Thực tiễn việc trả lại đơn khởi kiện.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chế định khởi kiện và thụ lý án Dân sự trong Pháp luật Tố tụng Dân sự Việt Nam (Trang 70 - 71)

d) Đối với những việc pháp luật quy định phải yêu cầu cơ quan khác giải quyết trước thì chủ thể khởi kiện chỉ được khởi kiện vụ án khi các cơ quan hữu

3.1.1. Thực tiễn việc trả lại đơn khởi kiện.

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 167 BLTTDS 2004, sửa đổi bổ sung 2011, thì: "Trả lại đơn cho người khởi kiện, nếu việc đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án".

Và theo Khoản 1 Điều 168 BLTTDS: “Tòa án có quyền trả lại đơn kiện cho người nộp đơn trong các trường hợp sau:

a) Người khởi kiện không có quyền khởi kiện hoặc không có đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự;

b) Sự việc được giải quyết bằng bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án hoặc quyết định đã có hiệu lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trừ trường hợp vụ án mà Tòa án bác đơn xin ly hôn, xin thay đổi nuôi con, thay đổi mức cấp dưỡng, mức bồi thường thiệt hại hoặc vụ án đòi tài sản cho thuê, cho mượn, đòi nhà cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ mà tòa án chưa chấp nhận yêu cầu do chưa đủ điều kiện khởi kiện;

c) Hết thời hạn được thông báo quy định tại Khoản 2 Điều 171 BLTTDS mà người khởi kiện không nộp biên lai thu tiền tạm ứng án phí cho Tòa án, trừ trường hợp có trở ngại khách quan hoặc bất khả kháng;

71

đ) Vụ án không thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án”.

Vấn đề đặt ra là quyết định trả lại đơn khởi kiện của có bị kháng cáo, kháng nghị hay không? Chúng ta có thể liên hệ một ví dụ nhƣ sau: Một công dân nộp đơn và các tài liệu liên quan đến Tòa án cấp huyện để khởi kiện một vụ án dân sự. Có hai giả thiết đặt ra:

Một là, hồ sơ vụ kiện đó không có căn cứ pháp luật và Tòa án đã trả lại đơn khởi kiện. Ngƣời khởi kiện khiếu nại và Chánh án Tòa án cấp huyện căn cứ điểm a, khoản 2, Điều 170 BLTTDS "Giữ nguyên việc trả lại đơn khởi kiện".

Hai là, hồ sơ vụ kiện đó có căn cú pháp luật và việc khởi kiện đó là thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án, nhƣng do một lý do nào đó (áp dụng sai pháp luật, định kiến, do có mối quan hệ với phía bị đơn…) mà Chánh án TAND cấp huyện vẫn căn cứ điểm a, khoản 2 Điều 170 BLTTDS để "giữ nguyên việc trả lại đơn khởi kiện".

Vậy thì, sau khi cấp sơ thẩm đã giải quyết việc khiếu nại nhƣng một trong hai giả thiết trên thì ngƣời khởi kiện có quyền khiếu nại tiếp theo hay không? Và ai sẽ là ngƣời giải quyết khiếu nại đó? Trình tự, thủ tục giải quyết nhƣ thế nào?

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chế định khởi kiện và thụ lý án Dân sự trong Pháp luật Tố tụng Dân sự Việt Nam (Trang 70 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)