TECHCOMBANK
THÔNG TIN ĐIỆN TOÁN
Bảng 2.1 : Các chỉ tiêu hoạt động cơ bản của Techcombank (Tỷ đồng)
Năm 2010 2011 2012
Tổng tài sản 150.291 180.500 179.700
Vốn điều lệ 6.932 8.788 8.848
Lợi nhuận trước thuế, sau dự phòng
rủi ro 2.744 4.221 1.017
Tổng nguồn huy động 108.334 136.781 111.462
Nguồn :Báo cáo kết quả HĐKD năm 2010-2012 của Techcombank
Nhìn vào bảng 2.1 ta có thể thấy được sơ lược tình hình kinh doanh của Techcombank không ngừng tăng trưởng mạnh dù trải qua giai đoạn khủng hoảng kinh tế năm 2008. Cho đến năm 2010, tổng tài sản đạt 150.291 tỷ đồng, Vốn điều lệ tăng 128,37% lên 6.932 tỷ đồng so với năm 2009. Tổng hợp từ các Nguồn thu nhập và chi phí, Ngân hàng đã đạt mức lợi nhuận trước thuế 2.744 tỷ đồng cho năm tài chính kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2010, tăng 21,8% so với năm trước đó. Tỷ lệ chi phí/thu nhập của Ngân hàng được giữ ở mức 35%. Các chỉ số lợi nhuận khác như ROE, ROA ở năm 2010 vẫn duy trì được vị thế trong nhóm Ngân hàng dẫn đầu lần lượt là 24,9% và 1,9%. Techcombank đã trở thành một trong nhóm sáu Ngân hàng cổ phần có quy mô vốn và tổng tài sản lớn nhất hiện nay. Techcombank càng đóng vai trò lớn mạnh với vị trí hàng đầu của mình trong quá trình tăng trưởng, mở rộng mạng lưới và công nghệ.
Doanh thu của Techcombank cũng không vì thế mà đình trệ, từ năm 2008, doanh thu tăng liên tục từ 2.271 tỷ đồng lên 3.916,18 tỷ đồng và cho đến năm 2010, doanh thu đạt 4.719 tỷ đồng, tăng 120,5% so với năm 2009. Mặc dù trong năm 2010, Techcombank gặp phải môi trường tài chính không ổn định và khó khăn tất yếu trong giai đoạn chuyển đổi nhưng Ngân hàng đã kinh doanh hiệu quả, đạt được hầu hết các mục tiêu kinh doanh của mình và hoàn thành việc xác lập lại các chiến lược Ngân hàng, sắp xếp lại cơ cấu tổ chức cũng như cải tiến chính sách hay quy trình hoạt động. Kết thúc năm 2010, các kết quả nổi bật Techcombank đạt được là các chỉ tiêu chất lượng có bước tiến nhanh và bền vững. Tổng tài sản toàn hệ thống đạt 150.291 tỷ đồng,
tăng 62% so với năm 2009, vượt 17% so với kế hoạch. 2010 cũng là năm đầu tiên lợi nhuận trước thuế của toàn hệ thống cả năm vượt ngưỡng 100 triệu USD, đạt 2.744 tỷ đồng, tăng 22% so với năm 2009. Tổng nguồn vốn huy động của toàn hệ thống đạt 108.334 tỷ đồng, tăng gần 50% so với năm 2009. Chỉ số này cho thấy một sự tăng trưởng rất tốt khi huy động từ dân cư, nguồn vốn huy động có tính ổn định cao nhất, tăng 44% so với cuối năm 2009. Tổng dư nợ cho vay khách hàng tại thời điểm 31/12/2010 đạt 52.928 tỷ đồng, tăng 26% so với năm 2009. Tỷ lệ an toàn vốn đến thời điểm cuối năm 2010 là 13,11%, cao hơn nhiều so với mức quy định 9% của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Số lượng khách hàng doanh nghiệp và cá nhân mà Techcombank đang phục vụ đã tăng lần lượt là 17% và 62%, đưa tổng số lên gần 50.000 khách hàng doanh nghiệp và 1.3 triệu khách hàng cá nhân.
Năm 2011, Techcombank đạt tăng trưởng thu nhập lãi thuần ở mức cao, với 58,9% chủ yếu đến từ mảng hoạt động cho vay truyền thống, tăng trưởng dư nợ đạt 20,8% so với mức 10,9% của toàn ngành, tăng trưởng tiền gửi đạt 10,1% so với mức 9,9% của toàn ngành, thị phần cho vay tăng thêm 0,2%. Lợi nhuận của Techcombank đạt kỷ lục 4.221 tỷ đồng, tăng trưởng tới 54% so với năm 2010. Con số này giúp tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu tăng lên 28,87% (năm 2010 là 24,8%), Techcombank là một trong những thành viên hiệu quả nhất trong hệ thống ngân hàng xét theo chỉ số này
Năm 2012, lợi nhuận của Techcombank sụt giảm chủ yếu do trích lập dự phòng rủi ro tín dụng, dự phòng giảm giá đầu tư, lãi suất cho vay thấp và môi trường tín dụng cạnh tranh hơn.Trích lập dự phòng rủi ro năm 2012 là 1.450 tỷ đồng, gấp hơn 4 lần so với năm ngoái. Năm 2012 là một năm khó khăn và ảnh hưởng mạnh mẽ tới lợi nhuận của các ngân hàng, trong đó Techcombank thuộc Top các ngân hàng có thu nhập lãi sụt giảm mạnh nhất. Tính cả năm, lợi nhuận trước thuế chỉ đạt 1.017 tỷ đồng giảm 76% so với cùng kỳ và mới đạt 22% kế hoạch đã điều chỉnh vào tháng 8 năm 2012. Trước đó, trong cuộc họp cổ đông thường niên vào tháng 4 năm 2012, các cổ đông đã thông qua kế hoạch tổng lợi nhuận đạt 5.300 tỷ đồng, tăng trưởng 25,6%, thấp hơn nhiều so với 54% vừa đạt được hay mức bình quân 35% trong ba năm trở lại.
Một số chỉ tiêu khác như tổng tài sản, tổng vốn huy động và tổng dư nợ cho vay khách hàng của Techcombank trong năm 2012 đều không đạt kế hoạch mà ĐHCĐ thông qua. Tổng tài sản của Techcombank cũng giảm 0,3% và chỉ hoàn thành 87% kế hoạch ban đầu của năm 2011 trong khi huy động vốn và dư nợ cho vay chỉ đạt khoảng 80%. Do vậy, khi thị trường tiền tệ còn nhiều khó khăn, việc HĐQT đưa ra những chỉ tiêu kinh doanh năm 2013 này được xem là khả thi.
Chất lượng tín dụng của Techcombank: được duy trì và kiểm soát chặt chẽ, lượng dự phòng rủi ro tín dụng cũng được kiểm soát thường xuyên, đảm bảo an toàn cho hoạt động của Ngân hàng. Với sự trợ giúp của công nghệ, năng suất lao động trong thời gian qua cũng được cải thiện, quy trình cung ứng các sản phẩm mới được triển khai và hoàn thiện, các cân đối lớn của Ngân hàng như huy động, cho vay, cơ cấu dư nợ được quản lý tốt hơn.
Hoạt động tín dụng: theo chủ trương của Chính phủ, Techcombank duy trì tỉ lệ tăng trưởng tín dụng thấp theo toàn ngành Ngân hàng. Ngân hàng đã cắt giảm tỉ lệ tăng trưởng cho vay từ mức 59,8% của năm 2010 xuống 25,7% của năm 2011. Trong khi chủ trương giảm tỉ lệ tăng trưởng cho vay tuy Techcombank đã giám sát chặt chẽ nợ xấu nhưng tỷ lệ nợ xấu tăng từ 2,86% lên 2,94% vào cuối năm 2011. Hầu hết các khoản nợ xấu đều thuộc mảng Doanh nghiệp vừa và nhỏ. Bên cạnh đó, rủi ro dự phòng tín dụng giảm 61% đạt 167,7 tỷ đồng. Đây đều là các khoản vay có đảm bảo nên Techcombank đủ khả năng đảm bảo tỷ lệ thu hồi nợ cao.
Tăng trưởng tín dụng của hầu hết các ngân hàng thương mại đều ở mức thấp, thậm chí âm, trong năm 2012. Mức tăng trưởng tín dụng của toàn hệ thống năm cũng chỉ được 8,91%. Còn Techcombank, tín dụng chỉ tăng 7,4%, bằng một nửa so với chỉ tiêu đề ra.
Hoạt động Huy động Vốn: Techcombank đã tích cực huy động từ dân cư và đảm bảo có một nền tảng vốn mạnh trong năm 2010. Tăng trưởng huy động đã giúp Ngân hàng củng cố tính thanh khoản, tỷ lệ cho vay/huy động vốn ở mức 65,7% phù hợp với chính sách thận trọng của Ngân hàng nhằm duy trì tỉ lệ này ở khoảng 65- 70%. Việc
gia tăng này là do Techcombank đã thành công trong việc huy động từ khách hàng cá nhân. Tính đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2010, tổng huy động bán lẻ của Ngân hàng đạt mức 61.806 tỷ đồng , tương đồng với mức tăng 44,4% so với cuối năm 2009. Quá trình mở rộng mạng lưới và thực hiện các chiến dịch huy động cạnh tranh và liên tục cải tiến dịch vụ khách hàng, triển khai mạnh mẽ các sản phẩm tín dụng giành riêng cho khách hàng vay nhỏ có đủ điều kiện tại Việt Nam là nhân tố thúc đẩy cho sự phát triển này của Techcombank.
Môi trường kinh doanh dự tính vẫn nhiều khó khăn. Còn với riêng hoạt động ngân hàng, trước hết là ở cạnh tranh huy động vốn, được dự báo là sẽ tiếp tục khốc liệt. Sự khốc liệt đó cũng đã thể hiện rõ trong sự sụt giảm của nhiều ngân hàng thương mại trong năm 2011 vừa qua. Hay tại Techcombank, lần đầu tiên sau nhiều năm, huy động vốn từ dân cư sụt giảm khá mạnh, giảm 6,7% và chỉ hoàn thành 74% kế hoạch năm. Nguyên do chủ yếu từ diễn biến căng thẳng của lạm phát, sự biến động mạnh của tỷ giá và giá vàng.
Kết quả kinh doanh của Techcombank cũng phản ánh một thực tế chung trong hệ thống năm qua là huy động vốn đạt tăng trưởng cao, còn tín dụng lại tăng thấp. Năm 2012, Techcombank tiếp tục giữ tốc độ tăng trưởng huy động khá cao với 26%, trong khi tín dụng chỉ tăng 7,4%. Theo đó, tỷ lệ cho vay so với huy động (LDR) tiếp tục giữ ở mức thấp, mà theo Techcombank là được cải thiện 60,3% so với mức 70,6% trong năm 2011.
Một tỷ lệ LDR thấp là đặc điểm của thành viên này trong những năm gần đây, từng được giải thích là bớt dần sự lệ thuộc trong tín dụng, dịch chuyển nguồn thu về dịch vụ phi tín dụng. Techcombank đã thành công ở hướng dịch chuyển này, khi tỷ trọng thu từ dịch vụ thường dẫn đầu hệ thống những năm qua. Mặt khác, tỷ lệ LDR rất thấp so với mức bình quân trên dưới 90% của hệ thống cũng là cơ sở để duy trì thanh khoản cao. Bên cạnh đó, Techcombank có tỷ lệ an toàn vốn (CAR) khá cao, với 12,6% trong khi quy định tối thiểu của Ngân hàng Nhà nước là 9%.
Tín dụng thấp và huy động cao, LDR giảm xuống và CAR tăng lên cũng là đặc điểm chung trong khối ngân hàng thương mại cổ phần năm 2012, lý giải cho tình hình thanh khoản của hệ thống khá ổn định thời gian qua, hiện tượng căng thẳng nhìn chung đã không tái diễn ngay cả mùa cao điểm chi trả cuối năm.
Hoạt động Thanh toán quốc tế: Techcombank giữ vị trí dẫn đầu trong năm 2010 về Tài trợ Thương mại trong nhóm các Ngân hàng cổ phần tại Việt Nam. Tổng doanh số thanh toán quốc tế của Ngân hàng trong năm 2011 tăng lên tương đương 7,33 tỷ USD, thể hiện mức tăng mạnh mẽ 32,8% so với 5,52 tỷ USD trong năm 2010. Sự gia tăng này chủ yếu do Ngân hàng đã tập trung vào phát triển sản phẩm và các dịch vụ thu phí. Trong năm 2010, Techcombank đã tăng cường hợp tác với các đối tác trong mạng lưới đại lý rộng lớn của mình để cải thiện tính đa dạng dịch vụ và củng cố cơ sở cấp vốn. Nhờ vậy mà tổng doanh thu phí của toàn hệ thống Techcombank ở lĩnh vực thanh toán quốc tế năm 2011 đạt 573 tỷ đồng, tăng 23,1% so với năm 2010.
Techcombank hiện có quan hệ đại lý với gần 900 ngân hàng trên thế giới. Năm 2012, doanh thu về thanh toán quốc tế của Techcombank đạt 5,3 tỷ đô la, đứng đầu trong các ngân hàng TMCP. Ngoài HSBC, chất lượng thanh toán quốc tế của Techcombank còn được nhiều ngân hàng đại lý có uy tín khác như Bank of NewYork, Wells Fargo, Standard Chartered Bank, Citibank và JP Morgan Chase ghi nhận và trao giải thưởng.
Khả năng sinh lời: Năm 2010, Techcombank đạt tổng doanh thu thuần là 4.719 tỷ đồng, tăng 20,5% so với năm trước. Trong số này, thu nhập lãi ròng tăng 27,3% lên mức 3.184 tỷ đồng. Đặc biệt nhất là thu nhập từ phí tăng 45% đạt khoảng 930 tỷ đồng. Tuy nhiên, Ngân hàng đã vấp phải một số biến động tỷ giá hối đoái, do Nhà nước áp dụng chính sách quản lý thắt chặt đối với kinh doanh vàng và sự suy giảm mạnh của thị trường chứng khoán mà doanh thu thuần từ kinh doanh ngoại tệ, vàng và chứng khoán để kinh doanh của Techcombank năm 2010 đã giảm đáng kể, thu nhập thuần từ đầu tư chứng khoán cũng thấp hơn rất nhiều so với năm 2009. Techcombank đã bù đắp lại cho
sự suy giảm đó bằng thu nhập từ đầu tư vào các đơn vị khác và các loại thu nhập thuần khác, cả hai loại thu nhập này gần như tăng gần gấp 3 trong năm 2010.
Năm 2011, Techcombank được tổ chức xếp hạng tín dụng hàng đầu thế giới Moody’s đánh giá cao ở các chỉ tiêu chính như khả năng sinh lời cao, tỷ lệ vốn ở mức hợp lý, thanh khoản tốt và tính hiệu quả. Đồng thời, mức này phản ánh Techcombank đang có những bước tiến trong hoạt động quản lý rủi ro cũng như đã thu được những lợi ích về kỹ năng được chuyển giao từ cổ đông chiến lược HSBC.
Trong năm 2012, Techcombank cũng nhận được sự đánh giá cao từ các tạp chí tài chính quốc tế thông qua 10 giải thưởng lớn như 3 giải thưởng từ tạp chí hàng đầu châu Á Finance Asia và 3 giải từ tạp chí tài chính Asian Banking & Finance, giải thưởng "Ngân hàng tốt nhất trong các nền kinh tế mới nổi tại Châu Á" từ tạp chí hàng đầu thế giới Global Finance..
Moody’s vừa công bố mức xếp hạng tín dụng cho các ngân hàng của Việt Nam. Trong đó, Techcombank được xếp hạng tín dụng là E+, tương ứng với hạng B1 quy mô dài hạn, thuộc trong nhóm ngân hàng được xếp hạng cao nhất.
2.2 Thực trạng phát triển dịch vụ thẻ thanh toán tại Ngân hàng TMCP Kỹ thươngViệt Nam–Techcombank Việt Nam–Techcombank