Hoàn thiện chế định về chứng cứ, chứng minh trong tố tụng dân sự để tạo điều kiện cho người dân thực hiện được quyền khởi kiện của mình.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chế định khởi kiện và thụ lý án Dân sự trong Pháp luật Tố tụng Dân sự Việt Nam (Trang 95 - 98)

d) Đối với những việc pháp luật quy định phải yêu cầu cơ quan khác giải quyết trước thì chủ thể khởi kiện chỉ được khởi kiện vụ án khi các cơ quan hữu

3.3.6. Hoàn thiện chế định về chứng cứ, chứng minh trong tố tụng dân sự để tạo điều kiện cho người dân thực hiện được quyền khởi kiện của mình.

sự để tạo điều kiện cho người dân thực hiện được quyền khởi kiện của mình.

Sau khi BLTTDS có hiệu lực pháp luật, trên cơ sở những quy định về chứng cứ, chứng minh trong tố tụng dân sự, dƣờng nhƣ các Tòa án đã trút đƣợc một gánh nặng trong việc chứng minh làm rõ sự thật của vụ án với quan niệm các đƣơng sự phải tự chứng minh cho quyền lợi của mình, nếu không tự chứng minh đƣợc sẽ bị Tòa án xử bác yêu cầu.

Tuy nhiên, cũng phải nhìn nhận rằng Việt Nam là một đất nƣớc mà đa phần dân số đều làm nông nghiệp, do vậy, các quy định này của BLTTDS mặc dù không gây xáo trộn đối với các doanh nghiệp, các thị dân thành phố nhƣng đối với khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa thì đó lại quả là một vấn đề không nhỏ. Ngƣời nông dân Việt Nam vốn xa lạ với pháp đình và càng xa lạ hơn với việc tự chứng minh, do vậy, sau khi nộp đơn kiện rồi thì thƣờng phó mặc cho Tòa án giải quyết mà không biết rằng mình phải tự đi thu thập các tài liệu cần thiết để chứng minh.

Trong khi đó, theo quy định của BLTTDS hiện nay thì Tòa án không còn đƣợc tự mình tiến hành các biện pháp thu thập chứng cứ để hoàn thiện hồ sơ vụ án nhƣ trƣớc đây nữa. Nhƣ vậy, hậu quả tất yếu là thời gian giải quyết vụ án sẽ bị kéo dài hơn so với các quy định trƣớc kia. Để khắc phục tình trạng này, thiết nghĩ cơ quan có thẩm quyền nên có những quy định mang tính chuyển tiếp cho việc thực hiện. Cụ thể là cần quy định rõ khi nhận đơn khởi kiện của đƣơng sự, Tòa án phải giải thích rõ cho đƣơng sự về nghĩa vụ chứng minh của họ cũng nhƣ các chứng cứ, tài liệu cụ thể cho mỗi vụ án mà đƣơng sự phải xuất trình và quyền yêu cầu Tòa án thu thập chứng cứ nếu không tự mình thu thập đƣợc.

96

Hiện nay, Điều 7 BLTTDS và Nghị quyết số 04 của Hội đồng Thẩm phán TANDTC ngày 17/9/2005 quy định khi có yêu cầu của đƣơng sự thì cơ quan, tổ chức đang lƣu giữ, quản lý chứng cứ (thƣờng là các giấy tờ về hộ tịch, nhà đất…) có trách nhiệm cung cấp đầy đủ các chứng cứ này cho đƣơng sự, trong trƣờng hợp không cung cấp đƣợc thì phải thông báo bằng văn bản cho đƣơng sự biết và nêu rõ lý do của việc không cung cấp đƣợc chứng cứ. Trong thực tiễn tố tụng tại Tòa án thì văn bản này đƣợc coi là điều kiện tiên quyết để đƣơng sự có thể yêu cầu Tòa án tiến hành các biện pháp cần thiết để thu thập chứng cứ. Nhƣng xem ra quy định này khó có thể đƣợc thực hiện trên thực tế khi mà nền hành chính quốc gia chƣa thực sự đƣợc cải tổ và cơ quan công quyền chƣa thực sự "gần dân". Khi ngƣời có trách nhiệm quản lý hồ sơ, tài liệu trong các cơ quan công quyền đã không có thiện chí trong việc cấp cho ngƣời dân các giấy tờ, tài liệu có liên quan tới vụ kiện thì có lẽ ngƣời dân sẽ không thật dễ dàng để có trong tay bản thông báo nói trên. Do vậy, để đơn giản hóa các thủ tục tố tụng, tạo điều kiện thuận lợi cho ngƣời dân trong việc bảo vệ quyền lợi của mình thì cần hoàn thiện các quy định trên theo hƣớng nếu cơ quan, tổ chức đang lƣu giữ, quản lý chứng cứ của vụ án không cung cấp các tài liệu cần thiết và cũng không thông báo bằng văn bản cho đƣơng sự về lý do của việc không cung cấp thì đƣơng sự có thể ngay lập tức yêu cầu sự can thiệp của Toà án trong việc thu thập chứng cứ.

97

KẾT LUẬN

Quyền khởi kiện là một quyền năng cơ bản mà pháp luật thừa nhận đối với các chủ thể trong giao lƣu dân sự, cũng nhƣ trong quá trình bảo vệ những quyền dân sự khác của chủ thể pháp luật, đặc biệt trong quá trình hội nhập ngày nay, khi mà các hành vi xâm phạm quyền dân sự của chủ thể pháp luật ngày càng đa dạng và nhiều phƣơng thức hơn.

BLTTDS đƣợc Quốc hội khóa XI thông qua ngày 15/06/2004, có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2005 với chế định khởi kiện và thụ lý đƣợc kế thừa và đánh dấu bƣớc phát triển lập pháp hoàn thiện hơn trong luật. Tuy nhiên, trong thực tế các chủ thể thực hiện quyền khởi kiện gặp rất nhiều khó khăn mà xuất phát từ thực trạng còn thiếu vắng các quy định của pháp luật. Ngay chính các quy định của BLTTDS về khởi kiện và thụ lý vụ án dân sự mặc dù đã đƣợc sửa đổi cụ thể song còn tồn tại những quy định chung chung, còn có những khoảng trống trong luật chƣa đƣợc điều chỉnh cụ thể dẫn đến việc áp dụng pháp luật không đƣợc thống nhất trong thực tiễn xét xử.

Song song với việc hoàn thiện toàn bộ hệ thống các quy định về tố tụng dân sự, việc "Hoàn thiện chế định khởi kiện và thụ lý vụ án dân sự trong pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam" sẽ góp một phần quan trong trọng việc nâng cao chất lƣợng hoạt động ngành tƣ pháp cũng nhƣ đảm bảo quyền khởi kiện cơ bản của công dân, là tiền đề để bảo vệ những quyền dân sự khác.

Do kinh nghiệm thực tiễn chƣa nhiều, và điều kiện nghiên cứu còn nhiều khó khăn, việc tiếp cận nguồn tri thức chuyên sâu còn hạn chế, nên việc thực hiện luận văn không tránh khỏi những thiếu sót nhất định, rất mong nhận đƣợc sự thông cảm của quý thầy, cô giáo.

98

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chế định khởi kiện và thụ lý án Dân sự trong Pháp luật Tố tụng Dân sự Việt Nam (Trang 95 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)