Nguyên nhân

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển và hoàn thiện dịch vụ thẻ thanh toán tại Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam – Techcombank (Trang 60)

17 Phí phạt chậm thanh toán 6%* số tiền chậm thanh toán, tối thiểu

2.3.3 Nguyên nhân

Nguyên nhân từ thị trường và khách hàng :

Hiện nay, xã hội Việt Nam vẫn chưa hoàn toàn chuyển đổi thành một xã hội phi tiền mặt. 80% các giao dịch thanh toán hiện nay vẫn chủ yếu được sử dụng tiền mặt làm công cụ thanh toán chủ yếu. Phần lớn do nhận thức của người dân hiện nay chưa quen được với việc sử dụng các công cụ thay thế cho tiền mặt ngoài ra tâm lý không hiểu biết rõ ràng khiến cho người dân chưa cảm thấy đủ tin tưởng và đủ sẵn sàng để sử dụng dịch vụ của Ngân hàng.

Thu nhập của người dân Việt Nam chưa cao khi mà nước ta vẫn là một nước nông nghiệp vẫn đang chỉ trong quá trình hiện đại hóa, công nghiệp hóa. Nên không phải ai cũng dùng được thẻ thanh toán. Có rất nhiều Ngân hàng thương mại, như Techcombank đều muốn mở rộng thị trường thẻ của mình, hướng nhiều đến đối tượng

bình dân hơn nhưng kết quả vẫn chưa khả quan. Một khi đời sống nhân dân được cải thiện thì chắc chắn nhu cầu sử dụng thẻ thanh toán sẽ được mở rộng hơn nữa.

Chính Phủ và ngân hàng Nhà Nước đã tạo nhiều cơ hội cho các Ngân hàng TMCP phát triển. Nhưng trên thực tế, với sự cạnh tranh quá lớn từ bốn ngân hàng thuộc khối quốc doanh (Vietcombank, Vietinbank, BIDV, Agribank), các Ngân hàng TMCP nói chung và Techcombank nói riêng đang vấp phải nhiều khó khăn. Nhờ mạng lưới giao dịch rộng khắp trong và ngoài nước, cùng sự bảo hộ của Nhà nước, bốn Ngân hàng này đã chiếm một thị phần rất lớn trên thị trường tài chính-tiền tệ. Bên cạnh đó, hệ thống luật pháp của Việt Nam chưa thực sự hoàn thiện và hay thay đổi cũng gây không ít khó khăn trong việc thực hiện phát triển dịch vụ thẻ của Techcombank.

Nguyên nhân từ chính Ngân hàng :

Cơ sở vật chất kỹ thuật của Ngân hàng đã được cải tiến nhiều, song vẫn còn thiếu, đặc biệt là tại các chi nhánh cấp II và phòng giao dịch. Công nghệ thông tin đã được áp dụng vào ngân hàng, song chưa đồng bộ và hiệu quả; khả năng ứng dụng chưa cao. Phần lớn Techcombank sử dụng nguồn vốn giới hạn cho đầu tư công nghệ trong hoạt động phát hành và thanh toán thẻ của Techcombank do chi phí đầu tư công nghệ cho hoạt động này rất cao.

Mạng lưới ĐVCNT của Techcombank hiện nay chưa thiết thực, hầu hết chúng được đặt ở những nơi mà không phải đối tượng khách hàng bình dân có thể sử dụng được. Chúng chủ yếu được đặt tại những khu đô thị, nhà hàng, khách sạn, sân bay, tạo điều kiện cho người nước ngoài và đối tượng trung lưu sử dụng nhiều hơn.

Ngân hàng chưa phát triển được các chương trình marketing và phát triển sản phẩm trên diện rộng. Hệ thống chi nhánh và phòng giao dịch mới chỉ tập trung tại các thành phố lớn (Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh). Chính vì vậy, thương hiệu Techcombank vẫn chưa thực sự phổ biến, đặc biệt là khu vực phía Nam. Chính vì vậy mà thẻ thanh toán tại Techcombank vẫn chưa tạo được sức hút mạnh cho khách hàng. Trong khi hiện nay trên thị trường thẻ có vô vàn các loại thẻ với nhiều ưu đãi,

khuyến mại từ các Ngân hàng khác, khiến cho khách hàng cảm thấy bão hòa và có nhiều sự lựa chọn hơn chứ không chỉ riêng cho mỗi thẻ thanh toán của Techcombank. Mặc dù đã được một Ngân hàng nước ngoài có tiếng là HSBC mua 20% cổ phần nhưng uy tín của Ngân hàng trên thị trường quốc tế còn thấp, mạng lưới các ngân hàng đại lý tại các nước chưa rộng, nhiều giao dịch phải thực hiện qua trung gian hoặc phải có bảo lãnh.

Đội ngũ cán bộ nhân viên trẻ năng động, nhiệt tình, có trình độ nhưng tuổi nghề không cao, kinh nghiệm không nhiều. Do vậy, trong quá trình làm việc còn nhiều sai sót và chưa thực sự tạo lòng tin cho khách hàng, chưa có khả năng tư vấn thấu đáo cho khách hàng. Bên cạnh đó, mức thu nhập của Ngân hàng so với các Ngân hàng khác không cao, khiến cho hầu hết những nhân viên đang làm việc tại Techcombank hay những người mong muốn dự thi vào làm tại các Ngân hàng có nhiều sự lựa chọn hơn khi đưa ra cho mình mục tiêu vào được những Ngân hàng có thu nhập tốt hơn.

Kết luận chương 2

Sự phát triển hoạt động kinh doanh nói chung cũng như quá trình phát triển dịch vụ thẻ thanh toán nói riêng của Techcombank quả là một bước nhảy vọt đáng nể dù trong suốt thời gian qua nền kinh tế đã phải nhiều lúc gặp phải thăng trầm, khó khăn. Gia nhập vào thị trường thẻ Việt Nam chưa lâu nhưng Techcombank đã nỗ lực hết sức tìm ra cho mình một hướng đi riêng, giành được cho mình một vị trí đẹp mắt trong danh sách những Ngân hàng thương mại có kết quả hoạt động phát triển thẻ thanh toán nhất hiện nay. Bên cạnh những thành công đem lại, Ngân hàng cũng gặp phải không ít những khó khăn, hạn chế trên con đường phát triển dịch vụ thẻ thanh toán của mình. Bám sát cơ sở lý luận của chương 1, chương 2 đã đi vào phản ánh cụ thể thực trạng phát triển dịch vụ thẻ thanh toán tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam- Techcombank. Đã tổng hợp được những kết quả hoạt động kinh doanh nói chung và thanh toán thẻ nói riêng. Đã đưa ra được những tồn tại còn hạn chế, đồng thời tìm ra được nguyên nhân gây ra những tồn tại đó. Chương tiếp theo, cũng là chương cuối cùng, sẽ đưa ra phương hướng những giải pháp và kiến nghị nhằm cải thiện những khó khăn, khúc mắc mà Ngân hàng đang vấp phải trong công tác xây dựng và phát triển dịch vụ thẻ thanh toán.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển và hoàn thiện dịch vụ thẻ thanh toán tại Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam – Techcombank (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w