuyên bố mất tích xin ly hôn thì Tòa án phải cho họ ly hôn, vì điều này đã thể hiện "tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt đƣợc" mà không cần phải chứng minh. Quy định về căn cứ cho ly hôn tại Điều 89 của Luật Hôn nhân và gia đình chỉ đƣợc xem xét sau khi Tòa án đã thụ lý vụ án để quyết định chấp nhận hay bác yêu cầu xin ly hôn của nguyên đơn chứ không phải căn cứ để xem xét việc thụ lý vụ án khi nhận đơn khởi kiện. Quyền yêu cầu Tòa án giải quyết việc ly hôn đƣợc quy định tại Điều 42 của BLDS và Điều 85 của Luật Hôn nhân và gia đình là: vợ, chồng hoặc cả hai vợ chồng có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết việc ly hôn mà không kèm theo một điều kiện gì về thủ tục, trừ trƣờng hợp "vợ có thai hoặc đang nuôi con dƣới mƣời hai tháng tuổi thì chồng không có quyền yêu cầu xin ly hôn". Mặt khác, theo điểm a khoản 1 Điều 36 của BLTTDS, nếu không biết nơi cƣ trú, làm việc của bị đơn thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi bị đơn cƣ trú, làm việc cuối cùng giải quyết. Do đó, trong mọi thời điểm, ngƣời vợ hoặc ngƣời chồng đều có quyền khởi kiện vụ án, yêu cầu giải quyết việc ly hôn với ngƣời biệt tích mà không bắt buộc phải qua thủ tục tuyên bố mất tích.
Thủ tục tố tụng khi giải quyết vụ án ly hôn sau khi đã tuyên bố mất tích hiện nay cũng là vấn đề cần bàn luận. Có nơi, sau khi thụ lý vụ án, Tòa án vẫn làm các thủ tục chung nhƣ thông báo thụ lý vụ án, thông báo phiên hòa giải, khi xét xử vẫn gửi giấy triệu tập cho bị đơn thông qua Ủy ban nhân dân cấp xã, mặc dù đã biết rõ là bị đơn đã mất tích, phiên tòa lần đầu sẽ đƣợc hoãn và triệu tập tiếp lần thứ hai rồi xét xử vắng mặt. Ngƣợc lại, có nơi lấy quyết định tuyên bố bị đơn mất tích cho vào hồ sơ vụ án, rồi tiến hành thu thập chứng cứ và mở phiên tòa xét xử vắng mặt bị đơn mà không hoãn phiên tòa để triệu tập lần thứ hai. Cả hai cách làm trên đều không hợp lý, vì đã vi phạm khoản 2 Điều 200 của BLTTDS (chỉ đƣợc xét xử vắng mặt bị đơn khi Tòa án đã tiến hành triệu tập hợp lệ đến phiên tòa lần thứ
74
hai). Để đƣợc coi là triệu tập hợp lệ thì việc triệu tập phải thực hiện đúng các quy định tại chƣơng X, Phần thứ nhất của BLTTDS. Theo các quy định đã viện dẫn, trong trƣờng hợp này bắt buộc Tòa án phải làm thủ tục thông báo thời gian mở phiên tòa trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng, vì không thể tống đạt trực tiếp giấy triệu tập phiên tòa cho ngƣời đã mất tích, và việc niêm yết giấy triệu tập cũng không bảo đảm cho ngƣời đƣợc triệu tập nhận đƣợc thông tin.
Nhƣ vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành, khi một bên vợ hoặc chồng biệt tích thì bên còn lại có quyền khởi kiện yêu cầu giải quyết việc ly hôn mà không phải qua thủ tục tuyên bố mất tích trƣớc. Sau khi thụ lý vụ án, thu thập chứng cứ, Tòa án có quyền xét xử vắng mặt bên biệt tích khi đã triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai, theo trình tự, thủ tục quy định tại chƣơng X, Phần thứ nhất của BLTTDS mà ngƣời biệt tích vẫn không trở về để tham gia phiên tòa. Đây là vấn đề đang có sự nhận thức khác nhau, TANDTC sớm hƣớng dẫn để thực hiện thống nhất, đúng quy định của pháp luật.
3.1.3. Thực tiễn trong việc phân biệt địa vị tố tụng của hai chủ thể quyền khởi kiện là "cơ quan" và "tổ chức". quyền khởi kiện là "cơ quan" và "tổ chức".
- Theo quy định tại khoản 1 Điều 56: "Đƣơng sự trong vụ án dân sự là cá nhân, cơ quan, tổ chức..." gồm 3 loại chủ thể. Theo quy định tại Điều 1 BLTTDS thì:
Bộ luật Tố tụng dân sự quy định...; quyền và nghĩa vụ của ngƣời tham gia tố tụng, của cá nhân, cơ quan nhà nƣớc, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp (sau đây gọi chung là cơ quan, tổ chức).
Với quy định này thì loại chủ thể "cơ quan" đƣợc làm rõ là "cơ quan nhà nƣớc" và có thể thêm "đơn vị vũ trang nhân dân"; loại chủ thể "tổ chức" đƣợc làm rõ là
75
"tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp".
Theo quy định tại Điều 8 BLTTDS thì: "Mọi cơ quan, tổ chức đều bình đẳng không phụ thuộc vào hình thức tổ chức, hình thức sở hữu và những vấn đề khác". Vậy, loại chủ thể "cơ quan" và chủ thể "tổ chức" có gì khác nhau mà phải tách riêng ra nhƣ vậy? Theo Từ điển tiếng Việt thì "tổ chức là tập hợp ngƣời có trật tự, có nề nếp, hoạt động vì những quyền lợi chung, nhằm một mục đích chung". Với khái niệm nhƣ vậy thì "cơ quan nhà nƣớc", "đơn vị vũ trang" ("cơ quan") cũng đều thỏa mãn là "tổ chức". Vì vậy, các chủ thể là đƣơng sự trong tố tụng dân sự không nên quy định tách riêng, "tổ chức" nhƣ hiện nay, mà cần quy hai loại chủ thể này về loại chung nhất là cơ quan "pháp nhân" nhƣ quy định tại Điều 100 BLDS thì phù hợp hơn.
Mặt khác, nhƣ chúng ta đã biết, không phải mọi cơ quan, tổ chức đều có thể là đƣơng sự trong quan hệ tố tụng dân sự. Tòa phúc thẩm TANDTC tại Đà Nẵng là một cơ quan nhà nƣớc, nhƣng theo quy định tại khoản 7 Điều 10 của Nghị quyết số 388/2003/NQ-UBTVQH11 ngày 17-3-2003 của Ủy ban Thƣờng vụ Quốc hội thì TANDTC mới là ngƣời có trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại trong trƣờng hợp việc xét xử của Tòa phúc thẩm TANDTC tại Đà Nẵng có ngƣời bị oan và TANDTC chứ không phải Tòa phúc thẩm TANDTC tại Đà Nẵng mới là đƣơng sự trong vụ án dân sự đòi bồi thƣờng này; chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng là một tổ chức, nhƣng Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam mới là đƣơng sự trong các vụ án dân sự, thƣơng mại về tranh chấp hợp đồng tín dụng phát sinh từ hoạt động của Chi nhánh tỉnh Lâm Đồng. Vì vậy, việc quy định loại chủ thể "cơ quan" và "tổ chức" là đƣơng sự trong tố tụng dân sự nhƣ tại khoản 1 Điều 56 BLTTDS là chƣa thật chính xác và dễ nhầm lẫn. Những "cơ quan" và "tổ chức" là pháp nhân (thỏa mãn
76
đủ bốn điều kiện quy định tại Điều 84 BLDS) mới có thể là đƣơng sự trong hoạt động tố tụng dân sự. Các cơ quan, tổ chức phụ thuộc pháp nhân không phải là đƣơng sự trong vụ án dân sự vì: Các tổ chức phụ thuộc pháp nhân không có tƣ cách pháp nhân (khoản 4 Điều 92 BLDS), không có tƣ cách riêng mà phải nhân danh pháp nhân để tham gia vào các quan hệ pháp luật, mọi hoạt động của các tổ chức phụ thuộc pháp nhân đều phải thông qua ngƣời đại diện có quyền nhân danh pháp nhân (theo ủy quyền của ngƣời đại diện theo pháp luật của pháp nhân - khoản 4 Điều 92 BLDS); các tổ chức phụ thuộc pháp nhân không có tài sản riêng mà sử dụng tài sản của pháp nhân để hoạt động. Vì vậy, pháp nhân đƣợc hƣởng các quyền cũng nhƣ gánh chịu các nghĩa vụ dân sự phát sinh từ các hoạt động của các tổ chức phụ thuộc mình (khoản 5 Điều 92 BLDS 2005). Mọi tranh chấp dân sự phát sinh từ hoạt động của tổ chức phụ thuộc pháp nhân khi đƣa ra giải quyết ở Tòa án đều có đƣơng sự là chính pháp nhân có tổ chức phụ thuộc đó. Theo quy định tại khoản 5 Điều 92 BLDS 2005, trong quan hệ pháp luật về nội dung, pháp nhân có các quyền, nghĩa vụ dân sự phát sinh từ giao dịch dân sự do các cơ quan, tổ chức phụ thuộc mình xác lập, thực hiện và do đó, trong quan hệ pháp luật về tố tụng, pháp nhân mới là đƣơng sự trong quan hệ tố tụng dân sự giải quyết các tranh chấp phát sinh từ các hoạt động của các cơ quan, các tổ chức phụ thuộc pháp nhân.
- Thiếu sự thống nhất giữa chủ thể trong quan hệ dân sự với chủ thể trong quan hệ tố tụng dân sự: Theo quy định của BLDS 1995 và BLDS 2005, trong quan hệ dân sự (quan hệ pháp luật về nội dung) có bốn loại chủ thể gồm: cá nhân (chƣơng II Luật cũ, chƣơng III Luật mới), pháp nhân (chƣơng III Luật cũ, chƣơng IV Luật mới), hộ gia đình và tổ hợp tác (chƣơng IV Luật cũ, chƣơng V Luật mới). Nhƣ vậy, ta có thể hiểu rằng bốn loại chủ thể này là khác nhau. Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 19 Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự; Điều 20 Pháp
77
lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế trƣớc đây đều chỉ xác nhận tƣ cách đƣơng sự của hai loại chủ thể là "cá nhân" và "pháp nhân" mà không có các loại đƣơng sự là "Tổ hợp tác" và "Hộ gia đình"; BLTTDS cũng chỉ xác định có ba loại chủ thể là "cá nhân", "cơ quan", "tổ chức" (khoản 1 Điều 56) mà không có các loại đƣơng sự là "pháp nhân", "Tổ hợp tác" và "Hộ gia đình", đây là sự không thống nhất giữa luật nội dung với luật tố tụng trong thời gian qua. Một câu hỏi đặt ra, nếu các loại chủ thể "Tổ hợp tác" và "Hộ gia đình" này có tranh chấp trong quan hệ dân sự với nhau hoặc với các loại chủ thể khác thì giải quyết ở đâu một khi Tòa án không xác nhận tƣ cách đƣơng sự của họ? Thực tiễn xét xử trƣớc đây (giai đoạn trƣớc BLTTDS), Tòa án các cấp thƣờng xếp hai loại chủ thể này vào loại chủ thể "cá nhân" để có thể thụ lý và giải quyết các tranh chấp có loại chủ thể này tham gia.
Sau khi BLTTDS có hiệu lực pháp luật, theo quy định tại khoản 3 Điều 62 và khoản 1 Điều 56 của Bộ luật này, các Tòa án có thể đƣa "Tổ hợp tác" và "Hộ gia đình" vào tham gia tố tụng với tƣ cách là đƣơng sự của vụ án và xếp nó thuộc loại chủ thể "tổ chức không phải là pháp nhân". Tuy nhiên, ngoài loại hình "Tổ hợp tác" và "Hộ gia đình" ra, "tổ chức không phải là pháp nhân" theo quy định tại khoản 3 Điều 62 BLTTDS còn có thể có nhiều loại khác nữa nhƣ các hội khuyến nông, khuyến ngƣ, khuyến học đƣợc cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền cho phép thành lập, đăng ký hoặc công nhận nhƣng không có tƣ cách pháp nhân (không có đủ các điều kiện quy định tại Điều 84 BLDS); các tổ chức tôn giáo nhỏ không đƣợc ghi nhận là pháp nhân trong quyết định cho phép thành lập.