Nhiệm vụ của công ty quản lý nợ

Một phần của tài liệu Một số vấn đề pháp lý về công ty quản lý nợ (Trang 51)

2. Pháp luật về Công ty quản lý nợ ở Việt nam hiện nay

2.3 Nhiệm vụ của công ty quản lý nợ

Nếu căn cứ vào tiêu chí là tài sản đảm bảo thì các khoản nợ quá hạn đ-ợc chia thành nợ không có tài sản đảm bảo và nợ có tài sản đảm bảo. Hiện nay, tài sản đảm bảo cho các khoản vay tại ngân hàng khá đa dạng gồm bất động sản nh- quyền sử dụng đất, cửa hàng, khách sạn, nhà hàng, văn phòng làm việc, nhà x-ởng, nhà ở, các

công trình xây dựng dở dang… động sản và tài sản khác như hàng hoá, phương tiện giao đường bộ, đường thuỷ, máy móc, thiết bị… Việc chuyển đổi khối tài sản khổng

lồ này thành tiền thật không đơn giản. Bởi lẽ, hàng hoá kém phẩm chất, quá hạn sử dụng; máy móc thiết bị lạc hậu; phần lớn bất động sản không có giấy tờ hợp pháp; giá trị tài sản khi cho vay đ-ợc định giá cao hơn thị tr-ờng nhiều lần; thủ tục cầm cố thế chấp không đầy đủ. Thậm chí, nhiều tài sản đ-ợc toà án tuyên giao cho ngân hàng phát mại để thu hồi nợ thì việc thực hiện bản án cũng gặp không ít khó khăn về

thủ tục hành chính; thuế, lệ phí đối với tài sản…

Để giúp đỡ các ngân hàng trong việc xử lý nợ, tận thu các khoản nợ xấu, hạn chế tối đa tổn thất và rủi ro xảy ra đối với tài sản đảm bảo, công ty quản lý nợ đ-ợc giao các nhiệm vụ cụ thể sau:

 Tiếp nhận, quản lý các khoản nợ tồn đọng (bao gồm nợ có tài sản đảm bảo và nợ không có tài sản đảm bảo) và tài sản bảo đảm nợ vay (tài sản thế chấp, cầm cố; tài sản gán nợ; tài sản toà án giao) liên quan đến các khoản nợ để xử lý, thu hồi vốn;

 Xử lý tài sản đảm bảo nợ vay (tài sản thế chấp, cầm cố; tài sản gán nợ; tài sản toà án giao) kể cả tài sản là bất động sản bao gồm đất, tài sản gắn liền với đất bằng việc tự bán công khai hoặc bán thông qua Trung tâm dịch vụ bán đấu giá.

 Hoàn thiện các hồ sơ có liên quan đến các khoản nợ theo quy định của pháp luật trình Ban chỉ đạo cơ cấu lại tài chính ngân hàng của Chính phủ xem xét,

trình Thủ t-ớng Chính phủ cho phép ngân hàng xoá nợ cho khách hàng (đối với nhóm nợ không có tài sản đảm bảo và không có đối t-ợng để thu hồi);  Hoàn thiện các thủ tục pháp lý đối với những tài sản đảm bảo ch-a đầy đủ thủ

tục theo quy định của pháp luật và không có tranh chấp để bán, cho thuê, khai thác kinh doanh;

 Cơ cấu lại nợ tồn đọng bằng các giải pháp: giãn lịch trả nợ; miễn hoặc giảm lãi vay; đầu t- thêm vốn; chuyển giá trị khoản nợ hoặc giá trị tài sản đảm bảo thành vốn góp, vốn liên doanh;

 Xử lý tài sản đảm bảo bằng các biện pháp cải tạo, sửa chữa, nâng cấp tài sản đảm bảo để bán, cho thuê, khai thác kinh doanh

 Mua, bán quyền đối với các khoản nợ quá hạn với các tổ chức tín dụng, công ty quản lý nợ khác.

Thực hiện các hoạt động khác theo uỷ quyền của ngân hàng. (1)

Về cơ bản đây là những hoạt động chính bao trùm quá trình xử lý nợ tồn đọng, đáp ứng đ-ợc nguyện vọng của các ngân hàng nhiều năm nay. Theo quy định của pháp luật, tài sản đảm bảo cho nghĩa vụ tại ngân hàng, nếu khách hàng không trả đ-ợc nợ thì ngân hàng có quyền quản lý, thu hồi, phát mại. Thực tế, ngân hàng chỉ đ-ợc quyền quản lý tài sản trên hồ sơ, giấy tờ mà thôi. Từ tháng 12/1999, Chính phủ đã cho phép các ngân hàng thực hiện việc quản lý, khai thác, phát mại và thu nợ đối với tài sản đảm bảo. Tuy nhiên, cho đến bây giờ việc các ngân hàng thực hiện quản lý, khai thác, phát mại tài sản đảm bảo vẫn gặp nhiều khó khăn, ách tắc. Bằng việc chuyển giao, uỷ thác việc xử lý tài sản, cơ cấu lại các khoản nợ cho công ty quản lý nợ, các ngân hàng có điều kiện tập trung hơn vào các hoạt động kinh doanh hàng ngày. Và công ty quản lý nợ có điều kiện tự chủ đàm phán với khách hàng về mua, bán và khai thác tài sản; chủ động giao dịch với bên vay trong việc gia hạn trả nợ,

miễn giảm nợ lãi, cơ cấu lại nợ…giúp bên vay khôi phục lại sản xuất kinh doanh để trả nợ, nhờ đó tận dụng đ-ợc các cơ hội kinh doanh, tiết kiệm đ-ợc thời gian và kinh phí, sớm thu hồi nợ về cho các ngân hàng.

Thêm vào đó, công ty quản lý nợ đ-ợc giao nhiệm vụ hoàn thiện hồ sơ pháp lý của khoản nợ và những tài sản có liên quan là việc làm cần thiết lúc này. Việc

hoàn thiện hồ sơ pháp lý của tài sản, tuy công ty quản lý nợ sẽ mất thời gian và chi phí nh-ng giá trị tài sản khi phát mại nhờ đó gia tăng đáng kể, khả năng thu hồi nợ cũng khả quan hơn. Đối với những tài sản phức tạp ch-a thể hoàn thiện ngay về mặt pháp lý, công ty quản lý nợ có điều kiện tập trung, phân loại, đánh giá, cung cấp những thông tin quan trọng giúp cho Ban chỉ đạo cơ cấu lại tài chính ngân hàng của Chính phủ có ph-ơng h-ớng xử lý cụ thể.

Thực tế cho thấy, ngay sau khi đi vào hoạt động, các công ty quản lý nợ trực thuộc ngân hàng đã đ-ợc ngân hàng mẹ chuyển giao hàng trăm hạng mục tài sản với tổng giá trị hàng ngàn tỷ đồng. Mặc dù, mới đi vào hoạt động nh-ng nhiều công ty quản lý nợ đã đạt đ-ợc những kết quả cụ thể. Trong đó, triển khai tích cực nhất phải kể đến Công ty quản lý nợ của Ngân hàng Ngoại Th-ơng và Ngân hàng Công th-ơng. Tổng số tiền Công ty quản lý nợ của Ngân hàng Công th-ơng đã thu

(1) Quyết định 149/2001/QĐ-TTg ngày 05/10/2001 và Điều 10 Điều lệ mẫu của Công ty quản lý nợ ban hành kèm theo Quyết định số 1390/2001/QĐ-NHNN ngày 07/11/2001 đ-ợc qua khai thác và bán tài sản là 500 tỷ, riêng bán 44 trên tổng số 78 tài sản đ-ợc bàn giao thu 343 tỷ đồng chiếm 68,6%. 6 tháng đầu năm 2002, công ty đã khai thác và bán đ-ợc 272 tỷ đồng, trong đó 90% thu đ-ợc qua bán tài sản. Công ty quản lý nợ trực thuộc Ngân hàng Ngoại th-ơng đã ký đ-ợc hợp đồng cho thuê 7 trên tổng số 24 tài sản đ-ợc ngân hàng mẹ bàn giao uỷ thác, số tiền thu về đ-ợc trên 1 tỷ. Công ty quản lý nợ trực thuộc Ngân hàng Đầu t- và Phát triển nhận bàn giao nợ của 7 khách hàng, trị giá 36 tỷ đồng thì số nợ thu đ-ợc bằng tiền là 10 tỷ đồng, thu đ-ợc thông qua góp vốn liên doanh đ-ợc 0,8 tỷ đồng. Tuy nhiên, số tiền thu đ-ợc mới chiếm khoảng 15% tổng giá trị tài sản của các vụ án mà toà án đã tuyên giao và chiếm tỷ lệ khá khiêm tốn so với tổng số nợ tồn đọng hiện nay của các ngân hàng.

Bên cạnh những kết quả đã đ-ợc, các ngân hàng và công ty quản lý nợ cũng gặp không ít khó khăn nh- việc xác định điều kiện đối với các khoản nợ chuyển giao, hình thức pháp lý của việc chuyển giao, nguyên tắc xác định giá khi chuyển giao khoản nợ. Cụ thể hơn, việc chuyển giao khoản nợ sẽ đ-ợc ngân hàng thực hiện d-ới hình thức nào? Cấp vốn điều lệ, mua bán nợ hay uỷ thác xử lý để từ đó những hình thức pháp lý t-ơng ứng quyết định cấp vốn, hợp đồng mua bán nợ, hợp đồng uỷ quyền, hợp đồng t- vấn; gía cả khi chuyển nh-ợng quyền đòi nợ là giá thoả thuận hay giá trên hợp đồng hay giá thị tr-ờng. Đối với nhiệm vụ cơ cấu lại nợ tồn đọng

bằng cách miễn hoặc giảm lãi vay; đầu t- thêm vốn; chuyển giá trị khoản nợ hoặc giá trị tài sản đảm bảo thành vốn góp, vốn liên doanh, các công ty quản lý nợ cũng ch-a đ-ợc pháp luật h-ớng dẫn và quy định rõ. Các công ty quản lý nợ chỉ chủ động cơ cấu lại nợ theo cách chuyển khoản nợ thành vốn góp hay góp vốn liên doanh khi việc thu hồi đ-ợc nợ có cơ sở rõ ràng, nh- công ty quản lý nợ của Ngân hàng Đầu t- và Phát triển Việt nam đã làm.

Bởi vậy, trong thời gian qua, phần lớn tài sản mà các công ty quản lý nợ đang khai thác, quản lý và mua bán chủ yếu là do ngân hàng mẹ ủy quyền xử lý. Số tài sản đảm bảo do ngân hàng mẹ chuyển giao nh- một phần vốn góp chiếm tỷ lệ không đáng kể. Số nợ do công ty quản lý nợ mua từ ngân hàng mẹ hoặc từ ngân hàng khác không có. Việc mua bán nợ giữa các công ty quản lý nợ với nhau và với các ngân hàng khác ch-a thực sự diễn ra. Không ít ngân hàng ch-a thực sự quan tâm đến giải pháp tận thu thông qua mô hình công ty quản lý nợ mà chỉ nhấn mạnh ph-ơng pháp dùng nguồn dự phòng rủi ro đ-a ra hạch toán ngoại bảng tổng kết tài sản để làm đẹp sổ sách. Họ sử dụng công ty quản lý nợ nh- một công cụ chuyên quản lý những tài sản ch-a đủ điều kiện bán và để giải quyết những v-ớng mắc mà bản thân ngân hàng không thể tự tiến hành.

Tóm lại, nhiệm vụ của công ty quản lý nợ đ-ợc giao rất cụ thể và nặng nề, từ việc tự xử lý các khoản nợ, hoàn thiện thủ tục pháp lý và bán các tài sản do ngân

hàng mẹ chuyển giao, uỷ thác đến việc “giúp đỡ” các ngân hàng khác xử lý nợ. Nếu làm tốt các nhiệm vụ đ-ợc giao, công ty quản lý nợ sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phục hồi sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh, đẩy nhanh đ-ợc tốc độ thu hồi nợ và đặc biệt giúp các ngân hàng xử lý cơ bản vấn đề nợ quá hạn. Tuy nhiên, cơ chế pháp lý ch-a đ-ợc nhà n-ớc quy định rõ ràng là nguyên nhân khiến cho các công ty quản lý nợ gặp khó khăn khi thực thi nhiệm vụ đ-ợc giao.

Một phần của tài liệu Một số vấn đề pháp lý về công ty quản lý nợ (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)