Cải thiện các Chính sách liên quan đến thẻ thanh toán

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển và hoàn thiện dịch vụ thẻ thanh toán tại Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam – Techcombank (Trang 77)

VIỆT NA M TECHCOMBANK

3.4.2.1 Cải thiện các Chính sách liên quan đến thẻ thanh toán

Một khi thẻ đã được sử dụng phổ biến và trở thành phương tiện thanh toán hữu hiệu thì rất cần Ngân hàng Nhà nước đưa ra một pháp lệnh về thẻ thanh toán với những điều khoản chặt chẽ, thống nhất với các văn bản có liên quan đến quản lý ngoại hối, tín dụng chung.

Chính sách quản lý ngoại hối cần phải có quy định riêng cho thẻ thanh toán, nhất là thẻ tín dụng quốc tế nhằm mục đích vừa quản lý tốt việc sử dụng thẻ của khách hàng, tránh việc lợi dụng thẻ để chuyển ngoại tệ bất hợp pháp ra nước ngoài, và phải tạo điều kiện cho phát hành thẻ của ngân hàng và sử dụng thẻ của khách hàng không bị hạn chế ở mức độ nào đó.

Chính sách tín dụng phải có quy định riêng cho tín dụng thẻ-một loại hình tín dụng mới nhằm tạo điều kiện cho Ngân hàng tự chịu trách nhiệm thẩm định, đảm bảo tín dụng cho khách hàng của mình, giảm khó khăn phiền hà cho khách hàng để tăng

lượng khách hàng sử dụng thẻ. Không thể quy định điều kiện đảm bảo tín dụng cho khách hàng chủ thẻ như điều kiện đảm bảo tín dụng đối với các khoản vay thông thường mà có thể nới rộng hơn và lưu tâm hơn đến khả năng thanh toán của khách hàng căn cứ vào tính ổn định thường xuyên của thu nhập hay giá trị của tài sản bảo đảm hợp lý.

Cần có sự điều chỉnh hạn mức tín dụng đề thu hút nhiều đối tượng khách hàng hơn. Đối với sản phẩm thẻ tín dụng mà Techcombank đang phát hành có hạn mức tín dụng tối thiểu là 10 triệu đồng. So với những người có mức thu nhập bình dân khoảng từ 3 đến 5 triệu đồng thì hạn mức tín dụng tối thiểu trên vẫn còn cao. Trong khi, một số Ngân hàng khác đã phát hành ra những loại thẻ tín dụng có hạn mức phù hợp với người có thu nhập bình dân hơn. Như thẻ tín dụng của Eximbank phát hành thẻ có HMTD tối thiểu 2 triệu, Vietinbank phát hành thẻ có HMTD tối thiểu 1 triệu.

Ngân hàng Nhà nước nên thường xuyên tổ chức các khoá đào tạo, hội thảo để hướng dẫn các ngân hàng thực hiện nghiệp vụ thẻ sao cho phù hợp với thông lệ quốc tế và các yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước cũng như các vấn đề liên quan đến hạn chế rủi ro cho ngân hàng trong kinh doanh thẻ. Đồng thời để tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các Ngân hàng trên thị trường thẻ, Ngân hàng Nhà nước cần có biện pháp xử phạt nghiêm khắc đối với những vi phạm quy chế hoạt động thẻ.

3.4.2.2 Thay đổi các chính sách quản lý nhằm hỗ trợ Techcombank phát triển dịch vụ thẻ thanh toán

Ngân hàng Nhà nước cần khuyến khích các Ngân hàng thương mại không ngại đầu tư mở rộng dịch vụ thẻ bằng việc trợ giúp các Ngân hàng trong nước trong việc phát triển nghiệp vụ thẻ cũng như tạo điều kiện cho Techcombank có cơ hội được sự chấp thuận hợp tác phát hành và thanh toán với các tổ chức thẻ quốc tế như : MasterCard, JCB, Diners Club và Amex, không chỉ đối với tổ chức thẻ Visa như hiện nay.

Tạo điều kiện cho Techcombank được liên kết phát hành và thanh toán thẻ với các Ngân hàng, Tổ chức tài chính khác.

Tiếp tục giúp đỡ, hỗ trợ Techcombank trong hoạt động phát triển dịch vụ thông qua việc tuyên truyền đến với các cơ quan, Doanh nghiệp, tổ chức..v.v…trên địa bàn thực hiện phát triển thanh toán không dùng tiền mặt để hỗ trợ cho hoạt động thanh toán thẻ của Ngân hàng.

Kết luận chương 3

Phát triển dịch vụ thẻ thanh toán hiện nay tại các Ngân hàng thương mại đang là một vấn đề hết sức nóng bỏng và hấp dẫn. Khi một nền kinh tế toàn cầu đầy triển vọng với sự bùng nổ thương mại điện tử, công nghệ thông tin nhanh chóng thì nhu cầu chi tiêu phi tiền mặt càng nở rộ. Các Ngân hàng đua tranh nhau đưa ra những sản phẩm mới thu hút khối lượng khách hàng ngày thêm gia tăng và điển hình nhất là hệ thống thẻ tín dụng ngày nay mang quy mô trải rộng khắp toàn cầu.

Dựa trên cơ sở của những tồn tại và nguyên nhân đã tìm hiểu ở chương 2, chương 3 đã tập trung vào phân tích các định hướng phát triển dịch vụ thẻ thanh toán tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam-Techcombank và đưa ra một hệ thống các giải pháp và kiến nghị, bao gồm 06 giải pháp và 05 kiến nghị tới Chính phủ cùng Ngân hàng Nhà nước.

KẾT LUẬN

Phát triển dịch vụ thẻ thanh toán là một định hướng về đổi mới hoạt động cho hệ thống Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam – Techcombank. Mặc dụ dịch vụ này không phải là mới mẻ đối với ngành Ngân hàng thế giới nhưng đối với quy mô và mức độ phát triển của ngành Ngân hàng Việt Nam mới chỉ hơn 20 năm, dịch vụ này thực sự vẫn chưa được khai thác triệt để.

Là một trong những Ngân hàng đi đầu trong phát triển kinh doanh các nghiệp vụ Ngân hàng nhưng dịch vụ thẻ thanh toán tại Techcombank vẫn chưa phải là nghiệp vụ phát triển đưa lại nguồn doanh thu lớn nhất. Khúc mắc này là dấu ấn cho cả bản thân Ngân hàng lẫn cơ chế và môi trường kinh tế xã hội trong giai đoạn hiện nay.

Kể từ khi hạn chế thâm nhập đối với các Ngân hàng nước ngoài đã bị dỡ bỏ, các Ngân hàng Việt Nam không ngừng cạnh tranh mạnh mẽ trên tất cả các mặt. Vì thế, thúc đẩy và hoàn thiện việc sử dụng các công cụ thanh toán không dùng tiền mặt hay phát triển dịch vụ thẻ thanh toán là một trong những yêu cầu cấp thiết giúp các Ngân hàng thương mại Việt Nam nhanh chóng hoà nhập với nền văn minh tiền tệ thế giới. Chuyên đề tốt nghiệp, với đề tài: "Giải pháp phát triển và hoàn thiện dịch vụ thẻ thanh toán tại Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam", đã tiến hành nghiên cứu cơ

sở về lí luận về dịch vụ phát triển thẻ, thực trạng phát triển dịch vụ thẻ, đồng thời đưa ra hệ thống giải pháp phát triển vụ thẻ thanh toán tại Techcombank.

Tuy nhiên, trên đây chỉ là những nghiên cứu ban đầu và mang tính chủ quan, nên còn nhiều thiếu sót và hạn chế. Mặc dù vậy, em hy vọng đây sẽ là những ý kiến có ích cho sự phát triển dịch vụ thẻ thanh toán tại Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt nam nói riêng và hệ thống Ngân hàng Việt Nam nói chung.

Với sự hướng dẫn tận tình và sự chỉ bảo, giúp đỡ nhiệt tình của cán bộ, nhân viên Trung tâm Thẻ-Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam–Techcombank tại tầng 7, số 68 Trường Chinh, Hà Nội mà bài chuyên đề của em đã được hoàn thành. Do thời gian nghiên cứu tìm tòi các tài liệu liên quan với khối lượng kiến thức còn hạn chế nên chuyên đề không tránh khỏi những sai sót, khuyết điểm, kính mong các thầy cô lượng thứ. Em xin chân thành cám ơn các thầy cô trong khoa Ngân Hàng của Học Viện Ngân Hàng.

Hà Nội, ngày 05 tháng 06 năm 2013 Sinh viên

Hoàng Hạnh Phương – NHA-LTĐH8 Học Viện Ngân Hàng

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển và hoàn thiện dịch vụ thẻ thanh toán tại Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam – Techcombank (Trang 77)