Đặc tr-ng của công ty quản lý nợ ở Việt nam

Một phần của tài liệu Một số vấn đề pháp lý về công ty quản lý nợ (Trang 46)

2. Pháp luật về Công ty quản lý nợ ở Việt nam hiện nay

2.1 Đặc tr-ng của công ty quản lý nợ ở Việt nam

Điều 1 Quyết định số 150/2001/QĐ-TTg của Thủ t-ớng Chính phủ quy định:

“Cho phép các ngân hàng thương mại được thành lập công ty quản lý nợ và khai thác tài sản, có t- cách pháp nhân, hạch toán độc lập bằng vốn tự có. Chủ tịch Hội Quản

trị ngân hàng th-ơng mai quyết định thành lập công ty quản lý nợ và khai thác tài sản sau khi đ-ợc Ngân hàng Nhà n-ớc chấp thuận bằng văn bản”.

Điều 1 Quy định về việc thành lập công ty quản lý nợ và khai thác tài sản trực thuộc ngân hàng th-ơng mại ban hành kèm theo Quyết định 1389/2001/QĐ-NHNN

ngày 07/11/2001 quy định: “Ngân hàng thương mại được thành lập công ty quản lý

nợ và khai thác tài sản trực thuộc ngân hàng th-ơng mại, có t- cách pháp nhân, hạch

toán độc lập bằng vốn tự có”.

Nh- vậy, theo các quy định này, công ty quản lý nợ hiện nay có một số đặc tr-ng sau:

Thứ nhất, công ty quản lý nợ là một doanh nghiệp do từng ngân hàng th-ơng mại thành lập và đầu t- vốn. Do vậy, công ty quản lý nợ là công ty con trực thuộc ngân hàng.

Thứ hai, công ty quản lý nợ là mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Do vậy, công ty quản lý nợ chịu trách nhiệm bằng tài sản của công ty đối với các khoản nợ, ngân hàng mẹ chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi với số vốn điều lệ đã góp.

Thứ ba, công ty quản lý nợ đ-ợc các ngân hàng thành lập nhằm mục đích quản lý, kinh doanh, khai thác các tài sản đảm bảo; giảm tối đa tổn thất xảy ra đối với các khoản nợ quá hạn của ngân hàng. Tìm kiếm lợi nhuận không phải là mục đích chính khi thành lập công ty quản lý nợ.

Thứ t-, công ty quản lý nợ là một pháp nhân kinh tế, hạch toán độc lập. Công ty quản lý nợ có đủ điều kiện để trở thành chủ thể đầy đủ của các quan hệ pháp luật dân sự, kinh tế, th-ơng mại, có khả năng h-ởng quyền và gánh chịu nghĩa vụ độc lập khi tham gia vào các quan hệ pháp luật. Công ty quản lý nợ có quyền chủ động trong hoạt động tổ chức, điều hành và kinh doanh, đồng thời phải tự chịu trách nhiệm về các hoạt động của mình, tự bảo tồn và phát phiển. Ngân hàng thành lập ra công ty quản lý nợ với t- cách là chủ sở hữu không thể can thiệp vào hoạt động hàng ngày của công ty mà chỉ có thể thực hiện các quyền của mình thông qua việc quyết định ph-ơng h-ớng phát triển; quyết định nội dung, sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty; quyết định cơ cấu bộ máy tổ chức, các chức danh quản lý quan trọng; tổ chức giảm sát, theo dõi, đánh giá kết quả hoạt động của công ty và một số quyền quan trọng

khác được quy định tại Điều 47 Luật doanh nghiệp. Việc sử dụng cụm từ “công ty quản lý nợ trực thuộc ngân hàng thương mại” có thể để phân biệt với mô hình công

ty quản lý nợ của Nhà n-ớc. Tuy nhiên, cụm từ này dễ gây sự hiểu nhầm trong mối quan hệ giữa ngân hàng mẹ và công ty quản lý nợ. Điều 96 Bộ Luật dân sự đã quy định rõ các đặc điểm của pháp nhân. Theo đó, để trở thành pháp nhân, công ty quản lý nợ phải có tài sản riêng, tách bạch với khối tài sản của ngân hàng thành lập và có quyền quản lý, sử dụng, chi phối độc lập đối với các tài sản đó mà không bị phụ

thuộc vào ngân hàng “mẹ”. Sự độc lập này chỉ có thể thực hiện khi công ty quản lý

nợ thực hiện việc hạch toán độc lập.

Thêm vào đó, vốn của công ty quản lý nợ trong quá trình hoạt động gồm “vốn

điều lệ, các quỹ công ty đ-ợc phép trích lập, vốn vay, các nguồn vốn khác theo quy

định của pháp luật”(1). Nghĩa là, nguồn vốn rất đa dạng chứ không đơn thuần là “vốn tự có”. Quy định nêu tại Điều 1 Điều lệ mẫu của công ty quản lý nợ ban hành kèm theo Quyết định 1390/2001/NHNN ngày 07/11/2001 vừa thừa, vừa thiếu và không chính xác dễ gây nhầm lẫn.

(1) Điều 1 mục A phần II Thông t- 27/2002/TT-BTC ngày 22/3/2002 của Bộ Tài chính Ngoài ra, các quy định trên ch-a phản ánh rõ mục tiêu của các công ty quản lý nợ trong t-ơng lai là gì. Thời gian gần đây, các nhà nghiên cứu, các nhà hoạch định chính sách trong các hội thảo khoa học hay qua báo chí, có nhắc tới mục tiêu của việc thành lập công ty quản lý nợ. Họ cho rằng mục tiêu của các công ty quản lý nợ là nhằm tập trung giải quyết nhanh những khoản nợ tồn đọng và khai thác tài sản đảm bảo để kịp thời đ-a các tài sản thành tiền mặt. Tuy nhiên, trong các văn bản pháp lý nội dung này ch-a đ-ợc đề cập. Thực tế đã chứng minh việc không xác định rõ mục tiêu đã gây không ít khó khăn cho ngân hàng trong hoạt động thu hồi nợ.

Năm 1996, Công ty Điện tử A ký 05 hợp đồng tín dụng vay của ngân hàng Y số tiền là 7.500.000.000 đồng, trong số đó 03 hợp đồng tín dụng có tài sản đảm bảo là một dây chuyền lắp ráp tivi màu, một số máy ép vỏ ti vi và lô hàng gồm 200 chiếc tivi. Trong quá trình vay, Công ty Điện tử A đã không trả nợ cho ngân hàng Y số tiền đã vay. Không những vậy, Công ty này còn tự dỡ niêm phong và bán 200 chiếc tivi đã cầm cố tại ngân hàng Y. Đến tháng

6/2002, ngân hàng Y đã khởi kiện tại toà án nhân dân thành phố Hà nội đòi Công ty Điện tử Y trả số tiền 3.000.000.000 đồng nợ gốc và 2.500.000.000 đồng nợ lãi. Ngày 10/7/2002, Toà án nhân dân thành phố Hà nội đã tiến hành xét xử công khai theo thủ tục sơ thẩm buộc Công ty Điện tử A phải trả ngân hàng Y số tiền 4.000.000.000 đồng, trong đó nợ gốc là 2.500.000.000 đồng và nợ lãi là 1.500.000.000 đồng. Ngày 30/7/2002, ngân hàng Y đã uỷ thác cho công ty quản lý nợ trực thuộc ngân hàng Y tiếp tục xử lý đối với khoản nợ này. Với mục tiêu “tập trung giải quyết nhanh những khoản nợ tồn đọng”, công ty quản lý nợ đã chấp nhận phán quyết của toà, không kháng cáo bản án sơ thẩm và làm đơn yêu cầu thi hành án ngay. Mặc dù, theo bản án số nợ Công ty Điện tử A phải trả thấp hơn 1.500.000.000 đồng.

Ngày 27/9/2002, bên phải thi hành án là Công ty Điện tử A đã trả đ-ợc 2.000.000.000 đồng, số còn lại cam kết thực hiện tr-ớc 31/12/2002. Tuy nhiên, ngày 01/10/2002, Thanh tra NHNN Việt nam đã yêu cầu ngân hàng Y và công ty quản lý nợ giải trình lý do chấp nhận bản án sơ thẩm, đồng thời yêu cầu làm công văn đề nghị xem xét giám đốc thẩm với bản án đã tuyên. Nh- vậy, tr-ờng hợp này đã mâu thuẫn giữa mục tiêu của công ty quản lý nợ là nhanh chóng thu hồi nợ và yêu cầu của NHNN Việt nam là phải thu đúng, thu đủ, đảm bảo chính xác tuyệt đối.

Kinh nghiệm các n-ớc cho thấy, họ có những cách tiếp cận không giống nhau trong việc xác định mục tiêu cho công ty quản lý nợ. ở một số n-ớc, công ty quản lý nợ hoạt động với mục tiêu xử lý, sắp xếp những tài sản tiếp nhận đ-ợc, sau đó chuyển giao lại cho Nhà n-ớc. Công ty quản lý nợ đ-ợc sử dụng nh- những công cụ xử lý tài sản nhanh chóng để bán lại cho ng-ời có nhu cầu. Trong tất cả các tr-ờng hợp, mục tiêu chung sẽ là xử lý càng nhanh chóng càng tốt để tránh những tác động tiêu cực làm giảm giá trị và để tối thiểu hoá các chi phí của nhà n-ớc. ở một số n-ớc, công ty quản lý nợ lại tập trung vào việc cơ cấu lại những món vay không có khả năng chuyển nh-ợng để làm cho chúng có thể dễ dàng chuyển nh-ợng hơn. ở một số n-ớc khác, mục tiêu là đạt đ-ợc sự hợp tác giữa khách hàng mắc nợ và các ngân hàng trong việc cơ cấu lại tổ chức.

Nh- vậy, với cách quy định nh- hiện nay, chúng ta ch-a làm nổi bật đ-ợc những nét đặc tr-ng của công ty quản lý nợ, ch-a làm rõ đ-ợc sự khác biệt với những doanh nghiệp đòi nợ thuê khác.

Một phần của tài liệu Một số vấn đề pháp lý về công ty quản lý nợ (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)