Vấn đề chia sẻ lợi nhuận và tổn thất đối với những khoản nợ quá hạn tồn đọng đ-ợc chuyển giao

Một phần của tài liệu Một số vấn đề pháp lý về công ty quản lý nợ (Trang 67 - 72)

ch-ơng II I Đánh giá chung và khuyến nghị

3.3. Vấn đề chia sẻ lợi nhuận và tổn thất đối với những khoản nợ quá hạn tồn đọng đ-ợc chuyển giao

quá hạn tồn đọng đ-ợc chuyển giao

Một vấn đề khác có liên quan chặt chẽ đến nội dung đ-ợc ngân hàng chuyển giao mà pháp luật Việt nam vẫn ch-a quy định là nguyên tắc, chuẩn mực hay cơ chế xác định giá cả của những khoản nợ quá hạn đó. Đây cũng là một nội dung quan trọng quyết định sự thành công của công ty quản lý nợ.

Về nguyên tắc, giá cả xoay quanh giá trị của hàng hoá và do thị tr-ờng quyết định. Giá chuyển nh-ợng của khoản nợ quá hạn cũng do thị tr-ờng quyết định theo quy luật cung-cầu. Bên cạnh đó, nó còn chịu ảnh h-ởng của những yếu tố khác nh- các quy tắc, chuẩn mực kế toán; các tiêu chuẩn phân loại khoản vay; các quy định về

những tổn thất có thể xảy ra đối với khoản nợ. Thông th-ờng, thật khó xác định chính xác giá cả của những khoản nợ quá hạn đ-ợc chuyển giao, đặc biệt vào thời điểm xảy ra khủng hoảng tài chính, ngay cả quốc gia có nền kinh tế thị tr-ờng phát triển. Trong khi, thị tr-ờng vốn và các thị tr-ờng đặc biệt khác (bất động sản, mua

bán nợ…) ở Việt nam chưa phát triển hoặc đang ở giai đoạn thử nghiệm thì việc xác định giá cả gần đúng của các khoản nợ quá hạn sẽ gặp rất nhiều khó khăn nếu không quy định rõ những nguyên tắc, chuẩn mực nh- dựa trên cơ sở khả năng khôi phục, sự dự đoán luồng tiền và đánh giá tài sản đảm bảo.

Công ty quản lý tài sản Danaharta-Malaysia: Danaharta chỉ mua các khoản nợ quá hạn (gồm nợ gốc, nợ lãi trong hạn và quá hạn và các khoản phí khác) có giá trị 5.000.000 RM trở lên. Giá mua đ-ợc dựa trên giá thị tr-ờng do Danaharta định giá đ-ợc điều chỉnh theo nguyên tắc sau:

Tr-ờng hợp Giá mua của Danaharta

Nếu giá thị tr-ờng lớn hơn (>) hoặc bằng (=) giá trị khoản vay

Giá trị khoản vay Nếu giá thị tr-ờng lớn hơn (>) hoặc

bằng (=) nợ gốc nh-ng nhỏ hơn (<) giá trị khoản vay

Giá thị tr-ờng

Nếu giá thị tr-ờng nhỏ hơn (<) nợ gốc. Nợ gốc, nh-ng Danaharta chỉ trả ở mức thị tr-ờng. Phần còn lại sẽ trả khi Danaharta thu hồi đ-ợc khoản nợ

Công ty quản lý tài sản KAMCO-Hàn Quốc: Giá mua các khoản nợ quá hạn đ-ợc xác định dựa trên cơ sở thị tr-ờng, các giao dịch tr-ớc đó và giá tiêu chuẩn đ-ợc đ-a ra bởi Ban Thẩm định Hàn Quốc. Nguyên tắc của việc định giá mua các khoản nợ quá hạn là:

Các khoản nợ quá hạn có đảm bảo: Cộng trừ một khoản điều chỉnh vào giá trị tài sản thế chấp rồi nhân với tỉ lệ đấu thầu trung bình.

Các khoản nợ quá hạn không có đảm bảo: 3% của khoản nợ gốc ch-a thanh toán.

Trong tr-ờng hợp việc xác định giá tr-ớc đó gặp khó khăn thì phần chênh lệch giữa giá mua và giá bán nợ đ-ợc xử lý sau.

Phân loại Giá dự kiến (áp dụng tr-ớc tháng 9/98) Mua theo tỉ lệ cố định (áp dụng sau tháng 9/98) Khoản vay th-ờng Có đảm bảo 70%-75% giá trị tài sản thế chấp hợp lệ -45% giá trị tài sản thế chấp tồn tại -45% giá trị tài sản thế chấp hợp lệ Không đảm bảo -Khó đòi: 10%-20% mệnh giá khoản vay -Không có khả năng thu hồi: 1%-3% mệnh giá khoản vay 3% số d- nợ gốc Khoản vay của doanh nghiệp phải cơ cấu lại

Có đảm bảo 70%-75% giá trị mệnh giá 28.2% giá trị tài sản thế chấp hợp lệ Không bảm bảo 20%-60% giá trị mệnh giá 3% số d- nợ gốc Thuê tài chính 50% số d- nợ gốc

Công ty quản lý tài sản TAMC-Thái Lan: Nợ quá hạn đ-ợc chuyển giao cho TAMC theo giá trị ròng ghi sổ vào thời điểm 31/12/2000. Giá trị ròng ghi sổ là giá trị khoản nợ gốc ch-a trả và 03 tháng nợ lãi cộng dồn. TAMC mua nợ quá hạn từ các ngân hàng ở mức 40%-60% so với mệnh giá. Việc định giá các khoản nợ quá hạn của các ngân hàng t- nhân dựa trên cơ sở mệnh giá trừ mức dự phòng bắt buộc theo quy định của Ngân hàng Trung -ơng Thái Lan.

Nếu không có những nguyên tắc xác định giá chuyển nh-ợng hợp lý sẽ có thể xảy ra những tr-ờng hợp sau:

Thứ nhất, các ngân hàng th-ơng mại (cả quốc doanh và cổ phần) sẽ thành lập các công ty quản lý nợ nh- những công cụ thông qua đó ngân hàng thu hồi vốn bằng cách tăng giá giả tạo các phần vốn của họ và chuyển nh-ợng cho công ty quản lý nợ những khoản nợ quá hạn với giá cao hơn giá thị tr-ờng.

Thứ hai, các công ty quản lý nợ không phải là một công cụ để Nhà n-ớc trợ giúp các ngân hàng thông qua việc mua lại những khoản nợ quá hạn với giá cao hơn giá thị tr-ờng. Việc làm nh- vậy sẽ che đậy thực trạng yếu kém về tài chính, sẽ vi phạm nguyên tắc minh bạch và tự chịu trách nhiệm của các ngân hàng trong suốt quá trình hoạt động. Thêm vào đó, khi giá chuyển nh-ợng cao hơn giá thị tr-ờng sẽ làm cho các ngân hàng có thể kết thúc việc bán một khối l-ợng lớn những khoản nợ quá hạn cho công ty quản lý nợ mà không mảnh may suy nghĩ đến những tổn thất và trách nhiệm mà họ đã gây ra cho xã hội.

Thứ ba, việc xây dựng mô hình xác định đúng đắn giá trị thực của khoản nợ quá hạn sẽ giúp cho ngân hàng và công ty quản lý nợ có đ-ợc sự -ớc tính hợp lý về nhu cầu vốn trong t-ơng lai của mình.

Thông th-ờng, các ngân hàng muốn chuyển giao theo giá trị sổ sách, tức là giá trị của khoản nợ (gốc và lãi) trên cơ sở hợp đồng tín dụng hoặc theo giá trên hợp đồng tín dụng sau khi trừ đi khoản dự phòng, để tránh tổn thất khi chuyển giao. Giá trị này có thể đ-ợc điều chỉnh bởi một số yếu tố nh- có bảo đảm hay không bảo đảm, loại tài sản đảm bảo, khả năng chuyển nh-ợng của tài sản đảm bảo. Đối với các công ty quản lý nợ thì điều này quả là không hợp lý.

Một cách xác định khác, khoản nợ đ-ợc chuyển giao với một mức giá khởi điểm mang tính t-ợng tr-ng, giá cuối cùng sẽ đ-ợc quyết định sau khi giá trị của tài sản đ-ợc đánh giá cụ thể bởi các chuyên gia t- vấn hoặc đã đ-ợc bán. Đây là cách giải quyết tốt nhất, để xử lý mức chênh lệch giữa giá chuyển giao và giá bán thực tế sau đó.

Ngoài ra, Nhà n-ớc nên cho phép thành lập một số công ty hay trung tâm có chức năng định giá độc lập. Các công ty hoặc trung tâm này sẽ công bố ph-ơng pháp định giá, chọn và công bố tỷ giá, thực hiện các nghiên cứu chuyên môn đặc biệt liên quan đến việc chuyển nh-ợng nợ. Đây sẽ là bên thứ ba giúp các ngân hàng và công ty quản lý nợ xác định giá trị gần đúng của khoản nợ đ-ợc chuyển giao. Tr-ờng hợp

đặc biệt, bên thứ ba sẽ là trọng tài giải quyết tranh chấp về giá giữa bên bán và bên mua nợ.

3.4 Vấn đề tài trợ cho khách hàng để cơ cấu lại khoản vay

Đối với những khách hàng còn khả năng trả nợ nh-ng gặp khó khăn nhất thời, công ty quản lý nợ đ-ợc quyền cơ cấu lại khoản nợ bằng các biện pháp giãn lịch trả nợ, gia hạn thời gian trả nợ, miễn hoặc giảm nợ lãi, cho vay mới (đầu t- thêm), chuyển đổi nợ thành vốn góp.

Các ngân hàng khi cho khách hàng vay vốn phải tuân thủ các quy định của Luật Các Tổ chức Tín dụng nh- hình thức hợp đồng tín dụng (Điều 51); bảo đảm tiền vay (Điều 52); lãi suất cho vay; chấm dứt cho vay, xử lý nợ, điều chỉnh lãi suất (Điều 54); L-u trữ hồ sơ khoản vay (Điều 55); Giới hạn cho mức cho vay tối đa đối với một khách hàng (Điều 79); Những tr-ờng hợp không đ-ợc cho vay (Điều 77) và

Những trường hợp hạn chế cho vay (Điều 78)… Các quy định này được cụ thể hoá

tại Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng ban hành kèm theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc NHNN Việt nam.

Khi xem xét giảm hoặc miễn nợ lãi cho khách hàng, các ngân hàng căn cứ vào Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng ban hành kèm theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc NHNN Việt nam để quyết định những tr-ờng hợp đ-ợc miễn, giảm lãi; căn cứ miễn giảm lãi; tỷ lệ miễn lãi và thẩm quyền miễn giảm lãi.

Khi đầu t- góp vốn mua cổ phần của doanh nghiệp khác, các ngân hàng phải tuân theo Điều 69 Luật Các Tổ chức Tín dụng và Quy định việc góp vốn mua cổ phần ban hành kèm theo Quyết định số 492/2000/QĐ-NHNN5 ngày 28/11/2000 của Thống đốc NHNN Việt nam tỷ lệ góp vốn tối đa, thẩm quyền quyết định, cách hạch toán giảm vốn điều lệ.

Ngoài ra, trên cơ sở mức độ rủi ro của hoạt động kinh doanh tiền tệ, các tổ chức tín dụng phải trích lập dự phòng theo Quyết định 488/2000/QĐ-NHNN5 ngày 27/11/2000 và duy trì các tỷ lệ an toàn theo Quyết định số 297/1999/QĐ-NHNN ngày 25/8/1999 của Thống đốc NHNN Việt nam.

Tuy nhiên, hiện nay ch-a có văn bản pháp lý quy định cụ thể hay một cơ chế tài chính nào ràng buộc đối với những hoạt động này của công ty quản lý nợ. Điều này dẫn đến tình trạng công ty quản lý nợ không thể quyết định miễn hoặc giảm nợ lãi; tái đầu t-; chuyển nợ thành vốn góp cho những khách hàng còn khả năng trả nợ, đồng thời, các cơ quan Nhà n-ớc sẽ gặp khó khăn khi thực hiện chức năng quản lý nhà n-ớc.

Theo chúng tôi, tr-ớc hết liên quan đến hoạt động tín dụng, bảo đảm tiền vay, an toàn tín dụng, hiện pháp luật Việt nam (gồm văn bản Luật, Nghị định và các thông t- h-ớng dẫn) quy định khá đầy đủ, chi tiết. Nhà n-ớc không cần ban hành mới, chỉ cần yêu cầu các công ty quản lý nợ chấp hành nghiêm chỉnh quy định này. Nếu không những khoản nợ quá hạn cũ không có khả năng thu hồi, nhiều khoản nợ quá hạn mới lại phát sinh. Thứ hai, liên quan đến việc miễn, giảm nợ lãi, chuyển nợ vay thành vốn góp, chúng ta có thể dựa trên các quy định hiện hành đối các ngân

hàng (hạch toán kế toán, công tác kiểm tra kiểm toán …) nhưng có cơ chế mềm dẻo,

phù hợp với đặc thù của hoạt động cho vay để tái cơ cấu nợ nh- nới lỏng về tỷ lệ vốn góp, tăng quyền tự quyết của công ty quản lý nợ, mở rộng đối t-ợng đ-ợc xem xét (đối với tr-ờng hợp miễn giảm lãi), tập trung h-ớng đầu t- n-ớc ngoài vào các tài sản nợ có giá trị cao, các tài sản có giá trị nhỏ ưu tiên các nhà đầu tư trong nước …).

Một phần của tài liệu Một số vấn đề pháp lý về công ty quản lý nợ (Trang 67 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)