Thời kỳ từ 1954 đến 1989.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chế định khởi kiện và thụ lý án Dân sự trong Pháp luật Tố tụng Dân sự Việt Nam (Trang 29 - 32)

Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954, đánh dấu thắng lợi của cuộc kháng chiến 09 năm chống thực dân Pháp. Cách mạng Việt Nam chuyển sang một giai đoạn mới. Nƣớc ta tạm thời chia làm hai miền, miền Bắc chứng ta đã có điều kiện xây dựng và củng cố chính quyền, mở rộng và thực hiện đầy đủ các quyền tự do, dân chủ của nhân dân. Miền Nam tiếp tục công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nƣớc, thực hiện nhiệm vụ cách mạng dân tộc dân chủ. Trong giai đoạn mới của Cách mạng, Nhà nƣớc ta đã ban hành nhiều văn bản pháp luật phù hợp tình hình và nhiệm vụ mới. Ngày 30/06/1955, Bộ Tƣ pháp đã ra Thông tƣ số 19/VHH quy định chấm dứt áp dụng các luật lệ cũ ban hành trƣớc 1945. Ngày 10/07/1959 Tòa án nhân dân tối cao đã ra Chỉ thị số 772 – CT/TATC về việc đình chỉ áp dụng luật lệ của đế quốc và phong kiến.

Thực hiện Nghị quyết lần thứ IV của Ban chấp hành Trung Ƣơng Đảng về tăng cƣờng Nhà nƣớc dân chủ nhân dân và tăng cƣờng sự lãnh đạo của Đảng đối với chính quyền các cấp từ Trung ƢƠng tới cơ sở. Tháng 04/1958, Quốc hội đã quyết định thành lập Tòa án nhân dân tối cáo và Viện Công tố Trung Ƣơng. Hệ thống Tòa án nhân dân tách khỏi Bộ tƣ Pháp.

Ngày 31/12/1959, Quộc hội nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hòa thong qua Hiến pháp 1959, theo đó tổ chức và hoạt động của các cơ quan tƣ pháp có sự thay đổi căn bản. Bộ Tƣ pháp giải thể, chức năng của Bộ Tƣ pháp đƣợc giao cho các cơ quan có liên quan, nhƣ Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ. Hoạt động Công tố tách khỏi Tòa án và giao cho một cơ quan mới là Viện Kiểm sát. Tòa án và Viện Kiểm sát là hai ngành độc lập với nhau. Bên cạnh việc cơ cấu tổ chức lại hệ thống cơ quant ƣ pháp, Hiến pháp năm 1959 đã quy định đầy đủ các quyền tự do, dân chủ của nhân dân. Đặc biệt, Hiến pháp 1959 ghi nhận quyền khiếu nại, tố cáo của công dân trong một điều riêng. Theo đó, tại Điều 29 Hiến Pháp 1959 quy định: “

30

Công dân có quyền khiếu nại, tố cáo với bất cứ cơ quan Nhà nước về những việc làm vi phạm pháp luật của cán bộ và nhân viên Nhà nước…”. Việc ghi nhận quyền khiếu nại, tố cáo của công dân của Hiến pháp 1959 là sự hoàn thiện về cả hệ thống các quyền công dân và cơ chế thực hiện các quyền đó. Theo đó, pháp luật tố tụng dân sự nói chung và các quy định về khởi kiện, khởi tố vụ án dân sự nói riêng đã có swh phát triển nhất định theo hƣớng quy định, hƣớng dẫn thi hành một cách đầy đủ. Trên cơ sở Hiến pháp 1959, Quốc hội nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hòa đã ban hành Luật tổ chức Tòa án nhân dân 1960, Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 1960. Và bên cạnh đó, Tòa án nhân dân tối cao cũng đã ban hành nhiều văn abrn hƣớng dẫn về thủ tục giải quyết các tranh chấp dân sự và hôn nhân gia đình nhƣ Thông tƣ 1080 –TC ngày 25/09/1961 hƣớng dẫn việc thực hiện thẩm quyền mới của Tòa án nhân dân tỉnh, thị xã, huyện, khu phố. Thông tƣ số 03- TATC ngày 03/03/1966 quy định về trình tự giải quyết ly hôn, Thông tƣ số 39/NCPL ngày 22/01/1972 hƣớng dẫn thụ lý, xếp và tạm xếp những việc kiện về hôn nhân gia đình và tranh chấp về dân sự… Tại Thông tƣ số 03 –TA quy định về trình tự giải quyết ly hôn có quy đinh: “Đương sự có quyền đưa đơn trực tiếp đến Tòa án mặc dù việc bất hòa trong gia đình của họ chưa được tổ chức hòa giải hoặc Ủy ban hành chính xã giải quyết. Khi nhận được đơn Tòa án phải thụ lý để, hoặc trực tiếp điều tra hòa giải hoặc giao lại cho Ủy ban hành chính xã cùng tổ chức hòa giải tiến hành trước công tác hòa giải với sự theo dõi và hướng dẫn của Tòa án…”

Thông tƣ số 39 –NCPL hƣớng dẫn việc thự lý, xếp và tạm xếp những việc kiện về hôn nhân gia đình và tranh chấp về dân sự cũng quy định “…việc hòa giải ở tư pháp xã, tổ hòa giải hoặc đoàn thể nhân dân không mang tính chất bắt buộc. Vì vậy, nếu việc kiện chưa được hòa giải trước ở tư pháp xã, tổ hòa giải hoặc đoàn thể nhân dân mà nguyên đơn đã đưa đơn khởi kiện thẳng đến Tòa án thì thẩm phán phải thụ lý vụ kiện…” “…1. Khi nghiên cứu một đơn kiện, thẩm phán cần

31

xem xét nội dung của đơn kiện có rõ rang hay không, vụ kiện có thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án mình không, và nguyên đơn có đủ tư cách để đi kiện không…”

”…2. Nhếu nhận thấy đơn kiện có nội dung rõ ràng, vụ kiện thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án mình và nguyên đơn có đủ tư cách để đi kiên, thẩm phán phải thụ lý vụ kiến. Việc đó phải được vào sổ thụ lý ngay và thẩm phán phải triệu tập ngay các đương sự đến Tòa án để điều tra, hòa giải. Khi họ đến Tòa án, thẩm phán phải báo bị đơn và những người chủ sự biết nội dung đơn kiện của nguyên đơn, nếu xét thấy cần thiết và không có hại gì cho việc hòa giải, xét xử, thẩm phán có thể cho bị đơn và những người dự xử xem hoặc sao chép đơn kiện của nguyên đơn…”. Nhƣ vậy, các quy định trên đã quy định khá cụ thể quyền đi kiện của công dân ra trƣớc Tòa án, điều kiện để công dân thực hiện quyền đi khiện nhƣ nguyên đơn ơhari có đủ tƣ cách đi kiện, tức là có năng lực hành vi và có quyền, lợi ịch bị xâm phạm hoặc tranh chấp.

Năm 1975, Hội đồng chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền nam Việt Nam đã ra Sắc Luật số 01- SL/76 quy định về tổ chức Tòa án nhân dân. Điều 16 Sắc luật quy định nhiệm vụ cụ thể của Viện Kiểm sát nhân dân: “Khởi tố hoặc tham gia tố tụng trong những vụ án dân sự liên quan đến lợi ích Nhà nƣớc và của Công dân”. Ngày 08/02/1977 Toà án nhân dân tối cao ban hành Thông tƣ 96/NCPL hƣớng dẫn trình tự xét xử sơ thẩm về dân sự. Theo Thông tƣ này, khi một ngƣời có lợi ích hợp pháp bị xâm phạm có quyền yêu cầu Tòa án bảo vệ lợi ích của mình. Đó là quyền nguyên đơn đƣợc khởi tố, các đƣơng sự khác nhƣ bị đơn sau khị bị nguyên đơn khởi tố có quyền phản tố và ngƣời dự sự cũng có quyền đƣa ra những yêu cầu riêng. Tòa án chỉ thụ lý và giải quyết vụ kiện khi nguyên đơn khởi tố, trừ trƣờng hợp pháp luật có quy định quyền khởi tố của công dân, đoàn thể nhân dân, hợp tác xã và Viện kiểm sát vì lợi ích chung. Và khi khởi tố vì lợi ích chúng, các chủ thể này có quyền: “Được nghiên cứu những tài liệu cần thiết trong

32

hồ sơ và có quyền rút đơn khởi tố nếu nhận thấy việc khởi tố không có căn cứ hoặc không cần thiết nữa, nhưng không có quyền thỏa thuận hòa giải với bên kia vì họ không là chủ thể của quan hệ pháp luật bị tranh chấp”.

Ngày 18/12/1980 Quốc hội khóa VI đã thông qua Hiến pháp mới của nƣớc Việt Nam thống nhất. Ngày 13/06/1981 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân đƣợc Quốc hội thông qua và tiếp theo ngày 03/07/1981 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân cũng đƣợc ban hành.

Năm 1986 trên tinh thần Cƣơng lĩnh của Đảng về chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội, đẩy mạnh sự phát triển của đất nƣớc, xóa bỏ cơ chế quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trƣờng. Do đó, đòi hỏi phải có sự hoàn thiện của hệ thống pháp luật để điều chính những quan hệ mới pháp sinh trong giao lƣu dân sự. Chính vì vậy, ngày 29/11/1989 Hội đồng Nhà nƣớc thông qua Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự (PLTTGQCVADS). Pháp lệnh này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/1990. Đây là văn bản pháp luật đầu tiên pháp điển hóa những nội dung căn bản của thủ tục giải quyết vụ án dân sự. Việc lần đầu tiên tập hợp đƣợc thủ tục giải quyết vụ án dân sự trong văn bản với hình thức pháp lệnh không chỉ thể hiện sự quan tâm của Nhà nƣớc, của xã hội đối với việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân cũng nhƣ của các chủ thể khác mà còn thể hiện sự phát triển của luật tố tụng dân sự đã sang một giai đoạn mới.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chế định khởi kiện và thụ lý án Dân sự trong Pháp luật Tố tụng Dân sự Việt Nam (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)