ch-ơng II I Đánh giá chung và khuyến nghị
3.2.2 Hình thức chuyển giao nợ quá hạn tồn đọng
Hiện nay, pháp luật Việt nam về vấn đề này cũng không rõ ràng. Cụ thể, tại
Điều lệ mẫu chỉ quy định chung công ty quản lý tài sản được “Tiếp nhận, quản lý
các khoản nợ tồn đọng (bao gồm: nợ có tài sản đảm bảo và nợ không có tài sản đảm bảo) và tài sản đảm bảo nợ vay (tài sản thế chấp, cầm cố; tài sản gán nợ; tài sản Toà
án giao ngân hàng) liên quan đến các khoản nợ để xử lý, thu hồi vốn nhanh nhất” (Khoản 1 Điều 10). Công ty quản lý tài sản được “Mua bán nợ tồn đọng của các tổ
chức tín dụng khác, của các công ty quản lý nợ và khai thác tài sản của các ngân
hàng thương mại khác theo quy định của pháp luật” (Khoản 7 Điều 10), nhưng trong
Quy chế mua, bán nợ của các tổ chức tín dụng ban hành kèm theo Quyết định số 140/1999/QĐ-NHNN14 ngày 19/4/1999 tại Điều 3 không có tên công ty quản lý nợ trong danh mục đối t-ợng tham gia mua, bán nợ. Thông t- 03/2001/TTLT/NHNN- BTP-BCA-BTC-TCĐC ngày 23/4/2001, quy định “Tổ chức tín dụng có quyền
chuyển giao quyền thu nợ hoặc uỷ quyền cho bên thứ ba (gồm công ty quản lý nợ)
xử lý tài sản đảm bảo” (Điều 3 Phần A). Tuy nhiên, cơ chế tài chính của việc
“chuyển giao” không được thông tư này đề cập đến.
Ngoài ra, việc xác định rõ cơ chế chuyển giao còn có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định giá cả khi chuyển nh-ợng, phí uỷ quyền khi uỷ quyền, ph-ơng thức hạch toán của ngân hàng và công ty quản lý tài sản.
Theo chúng tôi, pháp luật nên quy định hai hình thức chuyển giao là mua bán và uỷ quyền. Việc góp vốn thành lập công ty quản lý nợ bằng quyền đòi nợ là không nên vào lúc này. Bởi lẽ, quy định này chỉ làm cho các công ty quản lý nợ đã yếu (xét
d-ới góc độ tài chính) lại càng yếu hơn, khiến các công ty không có đủ nguồn vốn để sửa chữa, nâng cấp tài sản, tái cơ cấu lại các khoản vay.
Thực tế ở Thái Lan, Mỹ cho thấy, công ty quản lý nợ của nhà n-ớc chỉ thực hiện việc mua lại tài sản từ các ngân hàng khi những ngân hàng này bị giải thể hoặc hợp nhất và khi đó, Nhà n-ớc sẽ trở thành chủ sở hữu hoặc có quyền kiểm soát. Chính phủ các n-ớc Indonexia, Malaysia, Hàn Quốc và Mexico lại thông qua công ty quản lý tài sản giúp đỡ các ngân hàng đang hoạt động giải quyết khó khăn bằng cách mua lại những khoản nợ quá hạn tồn đọng của các ngân hàng này. Tr-ờng hợp ngân hàng mua bán nợ quá hạn tồn đọng với nhau và với công ty quản lý nợ của các ngân hàng khác đ-ợc thực hiện khá đơn giản, thuận tiện. Tuy nhiên, vấn đề sẽ chỉ phức tạp hơn khi việc mua bán diễn ra giữa các ngân hàng, các công ty quản lý nợ của ngân hàng với công ty quản lý nợ của Nhà n-ớc. Bởi, khi đó có thể phát sinh mâu thuẫn giữa nguồn tài chính có hạn và việc mua tài sản một cách công bằng từ tất cả các ngân hàng. Việc nhà n-ớc mua tất cả nợ quá hạn tồn đọng có thể làm tổn hại đến sự cạnh tranh công bằng của một số ngân hàng vẫn cố gắng xoay xở để tự xử lý những khoản nợ quá hạn của mình. Cách giải quyết tốt nhất trong tr-ờng hợp này là Chính phủ một số n-ớc, thông qua công ty quản lý nợ của nhà n-ớc, chỉ mua những khoản nợ xấu từ những ngân hàng bị kiểm soát đặc biệt, những ngân hàng cần sự giúp đỡ của nhà n-ớc chứ không mua tất cả các khoản nợ quá hạn. Các ngân hàng đ-ợc Chính phủ giúp đỡ phải giữ lại một tỷ lệ nợ quá hạn t-ơng tự vẫn đang tồn tại của ngành.