Bổ sung những quy định về khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại về môi trường.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chế định khởi kiện và thụ lý án Dân sự trong Pháp luật Tố tụng Dân sự Việt Nam (Trang 92 - 95)

d) Đối với những việc pháp luật quy định phải yêu cầu cơ quan khác giải quyết trước thì chủ thể khởi kiện chỉ được khởi kiện vụ án khi các cơ quan hữu

3.3.5. Bổ sung những quy định về khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại về môi trường.

93

Trong những năm gần đây, vấn đề vi phạm luật bảo vệ môi trƣờng tại các khu công nghiệp là một trong những vấn đề nổi cộm mà đã tốn rất nhiều giấy mực của báo chí. Những tác hại do hoạt động xâm hại môi trƣờng đã gián tiếp hoặc trực tiếp xâm hại đến sức khỏe, tính mạng và cuộc sống của ngƣời dân ở các khu vực xung quanh.

Tuy nhiên, hiện nay cơ chế của pháp luật nội dung chƣa thật cụ thể, cũng nhƣ những cơ chế khởi kiện quy định tại BLTTDS còn nhiều thiếu sót, đặc biệt là những quy định về việc thực hiện quyền khởi kiện trong các vụ đòi bồi thƣờng thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm môi trƣờng, điều này đã làm cho quyền lợi của ngƣời dân không đƣợc đảm bảo mặc dù những thiệt hại về nhân thân và tài sản của họ đang diễn ra hàng ngày.

- Bổ sung những quy định về chủ thể được thực hiện quyền đại diện khởi kiện.

Điều 1 Khoản 1 BLTTDS 2004 quy định: "Tòa án chỉ thụ lý giải quyết các vụ việc dân sự khi có đơn khởi kiện, đơn yêu cầu của đương sự và chỉ giải quyết trong phạm vi đơn khởi kiện, đơn yêu cầu đó". Điều này có nghĩa tất cả những ngƣời bị thiệt hại về sức khỏe, tính mạng và tài sản do tình trạng ô nhiễm môi trƣờng đều có quyền khởi kiện đòi bồi thƣờng thiệt hại, song họ chỉ có thể đƣợc bảo vệ quyền lợi hợp pháp khi họ thực hiện quyền khởi kiện của mình.

Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là do phạm vi ô nhiễm môi trƣờng thƣờng rất rộng, nên phạm vi tác động đến con ngƣời có thể lên đến hàng nghìn hộ gia đình. Nhƣ vậy, nếu nhƣ mỗi ngƣời một lá đơn khởi kiện gửi đến tòa yêu cầu cùng một chủ thế phải bồi thƣờng thiệt hại cho mình thì sẽ gây áp lực rất lớn cho ngành tòa án, và bản thân ngƣời thực hiện quyền khởi kiện đó cũng khó có thể thực hiện đƣợc các hoạt động chứng minh có hành vi ô nhiễm làm xâm hại đến quyền nhân thân, quyền tài sản hợp pháp của mình, bởi việc tìm ra các chứng cứ để chứng

94

minh hành vi ô nhiễm môi trƣờng cần rất nhiều các xét nghiệm, các biện pháp kiểm chứng mang tinh chuyên môn mà mà một ngƣời dân hay một hộ gia đình có thể thực hiện độc lập. Nhƣ vậy, để thực hiện quyền của mình ở một phạm vi rộng, nhiều ngƣời có quyền khởi kiện, thì ngƣời khởi kiện có thể thông qua chế định đại diện.

Nhƣng vấn đề đặt ra là: ai sẽ là ngƣời đại diện cho lợi ích của tổ chức và cá nhân thực hiện quyền khởi kiện đòi bồi thƣờng thiệt hại. Tại Khoản 3 Điều 162 BLTTDS 2004 quy định: "cơ quan, tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ quyền hạn của mình có quyền khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu tòa án để bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của nhà nước trong lĩnh vực mình phụ trách", trong thực tế, về bản chất thì những thiệt hại bị xâm phạm do môi trƣờng, và những lợi ích cần đảm bảo là lợi ích tƣ chứ hiện nay chƣa đƣợc quy định trong chức năng, nhiệm vụ của bất kỳ của tổ chức hay cơ quan nào.

Vì vậy, đề nghị trong thời gian tới, hệ thống pháp luật nội dung về lĩnh vực môi trƣờng cần quy định cụ thể về chức năng nhiệm vụ của các cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trƣờng, và tòa án cũng cần có những hƣớng dẫn cụ thể các tòa án hai cấp có những biện pháp hợp lý khi thụ lý những vụ việc về khởi kiện đòi bồi thƣờng thiệt hại do ô nhiễm môi trƣờng gây ra.

- Cần có quy định rõ ràng về thời hiệu khởi kiện đòi bồi thƣờng do ô nhiễm môi trƣờng.

Theo quy định của BLTTDS hiện nay thì thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thƣờng thiệt hại là 02 năm. Tuy nhiên, khoảng thời gian này chỉ phù hợp với những thiệt hại phát sinh trực tiếp từ hành vi vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, đối với những thiệt hại gián tiếp từ sự uy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trƣờng tự nhiên, thời gian để bộc lộ những thiệt hại thƣờng lâu hơn. Nên kiến nghị bổ sung thêm

95

thời hiệu khởi kiện về ô nhiễm môi trƣờng với thời hiệu kéo dài thêm thành 10 năm.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chế định khởi kiện và thụ lý án Dân sự trong Pháp luật Tố tụng Dân sự Việt Nam (Trang 92 - 95)