Trong lĩnh vực tài chính

Một phần của tài liệu Một số vấn đề pháp lý về công ty quản lý nợ (Trang 54 - 58)

2. Pháp luật về Công ty quản lý nợ ở Việt nam hiện nay

2.3.1 Trong lĩnh vực tài chính

Để có điều kiện cải tạo, sửa chữa, nâng cấp tài sản; mua lại quyền đối với các

khoản nợ quá hạn; cơ cấu lại khoản vay… công ty quản lý nợ phải có nguồn tài

Cho đến thời điểm hiện nay, ch-a có văn bản pháp lý quy định hay đòi hỏi phải có vốn pháp định đối với lĩnh vực khai thác và quản lý tài sản đảm bảo. Do vậy, vốn điều lệ của công ty quản lý nợ là vốn tự khai, do ngân hàng th-ơng mại cấp khi thành lập. Về nguyên tắc, vốn cấp của ngân hàng th-ơng mại bao gồm tiền Việt nam, ngoại tệ, vàng, tài sản, quyền đòi nợ… Theo Luật doanh nghiệp, nếu tài sản

góp vốn không phải là tiền mặt, vàng thì thành viên sáng lập phải định giá những tài sản đó theo nguyên tắc đồng thuận và phải chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác đối với giá trị tài sản góp vốn . Đối với công ty quản lý nợ, thành viên sáng lập và là chủ sở hữu duy nhất là ngân hàng th-ơng mại. Nh- vậy, việc xác định giá trị tài sản góp vốn sẽ do ngân hàng th-ơng mại tự quyết định và chịu trách nhiệm. Vấn đề đặt ra là, tr-ờng hợp ngân hàng th-ơng mại góp vốn bằng quyền tài sản nh- quyền đòi nợ hoặc quyền khai thác những tài sản đảm bảo thì việc xác định giá nh- thế nào để đảm bảo công bằng vừa tránh tr-ờng hợp ngân hàng th-ơng mại sử dụng cách thức này để chuyển hết những khoản nợ khó đòi (thậm chí cả những khoản nợ không thể thu hồi) nhằm làm sạch bảng tổng kết tài sản.

Vốn điều lệ ngân hàng A cấp khi thành lập công ty quản lý nợ trực thuộc là 40 tỷ đồng, trong đó 30 tỷ đồng là tiền mặt và 10 tỷ đồng đ-ợc xác định là giá trị quyền đòi nợ đối với khách hàng. Các khoản nợ này có hợp đồng tín dụng, có chữ ký xác nhận khách hàng đã nhận đủ số tiền vay từ ngân hàng và có tài sản đảm bảo là nhà x-ởng, quyền sử dụng đất và một số dây chuyền sản xuất đ-ợc xác định có giá trị t-ơng đ-ơng. Mặc dù, hợp đồng đảm bảo bị toà án tuyên vô hiệu do không có công chứng hoặc chứng thực của cơ quan nhà n-ớc có thẩm quyền, giấy tờ sở hữu đối với khối tài sản đảm bảo ch-a hoàn chỉnh theo quy định của pháp luật nh-ng toà án vẫn giao cho ngân hàng. Ngân hàng sử dụng quyền đòi nợ có đảm bảo làm vốn góp. Để có tiền cải tạo, sửa chữa, nâng cấp tài sản khác hay tái cho vay đối với những khoản nợ khác, công ty quản lý nợ phải bán khối tài sản đó. Sau khi trừ chi phí hoàn tất thủ tục xác lập quyền sở hữu, chi phí bán tài sản (thuê định giá, thuê bảo vệ, bảo hiểm, bán đấu giá…) số tiền thực thu về chỉ còn 8 tỷ. Vậy, thực tế ngân hàng chỉ cấp cho công ty quản lý nợ số tiền là 38 tỷ đồng làm vốn điều lệ, trong khi nợ quá hạn của ngân hàng vẫn giảm đ-ợc 10 tỷ đồng.

Ngoài vốn điều lệ đ-ợc ngân hàng cấp, vốn hoạt động của công ty quản lý nợ còn gồm vốn điều chuyển nội bộ từ ngân hàng mẹ, vốn vay của các tổ chức tài chính,

tổ chức tín dụng trong và ngoài n-ớc, các quỹ đ-ợc trích lập (quỹ đầu t-, quỹ dự

phòng…) và các nguồn vốn khác theo quy định của pháp luật.

Công ty quản lý nợ là công ty trách nhiệm hữu hạn nên không đ-ợc quyền phát hành cổ phiếu, không đ-ợc công khai huy động vốn trong công chúng nh- công

ty cổ phần bằng cách phát hành các loại trái phiếu, cổ phiếu…

Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, công ty quản lý nợ có quyền chủ động trong việc sử dụng vốn đ-ợc cấp và các nguồn lực khác đ-ợc giao. Việc chi tiêu phải đảm bảo nguyên tắc đúng mục đích, có hiệu quả, đảm bảo an toàn và có bồi hoàn từ nguồn thu do thu nợ, bán, cho thuê, khai thác, kinh doanh, góp vốn liên doanh. Cụ thể, công ty đ-ợc sử dụng nguồn vốn và các quỹ cho các nhu cầu cơ bản sau:

 Đầu t- xây dựng cơ sở vật chất, văn phòng, trụ sở; mua sắm trang thiết bị làm việc, tài sản cố định phục vụ hoạt động chuyên môn nghiệp vụ và giá trị còn lại của tổng tài sản cố định không v-ợt quá 50% vốn điều lệ.

 Chi phí cho việc xử lý tài sản đảm bảo bằng các biện pháp thích hợp nh- cải tạo, sửa chữa nâng cấp tài sản; thuê ng-ời trông coi, bảo vệ tài sản; mua bảo hiểm cho tài sản; quảng cáo, môi giới để bán, cho thuê tài sản; thuê kiểm định, đánh giá, định giá tài sản; nộp thuế và lệ phí theo quy định của pháp luật đối với tài sản (tiền thuê đất, thuế đất, thuế chuyển sử dụng đất..); tự tổ chức bán đấu giá hoặc thông qua các trung tâm đấu giá bán tài sản…

 Mua các khoản nợ tồn đọng của các tổ chức tín dụng, công ty quản lý nợ khác.

Trong tr-ờng hợp thiếu vốn để hoạt động, nh- mọi doanh nghiệp khác, công ty quản lý nợ có quyền lựa chọn hình thức và thời hạn huy động vốn phù hợp với điều kiện của mình và theo quy định của pháp luật nh- vay vốn của ngân hàng mẹ hoặc từ các ngân hàng khác; đ-ợc liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài n-ớc hoặc tìm kiếm các nguồn tài trợ từ các tổ chức quốc tế cho hoạt động xử lý nợ, ngoại trừ việc phát hành các chứng từ có giá.

Công ty có quyền quản lý đối với nguồn vốn và tài sản của mình bằng công tác kế toán, thống kê tài sản; kiểm tra đối chiếu công nợ, kiểm kê đánh giá tài sản,

xử lý đối với những tổn thất về tài sản; đ-ợc sử dụng các tài sản và quyền tài sản thuộc quyền định đoạt của mình làm đảm bảo cho giao dịch dân sự, kinh tế; đ-ợc thanh lý, chuyển nh-ợng, cơ cấu lại những tài sản đã hết khấu hao, lạc hậu về kỹ thuật hoặc sử dụng không hiệu quả. Đối với những tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản đ-ợc ghi trong sổ kế toán, công ty chỉ đ-ợc bán khi đ-ợc sự chấp thuận của ngân hàng mẹ.

Công ty có quyền hình thành, trích lập, phân bổ và sử dụng các quỹ. Tỷ lệ trích lập quỹ và nội dung sử dụng quỹ theo quy định của pháp luật và theo Điều lệ của công ty.

Bên cạnh đó, trong lĩnh vực tài chính công ty quản lý nợ có những nghĩa vụ cơ bản nh-:

 Lập sổ sách kế toán, ghi chép sổ kế toán, hoá đơn chứng từ và lập báo cáo tài chính trung thực, chính xác theo quy định của pháp luật kế toán thống kê;

Kế toán thống kê là nghiệp vụ rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh. Qua đó, giúp công ty hạch toán đ-ợc chính xác, giúp Nhà n-ớc thực hiện sự kiểm tra, theo dõi, giám sát hoạt động tài chính của công ty. Do vậy, công ty phải thực hiện việc lập chứng từ, ghi chép sổ sách kế toán, kiểm kê đánh giá, quyết toán và lập báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật về kế toán, kiểm toán, thống kê. Trong tr-ờng hợp cần thiết, công ty có nghĩa vụ cung cấp các tài liệu có liên quan cho ngân hàng hoặc cơ quan Nhà n-ớc có thẩm quyền.

 Đăng ký thuế, kê khai thuế, nộp thuế (nếu có) và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.

Nộp th uế, lệ phí là trách nhiệm của mọi doanh nghiệp. Loại thuế và số tiền thuế phải nộp phụ thuộc vào từng hoạt động cụ thể của công ty. Ngoài ra, công ty phải thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật nh- đóng góp vào quỹ an ninh trật nơi doanh nghiệp đóng trụ sở.

Hiện nay, các quy định về thuế gồm thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng, thuế nhập khẩu, thuế chuyển quyền sử dụng đất, lệ phí chuyển quyền sở

hoạt động trong lĩnh vực thu hồi nợ không có -u đãi hay khác biệt nhiều so với các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực khác.

Một phần của tài liệu Một số vấn đề pháp lý về công ty quản lý nợ (Trang 54 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)