Các chính sách u đãi về tài chính & thuế

Một phần của tài liệu Một số vấn đề pháp lý về công ty quản lý nợ (Trang 72)

ch-ơng II I Đánh giá chung và khuyến nghị

3.5. Các chính sách u đãi về tài chính & thuế

Trong các nội dung cần phải chi phí thì chi phí cho việc cung cấp vốn cho khách hàng nh- một phần của quá trình tái cơ cấu, chi phí để cải tạo, sửa chữa, nâng cấp tài sản đảm bảo chiếm tỷ lệ lớn nhất. Để làm tốt việc này đòi hỏi các công ty quản lý nợ phải có nguồn tài chính đủ mạnh. Tài chính của công ty quản lý nợ đ-ợc hình thành từ nguồn bên trong (vốn điều lệ, các quỹ) và nguồn bên ngoài (đi vay, kêu gọi tài trợ). Với số nợ đọng hiện nay, mỗi công ty quản lý nợ cần có vài trăm tỷ đồng để hoạt động hiệu quả. Trong khi, vốn điều lệ các công ty quản lý nợ hiện nay đ-ợc cấp khá khiêm tốn từ 10-30 tỷ đồng Việt nam. Nh- vậy, số tiền còn thiếu chắc chắn công ty quản lý nợ phải đi vay từ các nguồn khác.

Vấn đề đặt ra, chi phí của những khoản vốn đi vay liệu có cao hơn mức thông th-ờng của những khoản vay th-ơng mại và có kèm theo những đòi hỏi chặt chẽ về tài sản đảm bảo không? Trong khi hoạt động của các công ty quản lý nợ luôn tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, nh-ng không nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận mà chỉ nhằm

nhanh chóng thu hồi các khoản nợ quá hạn tồn đọng. Điều này sẽ dẫn đến hệ quả, các công ty quản lý nợ phải huy động vốn với chi phí cao khiến cho phần lớn các khoản đầu t- mới cho khách hàng không khả thi hoặc công ty quản lý nợ gặp khó khăn khi thuyết phục các ngân hàng, tổ chức tài chính hỗ trợ vốn vay và nh- vậy, các khách hàng vẫn thiếu vốn, gây rủi ro cho toàn bộ khoản tái cơ cấu. Chỉ khi tìm kiếm đ-ợc nguồn vốn với chi phí thấp, các công ty quản lý nợ mới có thể hỗ trợ cho khách hàng với lãi suất hợp lý. Từ đó, khách hàng có điều kiện phục hồi, phát triển và sẽ đ-a lại các khoản thu nhập cao hơn cho ng-ời cho vay về mặt lâu dài. Để đạt đ-ợc điều này, chúng tôi đề nghị Nhà n-ớc nên quy định cho phép các công ty quản lý nợ đ-ợc sử dụng những nguồn vốn quỹ -u đãi, kể cả các nguồn vay của các tổ chức tài chính quốc tế, hoặc đ-ợc bảo lãnh để vay vốn từ những định chế tài chính khác.

Về thuế và lệ phí đối với công ty quản lý nợ, Nhà n-ớc mới có văn bản h-ớng dẫn về thuế giá trị gia tăng đối với hoạt động xử lý tài sản bảo đảm tiền vay để thu hồi nợ của các ngân hàng, theo đó công ty quản lý nợ khi mua tài sản bảo đảm tiền vay trực tiếp từ ngân hàng hoặc khi bán tài sản bảo đảm tiền vay cho tổ chức, cá nhân khác theo sự uỷ quyền của ngân hàng sẽ không chịu thuế giá trị gia tăng. Nh- vậy, những hoạt động thu hồi nợ khác nh- cho vay để tái cơ cấu, chuyển nợ thành vốn góp; kinh doanh, khai thác, góp vốn, liên doanh bằng tài sản đảm bảo vẫn chịu thuế giá trị gia tăng, thuế chuyển quyền sử dụng đất (tr-ờng hợp hoàn tất các thủ tục pháp lý liên quan đến quyền sử dụng đất), thuế thu nhập doanh nghiệp nh- những hoạt động kinh doanh bình th-ờng.

Qua thực tế, các chuyên gia nghiên cứu đều khẳng định khi tiếp nhận những khoản nợ tồn đọng với những tài sản đảm bảo giá trị không đáng kể hoặc có giá trị bằng không hoặc tài sản không đủ giấy tờ pháp lý phải chi phí thêm nhằm tối -u hoá giá trị để bán thu hồi lại vốn, công ty quản lý nợ là doanh nghiệp hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận. Nó rất khó và phần nhiều không tạo ra lợi nhuận. Bởi vậy, một cơ chế tài chính phù hợp có khả năng đẩy nhanh quá trình xử lý nợ là không chịu thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, lệ phí tr-ớc bạ khi chuyển quyền sở hữu khi công ty quản lý nợ bán, cho thuê tài sản đ-ợc uỷ quyền, chuyển giao từ các ngân hàng. Do các công ty quản lý nợ không kinh doanh bất động sản mà chỉ chịu trách nhiệm quản lý để bán thu hồi nợ cho các ngân hàng nên trong thời gian quản lý bất động sản và ch-a bán đ-ợc, các tài sản này không phải chịu tiền thuê đất cũng nh- bất kỳ khoản lệ phí nào khác.

Đối với các khoản chi phí khác: Để quản lý và khai thác hiệu quả những tài sản đ-ợc chuyển giao, các công ty quản lý nợ phải tự mình hoặc thuê các chuyên gia t- vấn phân loại, kiểm định, đánh giá, định giá, quản lý tài sản; quảng cáo, môi giới để bán, cho thuê tài sản. Các hoạt động này của công ty quản lý nợ về cơ bản đã đ-ợc pháp luật liệt kê, thậm chí quy định rất chi tiết tại Thông t- 72/2002/TT-BTC ngày 22/3/2002 của Bộ Tài chính h-ớng dẫn chế độ tài chính đối với công ty quản lý nợ trực thuộc ngân hàng th-ơng mại. Ví dụ: Đối với chi môi giới để bán, cho thuê tài sản bảo đảm nợ vay còn phải bảo đảm các quy định sau:

 Hoa hồng môi giới không đ-ợc áp dụng cho tr-ờng hợp bên môi giới là cán bộ, nhân viên của công ty và cũng không áp dụng cho tr-ờng hợp có tổ chức bán đấu giá.

 Việc chi hoa hồng môi giới phải căn cứ vào hợp đồng và giấy xác nhận giữa công ty và bên nhận hoa hồng, trong đó phải có các nội dung cơ bản: tên của bên nhận hoa hồng, nội dung chi, mức chi, ph-ơng thức thanh toán, thời gian thực hiện và kết thúc, trách nhiệm của các bên.

 Mức chi môi giới để cho thuê một tài sản tối đa không quá 5% giá cho thuê tài sản đó theo thời gian thực tế cho thuê, nh-ng đồng thời không v-ợt quá 50 triệu đồng mỗi năm.

 Mức chi môi giới để bán đ-ợc một tài sản tối đa không v-ợt quá 3% giá bán tài sản đó, đồng thời không v-ợt quá 50 triệu đồng.

Trong khi, thông t- này cũng quy định:“ Đối với những tài sản đảm bảo nợ

vay đ-ợc phép bán, công ty phải bán theo giá thị tr-ờng thông qua một trong các hình thức sau:

 Công ty tự bán công khai trên thị tr-ờng;

 Công ty bán qua trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản;

 Công ty bán cho Công ty mua bán nợ của Nhà n-ớc. (Điều 5)

Nh- vậy, việc áp dụng các quy định trên khi chi phí môi giới để bán tài sản sẽ gặp nhiều khó khăn. Thực tế hoạt động xử lý nợ cho thấy, chi phí liên quan việc bán, cho thuê tài sản nhiều về số l-ợng và lớn về giá trị, có những khoản có chứng từ hợp

lệ và nhiều khoản không có chứng từ. Ngân hàng phải chấp nhận, tự tìm cách hạch toán và giải trình với các cơ quan Nhà n-ớc, miễn sao bán, cho thuê đ-ợc tài sản để thu hồi nợ. Do vậy, Nhà n-ớc nên xây dựng một cơ chế tài chính cho phép công ty quản lý nợ đ-ợc chủ động hơn trong việc đầu t-, nâng cấp tài sản đ-ợc chuyển giao theo h-ớng có lợi nhất, chủ động tìm nguồn vốn hoạt động và đặc biệt đối với việc

chi hoa hồng thu hồi nợ, bán, khai thác tài sản đảm bảo theo hướng “mềm dẻo”,

thông thoáng hơn mà vẫn bảo đảm nguyên tắc “đúng mục đích, có hiệu quả và được bồi hoàn”.

Một phần của tài liệu Một số vấn đề pháp lý về công ty quản lý nợ (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)