Thời kỳ từ 1990 đến nay.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chế định khởi kiện và thụ lý án Dân sự trong Pháp luật Tố tụng Dân sự Việt Nam (Trang 32 - 37)

PLTTGQCVADS đƣợc ban hành là văn bản pháp luật có hiệu lực cao nhất từ trƣớc tới nay chính thức điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong hoạt động tố tụng dân sự, bao hàm một quy trình tố tụng dân sự khép kín và thống nhất. Chế định khởi kiện và thụ lý vụ án dân sự đƣợc ghi nhận tƣơng đối cụ thể, đầy đủ hơn thông qua quy định rõ về hình thức và thủ tục khởi kiện. Điều đó đã tạo ra những điều kiện thuận lợi cho bất kỳ công dân nào cũng có thể yêu cầu Tòa án bảo vệ

33

quyền, lợi ích hợp pháp của mình khi bị xâm phạm. Tại Điều 1 PLTTGQCVADS quy định: “ Công dân, pháp nhân theo thủ tục luật định có quyền khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu Tòa án nhân dân bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình”.

Tại Điều 8 PLTTGQCVADS quy định: “ Các cơ quan Nhà nước, Ủy ban mặt trận Tổ quốc, các tổ chức thành viên của Mặt trận tổ quốc và công dân theo quy định của pháp luật có thể tham gia tổ chức thích hợp của nhân dân để giải quyết những việc vi phạm pháp luật và tranh chấp đó trong nhân dân trước khi khởi kiện và có quyền cung cấp cho Tòa án tin tức về vụ án và tùy từng trường hợp giúp đỡ Tòa án trong việc hòa giải, có quyền kiến nghị với Tòa án cấp trên xem xét giải quyết và trả lời cho người đã kiến nghị.

Nếu không có người khởi kiện thì các Ủy ban Mặt trận tổ quốc, các thành viên của Mặt trận tổ quốc trong phạm vi chức năng của mình có quyền khởi kiện hoặc đề nghị Viện kiểm sát xem xét việc khởi kiện vụ án đối với những việc được quy định tại Khoản 1 Điều 28 cảu Pháp lệnh này”.

Ngoài ra, trong PLTTGQCVADS còn thừa nhận quyền khởi tố của Viện kiểm sát, theo đó: “ Viện kiển sát có quyền khởi tố các vụ án dân sự sau:

- Việc vi phạm pháp luật gây thiệt hại cho tài sản Xã hội chủ nghĩa;

- Việc vi phạm pháp luật gây thiệt hại cho quyền lợi người lao động;

- Hủy kết hôn trái pháp luật;

- Xác định cha, mẹ cho con chưa thành niên ngoài giá thú;

- Việc xâm phạm nghiêm trọng đến quyền lợi của người chưa thành niê, người có nhược điểm về thể chất và tâm thần”. (Khoản 1 Điều 28 PLTTGQCVADS)

Đồng thời, để PLTTGQCVADS đảm bảo đƣợc tính khả thi trên thực tế, các cơ quan hữu quan đã ban hành hàng loạt các văn bản hƣớng dẫn thi hành pháp

34

lệnh này nhƣ: Nghị quyết số 03/HĐTP ngày 09/10/1990 của Hội đồng thẩm phán TANDTC; Thông tƣ số 09/TTLN ngày 01/11/1990 giữa TANDTC, VKSNDTC và BTP; Nghị định số 117/CP ngày 07/09/1994 của Chính phủ về lệ phí, án phí của Tòa án.

Bên cạnh đó, Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án lao động (PLTTGQCVALĐ) và PLTTGQCVAKT)cũng ghi nhận quyền khởi kiện của chủ thể quyền nhƣ sau:

Điều 1 PLTTGQCVALĐ quy định: “1) Ngưới lao động, tập thể lao động, người sử dụng lao động theo thủ tục do pháp luật quy định có quyền khởi kiện vụ án lao động để yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Trong trường hợp cần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể lao động thì Công đoàn cấp trên, Công đoàn cơ sở có quyền khởi kiện.

2) Người khởi kiện vụ án lao động có quyền rút đơn kiện, thay đổi nội dung đơn kiện…”

Theo quy đinh này của PLTTGQCVALAA thì thể thức, trình tự bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp cảu đƣơng sự khi xâm phạm cũng đƣợc thực hiện bằng hành vi gửi đơn khởi kiện đến Tòa án có thẩm quyền. Nhƣ vậy, khởi kiện vụ án lao động về cơ bản cũng giống nhƣ khởi kiện vụ án dân sự. Song do tranh chấp lao động có đặc thù riêng, nó không chỉ là tranh chấp cá nhân giữa ngƣời lao đông và ngƣời sử dụng lao động, mà còn có tranh chấp tập thể giữa tập thể ngƣời lao động mà đại diện là Ban chaasp hành Công đoàn cơ sở với ngƣời sử dụng lao động, do đó PLTTGQCVALĐ đã quy định Ban chấp hành Công đoàn cơ sở là một chủ thể của tố tụng lao động.

35

Đối với khởi kiện vụ án kinh tế, thì tại Điều 1 PLTTGQCVAKT ghi nhận:

“Cá nhân, pháp nhân theo thủ tục do pháp luật quy định có quyền khởi kiện vụ án kinh tế để yêu cầu Tòa án bảo về quyền và lợi ích hợp pháp của mình”.

Điều 31 PLTTGQCVAKT quy đinh: “Người khởi kiện phải làm đơn khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án kinh tế trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày phát sinh tranh chấp, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác…”

Qua các quy định của PLTTGQCVAKT cho thấy pháp luật đã ghi nhận và đảm bảo cho các cá nhân, pháp nhân có quyền bảo về quyền và lợi ích hợp pháp của họ trƣớc Tòa. Việc khởi kiện vụ án kinh tế của đƣơng sjw cũng đƣợc tiến hành thông qua việc gửi đơn khởi kiện đến Tòa án. Nhƣ vậy, về cơ bản việc khởi kiện vụ án kinh tế cũng giống việc khởi kiện vụ án dân sự. Xuất phát từ nguyên tắc tự định đoạt của các đƣơng sự, từ nguyên tắc tự do kinh doanh, khi xảy ra tranh chấp hoặc có quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm hại thì chỉ có các đƣơng sự là chủ thể của quan hệ pháp luật kinh tế mới có quyền khởi kiện vụ án kinh tế.

Trên cơ sở đƣờng lối đổi mới của Đảng, trƣớc thực trạng pháp luật tố tụng dân sự và thực tiễn xét xử các vụ việc dân sự, ngày 27/5/2004 Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua BLTTDS, có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2005. Cùng với việc ban hành BLTTDS, Nhà nƣớc ta cũng đã ban hành nhiều văn bản hƣớng dẫn thi hành Bộ luật này nhƣ Nghị quyết số 01/2005/NQ-HĐTP ngày 31/3/2005 hƣớng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ nhất "Những quy định chung" của BLTTDS năm 2004, Nghị quyết số 02/2005/NQ-HĐTP ngày 27/4/2005 của Hội đồng Thẩm phán TANDTC hƣớng dẫn thi hành một số quy định tại chƣơng VIII "Các biện pháp khẩn cấp tạm thời" của BLTTDS, Nghị quyết số 04/2005/NQ-HĐTP ngày 17/9/2005 của Hội đồng Thẩm phán TANDTC hƣớng dẫn thi hành một số quy định của BLTTDS về "Chứng cứ và chứng minh", Nghị quyết số 02/2006/NQ-HĐTP ngày 12/5/2006 của Hội đồng Thẩm phán TANDTC

36

hƣớng dẫn thi hành các quy định trong Phần thứ hai "Thủ tục giải quyết vụ án tại Tòa án cấp sơ thẩm của Bộ luật Tố tụng dân sự"… Với 45 điều từ Điều 196 đến Điều 241 của BTTDS và các hƣớng dẫn trong các nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán TANDTC các vấn đề về khởi kiện và thụ lý vụ án dân sự đã đƣợc quy định tƣơng đối đầy đủ, chặt chẽ, khắc phục đƣợc tình trạng tản mạn, mâu thuẫn, khiếm khuyết trong các văn bản tố tụng trƣớc đây.

Ngày 29/03/2011 Quốc hội đã ban hành Luật số 65/2011/QH12 đã ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLTTDS 2004, điều này đã thể hiện sự quan tâm của Đảng và Chính phủ trƣớc những thay đổi của quan hệ pháp luật dân sự trong đời sống, cũng nhƣ quan tâm đến sự việc hoàn thiện các quy định về tố tụng dân sự, tạo hành lang pháp lý thuận lợi nhất cho các chủ thể pháp luật dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Nhƣ vậy, qua nghiên cứu lịch sử hình thành và phát triển các quy định của pháp luật về khởi kiện và thụ lý trong tố tụng dân sự từ thời kì Việt Nam bắt đầu có pháp luật đến nay, chúng ta có thể thấy đây không phải là một chế định mới mà có sự kế thừa và phát triển lâu dài theo triến trình lịch sử xây dựng pháp luật Việt Nam. Các quy định về khởi kiện và thụ lý vụ án dân sự ngày càng cụ thể, đầy đủ, góp phần vào việc giải quyết nhanh chóng, đúng đắn các tranh chấp, bảo đảm sự ổn định xã hội và đoàn kết trong nhân dân.

37

Chương 2

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chế định khởi kiện và thụ lý án Dân sự trong Pháp luật Tố tụng Dân sự Việt Nam (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)