Những trường hợp Tòa án trả lại đơn khởi kiện.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chế định khởi kiện và thụ lý án Dân sự trong Pháp luật Tố tụng Dân sự Việt Nam (Trang 66 - 68)

d) Đối với những việc pháp luật quy định phải yêu cầu cơ quan khác giải quyết trước thì chủ thể khởi kiện chỉ được khởi kiện vụ án khi các cơ quan hữu

2.2.5.1. Những trường hợp Tòa án trả lại đơn khởi kiện.

67

Khi xem xét thụ lý vụ án, nếu thấy việc khởi kiện chƣa đáp ứng đủ các điều kiện khởi kiện nên không thể thụ lý đƣợc vụ án thì tòa án trả lại đơn khởi kiện và các chứng cứ, tài liệu kèm theo cho ngƣời khởi kiện. Khi trả lại đơn khởi kiện, Tòa án phải có văn bản kèm theo ghi rõ lí do trả lại đơn khởi kiện.

Theo Khoản 1 Điều 168 BLTTDS 2004, Tòa án có quyền trả lại đơn kiện cho ngƣời nộp đơn trong các trƣờng hợp sau:

- Thời hiệu khởi kiện đã hết;

- Ngƣời khởi kiện không có quyền khởi kiện hoặc không có đủ năng lực hành vi tố tụng;

- Sự việc đƣợc giải quyết bằng bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của tòa án hoặc quyết định đã có hiệu lực của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền, trừ trƣờng hợp vụ án mà tòa án bác đơn xin ly hôn, xin thay đổi nuôi con, thay đổi mức cấp dƣỡng, mức bồi thƣờng thiệt hại hoặc vụ án đòi tài sản cho thuê, cho mƣợn, đòi nhà cho thuê, cho mƣợn, cho ở nhờ mà tòa án chƣa chấp nhận yêu cầu do chƣa đủ điều kiện khởi kiện;

- Hết thời hạn đƣợc thông báo quy định tại Khoản 2 Điều 171 BLTTDS mà ngƣời khởi kiện không đến Tòa án làm thủ tục thụ lý vụ án, trừ trƣờng hợp có lý do;

- Chƣa đủ điều kiện khởi kiện;

- Vụ án không thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án.

Ngoài ra, theo quy định tại Khoản 2 điều 169 BLTTDS thì Tòa án còn có quyền trả lại đơn khởi kiện và các chứng cứ, tài liệu kèm theo cho ngƣời khởi kiện, nếu họ không sửa đổi bổ sung đơn khởi kiện theo yêu cầu của tòa án.

68

Khoản 2 Điều 192 quy định: "Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án, xóa tên vụ án đó trong sổ thụ lý và trả lại đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo cho đƣơng sự nếu vụ án đó thuộc trƣờng hợp trả lại đơn khởi kiện theo quy định tại Điều 168 Bộ luật tố tụng dân sự".

Tại Điều 413 quy định:

1. Tòa án Việt Nam trả lại đơn khởi kiện, đơn yêu cầu hoặc đình chỉ giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nƣớc ngƣời trong trƣờng hợp đã có bản án, quyết định của tòa án nƣớc ngoài giải quyết vụ việc dân sự đó và Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập điều ƣớc quốc tế quy định việc công nhận và cho thi hành bán án, quyết định dân sự.

2. Tòa án Việt Nam trả lại đơn khởi kiện, đơn yêu cầu hoặc đình chỉ giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nƣớc ngoài nếu có Tòa án nƣớc ngoài đã thụ lý vụ việc dân sự đó và bản án, quyết định của Tòa án nƣớc ngoài về vụ việc dân sự đó đƣợc công nhận và cho thi hành tại Việt Nam.

Vậy việc trả lại đơn khởi kiện này sẽ tiến hành nhƣ thế nào? Khi tại Khoản 2 Điều 168 chỉ quy định: "Khi trả lại đơn khởi kiện, Tòa án phải có văn bản kèm theo ghi rõ lý do trả lại đơn khởi kiện" mà không quy định cụ thể văn bản này sẽ theo hình thức nào, là một quyết định theo quy trình tố tụng hay chỉ là một Công văn hành chính mang tính chất thông báo cho đƣơng sự bị trả lại đơn khởi kiện. Cũng nhƣ Khoản 2 Điều 168 không hề quy định về thẩm quyền ký văn bản trả lại đơn khởi kiện này.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chế định khởi kiện và thụ lý án Dân sự trong Pháp luật Tố tụng Dân sự Việt Nam (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)