Sự phát triển thị trường thẻ thanh toán tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển và hoàn thiện dịch vụ thẻ thanh toán tại Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam – Techcombank (Trang 64)

VIỆT NA M TECHCOMBANK

3.1Sự phát triển thị trường thẻ thanh toán tại Việt Nam

Với xu hướng phát triển chung của thế giới, ngay từ những năm đầu thập niên 90, các nghiệp vụ về thẻ thanh toán đã xuất hiện tại Việt Nam khi các Ngân hàng thực hiện hoạt động đổi mới và thực hiện hai pháp lệnh của Ngân hàng.

Năm 1990, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam–Vietcombank (VCB) là Ngân hàng đầu tiên triển khai Nghiệp vụ về thẻ thanh toán, tuy nhiên khi đó Vietcombank vẫn chỉ đóng vai trò là đại lý trung gian với các đối tác nước ngoài nhưng chưa phải là thành viên của Tổ chức Thẻ Quốc Tế. Thời kỳ từ năm 1993-1995, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo cho Vietcombank triển khai dự án phát hành thẻ thanh toán với công nghệ gắn chip điện tử thông minh và thẻ rút tiền tự động ATM. Tới thời điểm đó, Tổ chức Thẻ quốc tế bắt đầu để ý tới thị trường thẻ dành cho 70 triệu người dân Việt Nam hơn.

Tính theo giai đoạn 1990-1996, mức tăng trưởng doanh số thẻ thanh toán ở Việt Nam rất lớn. Khi Hoa Kỳ bãi bỏ lệnh cấm vận vào năm 1995, nhiều Ngân hàng trong nước và nước ngoài có chi nhánh tại Việt Nam đã bắt đầu quan tâm tới loại hình dịch vụ mới mẻ này. Thị trường thanh toán thẻ trở nên sôi động hơn khi có hàng loạt các Ngân hàng thương mại tham gia.

Thời điểm tháng 04 năm 1995, có 4 Ngân hàng thương mại Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thẻ quốc tế, đó là các Ngân hàng: Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam–Vietcombank, Ngân hàng TMCP Á Châu – ACB, Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu–Eximbank và Ngân hàng FirstVina Bank.

Nối tiếp, doanh số thẻ thanh toán tại Việt Nam đạt gần 250 triệu USD/năm. Doanh số sử dụng thẻ tín dụng quốc tế do các Ngân hàng thương mại Việt Nam phát hành đạt khoảng 240 tỷ đồng/năm. So với các quốc gia trong khu vực, con số này quả là không đáng kể trong tổng doanh số thanh toán không dùng tiền mặt dù số lượng phát hành và thanh toán thẻ của các Ngân hàng thương mại tuy gia tăng nhưng tiềm năng vẫn bị hạn hẹp.

Hiện nay, số lượng CSCNT được các Ngân hàng mở rộng về cả số lượng lẫn loại hình chấp nhận. Các loại hình chấp nhận truyền thống như: nhà hàng, khách sạn, công ty du lịch, sân bay, siêu thị…Dù hình thức thanh toán thẻ giờ rất phổ cập nhưng các Ngân hàng vẫn đang cố gắng hết sức mở rộng nhiều ĐVCNT hơn nhằm đa dạng hóa tính năng ưu việt của thẻ.

Trong quá trình hội nhập và phát triển nền kinh tế cũng như thâm nhập sâu thị trường thẻ, các Ngân hàng đều cập nhật thông tin, hiện đại hóa công nghệ, dữ liệu, thực hiện tự động hóa quy trình thanh toán phòng ngừa rủi ro và giảm thiểu thời gian thực hiện giao dịch.

Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam–Vietinbank mở rộng mạng lưới thanh toán tiền điện thông qua thẻ E-partner vào năm 2008. Với dịch vụ này, khách hàng có nhu cầu thanh toán hóa đơn tiền điện của các công ty điện lực có thể đến các Sở giao dịch/Chi nhánh/ PGD/Quỹ tiết kiệm đăng ký thanh toán tự động. Khách hàng có thể lựa chọn một trong các hình thức thanh toán tiền điện qua ngân hàng như: thanh toán tại quầy; thanh toán tại ATM hoặc ghi nợ tự động tiền điện vào tài khoản.

Tháng 10 năm 2010, Vietinbank triển khai dịch vụ chuyển khoản qua tin nhắn, chủ thẻ E-partner có thể sử dụng số tiền khong tài khoản thẻ để chuyển cho các tài khoản E- Partner khác một cách dễ dàng và an toàn cao… Không còn phải mất công đến tận quầy giao dịch hay các điểm có lắp đặt máy ATM, khách hàng chỉ cần sử dụng điện thoại soạn tin gửi tới Tổng đài 8149. Điều này thật thuận tiện và nhanh gọn, bên cạnh đó khi khách hàng gặp phải sự cố bất thường là mất máy điện thoại hay lộ tin nhắn giao dịch thì tài khoản của khách hàng vẫn ở trạng thái an toàn cao.

Năm 2009, Ngân hàng Các Doanh nghiệp ngoài quốc doanh-VP Bank phát hành thẻ ATM nhận diện. Thẻ có thể được phát hành với nhiều mục đích sử dụng khác nhau tùy thuộc yêu cầu của đơn vị ký hợp đồng phát hành thẻ với VPBank. Các đơn vị có thể khai thác tiện ích trên để phát hành/tặng thẻ cho các thành viên trong tổ chức của mình Và với tiện ích đó, VPBank xác định các tổ chức, doanh nghiệp, hiệp hội, trường đại học chính là các khách hàng mục tiêu của loại thẻ này. Loại thẻ này hiện nay được áp dụng đại trà cho hầu hết các Ngân hàng khi có sự liên kết với các chủ thể như: trường học, bệnh viện, văn phòng..v.v…

Hay mới đây, tại hội nghị thường niên Hội đồng Thống đốc Ngân hàng Châu Á- ADB lần thứ 44 diễn ra tại Hà Nội ngày 6 tháng 5 năm 2011 Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) đã triển khai lắp đặt thành công máy ATM lưu động sử dụng công nghệ 3G phục vụ cho nhu cầu giao dịch của khách hàng tại sự kiện. Nếu chỉ dựa trên con số thống kê về số người sử dụng thẻ thì chưa thể thấy hết tiềm năng phát triển ứng dụng công nghệ thẻ thanh toán tại Việt Nam. Từ xu hướng phát triển kinh tế trong quá trình hội nhập và toàn cầu hóa, thị trường thẻ Việt Nam thực sự có tiềm năng rất lớn để phát triển. Các Ngân hàng thương mại Việt Nam đang từng bước triển khai tiến hành quy trình cải tiến công nghệ kỹ thuật , tiêu chuẩn hóa các nghiệp vụ, từng bước đa dạng hóa và hiện đại hóa các dịch vụ Ngân hàng nói chung và đặc biệt là dịch vụ thẻ thanh toán nói riêng. Điều này càng khẳng định vai trò của Ngân hàng, một trong những thành phần chính tham gia thực hiện quá trình giao dịch bằng thẻ thanh toán. Các đối tượng còn lại cũng cần phải bắt nhịp với phương thức thanh toán hiện đại trong việc sử dụng chiếc thẻ thay thế cho tiền mặt. Điều cơ bản trong khả năng phát triển thị trường thẻ thanh toán tại Việt Nam chủ yếu dựa vào người sử dụng thẻ. Khi những chi phí cho việc bảo quản, sử dụng tiền mặt truyền thống và sự bất tiện, không an toàn đem lại càng được nhận thức rõ thì tập quán này sẽ được thay thế sớm hơn bằng những phương thức thanh toán hiện đại, chủ đạo là thẻ thanh toán.

Khi đánh giá về tiềm năng phát triển của thị trường thẻ thanh toán tại Việt Nam, các chuyên gia thuộc Công ty Nghiên cứu thị trường hàng đầu của Mỹ Research and Markets nhận định Việt Nam là thị trường thẻ thanh toán năng động hàng đầu thế giới. Báo cáo tháng 09 năm 2012 về "Dự báo thị trường thẻ thanh toán ở Việt Nam tới năm 2013" của công ty trên cho biết thị trường này ở Việt Nam sẽ đạt mức tăng trưởng khoảng 18,5% trong giai đoạn từ nay đến năm 2014.

3.2 Định hướng phát triển dịch vụ thẻ thanh toán tại Ngân hàng TMCP KỹThương Việt Nam–Techcombank. Thương Việt Nam–Techcombank.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển và hoàn thiện dịch vụ thẻ thanh toán tại Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam – Techcombank (Trang 64)