Trong quá trình hoạt động, thật khó đảm bảo chắc chắn rằng công ty quản lý nợ hoặc một bộ phận nhân viên của nó sẽ không lợi dụng những quyền hạn đặc biệt mà pháp luật giao cho để phục vụ cho mục đích cá nhân. Việc vi phạm là điều không thể tránh khỏi và có thể dự đoán tr-ớc. Những hạn chế này sẽ ảnh h-ởng nhất định tới tính nghiêm minh của pháp luật.
Tuy nhiên, nh- đã đặt vấn đề ban đầu, việc xử lý nợ chỉ đ-ợc thực hiện trong một thời gian xác định và do vậy, chúng ta cần chấp nhận tổn thất, chấp nhận rủi ro để thúc đẩy nhanh quá trình xử lý nợ tồn đọng. Đồng thời, để hạn chế tối đa sự lạm quyền, cũng nh- những tổn thất có thể xảy ra đối với tài sản quốc gia, bên cạnh việc giao cho công ty quản lý nợ những quyền hạn đặc biệt, chúng tôi đề nghị pháp luật cần quy định một cơ chế kiểm tra, giám sát chặt chẽ; quy định trách nhiệm giải trình cụ thể của công ty quản lý nợ tr-ớc cơ quan nhà n-ớc có thẩm quyền; quy định trách nhiệm báo cáo th-ờng kỳ những hoạt động của công ty quản lý nợ trong việc thực hiện các mục tiêu đã đề ra (các báo cáo này nên đ-ợc thiết kế theo các chuẩn mực kế toán quốc tế); quy định công khai các thông tin tài chính chi tiết; quy định chế độ kiểm toán nội bộ và quy chế kiểm toán th-ờng xuyên bởi các công ty kiểm toán độc lập do Chính phủ chỉ định nhằm bảo đảm các thông tin trong các bản báo cáo là chính xác, nội dung các bản giải trình về giá trị tài sản là hợp lý. Ngoài ra, một ph-ơng thức để hạn chế việc độc đoán, chuyên quyền là pháp luật quy định cơ chế tập thể, quyết định theo đa số thay vì là một cá nhân nh- hiện nay.
Tất nhiên, vấn đề kiểm soát đ-ợc chúng tôi đặt ra trong tr-ờng hợp nhà n-ớc quy định thêm những quyền hạn đặc biệt, mạnh mẽ hơn cho công ty quản lý nợ. Còn trong điều kiện hiện nay, việc tăng c-ờng chế độ kiểm tra, giám sát nh- đối với các ngân hàng là không cần thiết.
Việc xử lý và thu hồi nợ quá hạn tồn đọng là một trong những hoạt động khó khăn và phức tạp nhất trong quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng mỗi quốc gia. Công ty quản lý nợ với mô hình phù hợp, chiến l-ợc hoạt động hợp lý là công cụ không thể thiếu giúp các quốc gia giải quyết nhanh chóng những khoản nợ quá hạn tồn đọng khỏi các ngân hàng yếu kém, tạo điều kiện cho hệ thống ngân hàng sớm khôi phục lại hoạt động kinh doanh, kiểm soát tình trạng khủng hoảng của nền kinh tế.
Trong bối cảnh Việt nam hiện nay, việc cho ra đời công ty quản lý nợ có t- cách pháp nhân và hạch toán độc lập là rất cần thiết. Công ty quản lý nợ trực thuộc các ngân hàng với những -u điểm nhất định sẽ là những hạt nhân tích cực trong quá trình xử lý nợ tại Việt nam. Tuy nhiên, với những nhiệm vụ và quyền hạn đ-ợc giao với khả năng tài chính hạn chế, các công ty quản lý nợ khó có thể đẩy nhanh đ-ợc tiến độ thu hồi nợ, hiệu quả xử lý nợ không đ-ợc cải thiện là bao. Do vậy, Nhà n-ớc cần sớm nghiên cứu, hoàn thiện và cho thành lập công ty quản lý nợ thuộc Chính phủ. Việc chậm xử lý nợ quá hạn ngày nào, nền kinh tế thiệt hại ngày đó.
Nhà n-ớc có thể bị mất một số tiền đáng kể để công ty quản lý nợ thuộc Chính phủ sớm giải quyết dứt điểm tình trạng nợ quá hạn tồn đọng. Đây là việc cần thiết mà Nhà n-ớc nên làm. Nếu Nhà n-ớc không làm gì hoặc làm không dứt khoát thì nỗi đau về tổn thất sẽ còn lớn hơn nhiều. Đánh giá một cách công bằng, một phần nợ quá hạn tồn đọng hiện nay phát sinh là do những chủ tr-ơng, chính sách ch-a phù hợp của Nhà n-ớc, do đó Nhà n-ớc có trách nhiệm xử lý nó. Ngoài ra, nếu Nhà n-ớc không can thiệp sớm, không giúp đỡ các ngân hàng thì chắc chắn các ngân hàng sẽ không thể tự xử lý. Khi đó, hậu quả không thể l-ờng tr-ớc đ-ợc. Nh- Thống đốc NHNN Việt nam đã từng nói, đây là cái giá của quốc gia phải trả, không phải để cứu giúp một cá nhân hay một ngân hàng cụ thể nào đó mà vì sự an toàn cho hệ thống ngân hàng, vì sự ổn định cho phát triển của nền kinh tế.
Song song với đó, Nhà n-ớc cần tạo ra một môi tr-ờng pháp lý phù hợp và những quyền hạn đủ mạnh cho công ty quản lý nợ hoạt động. Cụ thể:
1. Nhà n-ớc phải xác định rõ ràng mục tiêu hoạt động cho công ty quản lý nợ trong các văn bản pháp lý;
2. Nhà n-ớc phải thể chế hoá, cụ thể hoá cơ chế chuyển giao các khoản nợ và tài sản từ ngân hàng cho các công ty quản lý nợ nói chung và công ty quản lý nợ của ngân
hàng nói riêng; cơ chế cho vay để tái đầu tư; chuyển nợ thành vốn góp… trong các
văn bản pháp lý;
3. Nhà n-ớc cần ban hành những quy định pháp lý nhằm đảm bảo cho các cán bộ, nhân viên của công ty quản lý nợ tránh khỏi tác động tiêu cực từ bên ngoài (có thể làm triệt tiêu tính công khai, minh bạch khi xử lý nợ) hoặc bảo vệ họ khỏi những trách nhiệm pháp lý, đặc biệt là trách nhiệm hình sự nếu nh- họ đã làm đúng các chuẩn mực nghề nghiệp đ-ợc quy định. Bên cạnh đó, Nhà n-ớc phải xây dựng một cơ chế kiểm tra, giám sát chặt chẽ nhằm hạn chế sự lạm quyền có thể xảy ra trong quá trình hoạt động của công ty quản lý nợ;
4. Nhà n-ớc nên hình thành một cơ chế tài chính thông thoáng với những -u đãi nhất định về thuế, về nguồn vốn đối với hoạt động xử lý nợ của công ty quản lý nợ;
5. Nhà n-ớc nên mạnh dạn giao cho công ty quản lý nợ những quyền hạn mạnh mẽ hơn nh- có quy chế xử lý tài sản riêng, không cần có sự chấp thuận của bên vay khi xử lý tài sản hoặc chuyển nh-ợng khoản vay, chủ động xử lý tài sản mà không cần
quyết định của toà án…
Tóm lại, việc làm rõ và thể chế hoá những vấn đề trên đây là cơ sở quan trọng góp phần tạo nên sự thành công của công ty quản lý nợ, thông qua đó sớm giải quyết dứt điểm nợ quá hạn tồn đọng, đẩy nhanh tốc độ tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, tạo điều kiện cho hệ thống ngân hàng Việt nam chủ động, tự tin đối phó với những thách thức khắc nghiệt của nền kinh tế thị tr-ờng, hoà nhập vào quá trình toàn cầu hoá đang diễn ra mạnh mẽ trên bình diện quốc tế.