Phương án giải quyết vấn đề có được khiếu nại, kháng cáo, kháng nghị Quyết định trả lại đơn khởi kiện của Tòa án.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chế định khởi kiện và thụ lý án Dân sự trong Pháp luật Tố tụng Dân sự Việt Nam (Trang 87)

d) Đối với những việc pháp luật quy định phải yêu cầu cơ quan khác giải quyết trước thì chủ thể khởi kiện chỉ được khởi kiện vụ án khi các cơ quan hữu

3.3.1. Phương án giải quyết vấn đề có được khiếu nại, kháng cáo, kháng nghị Quyết định trả lại đơn khởi kiện của Tòa án.

kháng nghị Quyết định trả lại đơn khởi kiện của Tòa án.

Hiện nay BLTTDS cũng nhƣ các văn bản hƣớng dẫn chƣa quy định cụ thể vấn đề này, nhƣng trong quá trình thực tế áp dụng luật đã phát sinh một số quan điểm khác nhau xung quanh vấn đề này nhƣ sau:

Quan điểm thứ nhất cho rằng: Quyết định của Chánh án là quyết định cuối cùng, có hiệu lực thi hành mà không bị kháng cáo, kháng nghị vì thực tế, luật không quy định việc kháng cáo, kháng nghị đối với quyết định trả lại đơn khởi kiện.

Trong thực tiễn quan điểm này không nhận đƣợc sự đồng tình của nhiều nhà luật gia, bởi quyết định của cấp sơ thẩm không thể là quyết định cuối cùng. Trong khi quyết định đó thật sự có vi phạm nghiêm trọng về tố tụng làm thiệt hại

88

đến quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời khởi kiện.

Quan điểm thứ hai lại cho rằng: Nếu cấp sơ thẩm có sai sót trong việc áp dụng pháp luật thì cấp trên chỉ cần có văn bản chỉ đạo cấp sơ thẩm rút lại các quyết định đã ban hành và thụ lý giải quyết vụ án theo thủ tục chung.

Với quan điểm này có phần nhẹ nhàng hơn do không xảy ra hậu quả pháp lý là các quyết định của cấp sơ thẩm bị hủy, không làm ảnh hƣởng đến điểm thi đua của Thẩm phán. Tuy nhiên, với một quyết định đƣợc ban hành theo một trình tự tố tụng thì để sửa sai các quyết định đó cũng phải bằng một quyết định theo một trình tự tố tụng chứ không thể sửa sai một quyết định tố tụng bằng một mệnh lệnh mang tính hành chính đƣợc. Việc thừa nhận sự đúng đắn của quan điểm này vô hình chung đã làm ảnh hƣởng đến tính nghiêm minh của pháp luật tố tụng, cũng nhƣ dẫn đến tình trạng chồng chéo nhau về hiệu lực pháp lý của các phân ngành luật khác nhau, cụ thể trong trƣờng hợp này là sự chồng chéo hiệu lực giữa phân ngành tố tụng dân sự và phân ngành hành chính.

Quan điểm thứ ba cho rằng: Quyết định của cấp sơ thẩm có sai sót trong việc áp dụng pháp luật thì phải đƣợc kháng cáo, kháng nghị và Tòa án cấp trên trực tiếp đƣợc quyền xem xét lại các quyết định trên theo trình tự giám đốc thẩm theo Điều 283 BLTTDS, bởi vì, cấp sơ thẩm đã có sai sót trong việc áp dụng pháp luật. Hơn nữa, các quyết định trả lại đơn đã đƣợc phát hành và đã phát sinh hiệu lực thì việc sửa sai các quyết định đó phải bằng một quyết định khác của cấp có thẩm quyền, trong trƣờng hợp này, cấp có thẩm quyền đó chính là Ủy ban Thẩm phán TAND cấp tỉnh.

Có thể nói đây là một quan điểm "hợp tình, hợp lý" và phù hợp với nguyên tắc bảo đảm sự công minh trong quá trình áp dụng pháp luật. Tuy nhiên, để quan điểm này đƣợc thừa nhận một cách chính thống trong quá trình áp dụng BLTTDS cũng nhƣ bảo đảm sự thống nhất trong quá trình áp dụng tại hệ thống tòa án hai cấp

89

đề nghị TANDTC có văn bản hƣớng dẫn cụ thể theo hƣớng của quan điểm này nhằm đảm bảo quyền lợi hợp pháp của chủ thể quyền khởi kiện.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chế định khởi kiện và thụ lý án Dân sự trong Pháp luật Tố tụng Dân sự Việt Nam (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)