Về quyền miễn trừ trách nhiệm đối với nhân viên của công ty quản lý nợ

Một phần của tài liệu Một số vấn đề pháp lý về công ty quản lý nợ (Trang 79 - 82)

Hoạt động của các công ty quản lý nợ rất đặc biệt. Các nhân viên của công ty quản lý nợ có thể liên tục phải đối mặt với đe dọa bị kiện hoặc thanh tra, kiểm tra, truy tố, xét xử bất kỳ lúc nào vì những hành vi của mình. Bởi, hoạt động của

(1) Thanh Mai: Xử lý nợ cần các biện pháp mạnh hơn, Thời Báo Ngân hàng ngày 18/12/2001, tr.1

(2) Trần Thị Liên: Kinh nghiệm quản lý tổ chức hoạt động của Công ty quản lý tài sản ở một số n-ớc trên thế giới, Chuyên đề NCKH năm 2000, Viện NCKH Ngân hàng, Tr.25

họ động chạm trực tiếp đến lợi ích một bộ phận những ng-ời có địa vị trong xã hội

(có trường hợp phải dùng áp lực, cưỡng chế) hoặc diễn ra trong những hoàn cảnh “tế nhị” khó giải trình như để thu hết nợ gốc phải miễn, giảm lãi cho bên vay hay phải đầu t- thêm nh-ng căn cứ miễn, giảm lãi không có trong quy chế hiện hành; việc đầu t- để nâng cấp tài sản, cho vay thêm không đủ sức giúp khách hàng mắc nợ thoát khỏi khó khăn, không bảo toàn đ-ợc giá trị ban đầu, thậm chí làm phát sinh thêm những tổn thất mới. Nếu không đ-ợc pháp luật bảo vệ trong những tình huống này thì những ng-ời làm công tác xử lý nợ rất dễ bị truy cứu trách nhiệm pháp lý, thậm chí là trách nhiệm hình sự. Nh- vậy, việc xử lý nợ của các công ty quản lý nợ, đặc biệt là công ty quản lý nợ do Chính phủ thành lập, chắc chắn sẽ bị chậm trễ.

Ngày 19/3/1996, Ngân hàng V ký hợp đồng tín dụng cho bà C vay số tiền 200.000.000 đồng, thời hạn 03 tháng, lãi suất 1,75%/tháng với mục đích bổ sung vốn kinh doanh. Tài sản đảm bảo của khoản vay là nhà và quyền sử dụng 362 m2 đất thuộc quyền sở hữu của ông Trần Văn Tiền. Hết thời hạn vay, bà C không trả đ-ợc nợ vay cho ngân hàng.

Ngày 13/3/1998, ngân hàng V kiện đòi nợ bà C tại toà án H.Thanh Trì, Hà nội. Trong quá trình tố tụng, toà án phát hiện ng-ời ký cam kết bảo đảm là ông Trần Văn Tiến, còn chủ sở hữu của tài sản là Trần Văn Tiền. Vì vậy, toà án quyết định buộc bà C phải trả cho ngân hàng V số tiền 199.592.625 đồng (gồm cả gốc và lãi) nh-ng lại bác yêu cầu của ngân hàng V về việc kê biên tài sản của ông Trần Văn Tiền để đảm bảo thi hành án. (án sơ thẩm số 25/DSST ngày 10/9/1998).

Thực tế, bà C không có tài sản, không công ăn việc làm và đã ly dị chồng, nên kể từ khi có hiệu lực năm 1998, bản án vẫn không thực hiện đ-ợc.

Năm 2001, cơ quan thi hành án phát hiện có 03 thửa đất mang tên bà C và đã tiến hành phong toả. Sau khi xác minh đ-ợc biết, số tài sản này đã đ-ợc bà C bán từ năm 1991 nh-ng ch-a làm thủ tục chuyển nh-ợng nên việc phát mại không thể thực hiện đ-ợc.Do “sức ép” của cơ quan thi hành án và những ng-ời đã mua tài sản, gia đình đã giúp bà C trả đ-ợc hết số tiền nợ gốc, còn số tiền nợ lãi đề nghị ngân hàng V xem xét miễn, giảm.

Tr-ớc khó khăn thực sự của bà C và gia đình, việc xét miễn hoặc giảm lãi cho bà C là chấp nhận đ-ợc. Tuy nhiên, ngân hàng V và cơ quan thi hành án không có cơ sở pháp lý để làm điều này. Cụ thể:

-Đối với ngân hàng V: Theo quy chế miễn, giảm lãi của NHNN (1) và của ngân hàng V, bà C không thuộc diện đ-ợc miễn, giảm lãi trừ tr-ờng hợp cơ quan thi hành án có văn bản xác nhận bà C không có điều kiện thi hành án. Nếu không, quyết định giảm lãi của ngân hàng V cho bà C có thể bị Thanh tra NHNN Việt nam kết luận cố ý làm sai.

-Đối với cơ quan thi hành án: Không thể rút phong toả các tài sản của bà C (vì nghĩa vụ thi hành án của bà C ch-a chấm dứt) và không thể có ý kiến bằng văn bản đề nghị ngân hàng V giảm lãi cho bà C vì tài sản của bà C vẫn còn dù không phát mại được để, đồng thời “e ngại” Viện Kiểm sát cho là có dấu hiệu “không bình thường” trong khi thi hành công việc.

Do vậy, sự việc cho dù là rất đơn giản và các bên đều mong muốn giải quyết nh-ng với cơ sở pháp lý hiện hành, sự việc cứ kéo dài không thể giải quyết dứt điểm.

Một vấn đề đ-ợc nhiều ph-ơng tiện thông tin đại chúng đề cập đến, đó là việc

hiện nay chúng ta có quá nhiều quan hệ kinh tế bị “hình sự hoá”. Một khoản vay

không thu hồi đ-ợc nợ thì cán bộ cho vay phải chịu trách nhiệm đầu tiên. Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng Điều 285 Bộ Luật Hình sự đ-ợc ví nh- chiếc

vòng “kim cô” lúc nào cũng có thể chụp xuống đầu những người làm công tác cho vay, thu hồi nợ. Ranh giới giữa “sự năng động, sáng tạo” và “tội cố ý làm” rất mong

manh.

Do đó, những ng-ời trực tiếp phải ra quyết định liên quan đến xử lý nợ và những ng-ời thi hành các quyết định đó rất cần đ-ợc sự bảo vệ của pháp luật trong tr-ờng hợp họ thực hiện chức trách một cách trung thực. Nói cách khác, pháp luật quy định cho phép những nhân viên của công ty quản lý nợ không bị truy tố hoặc xét xử tại bất kỳ toà án nào vì những tổn thất hoặc mất mát do hành vi phải thi hành hoặc không thi hành của mình nếu họ đã thực hiện với sự trung thực và làm

(1) Điều 23 Quy chế cho vay của Tổ chức tín dụng đối với khách hàng ban hành kèm theo quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà n-ớc

đúng pháp luật.

Một phần của tài liệu Một số vấn đề pháp lý về công ty quản lý nợ (Trang 79 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)