ch-ơng II I Đánh giá chung và khuyến nghị
3.6. Về quyền hạn của công ty quản lý nợ
Nh- đã đề cập ở những phần tr-ớc, công ty quản lý nợ đ-ợc giao khá nhiều nhiệm vụ nh-ng quyền hạn thì hạn chế. Thực tế hoạt động thu hồi nợ cho thấy, bản thân các ngân hàng với đầy đủ các quyền của một chủ nợ về mặt pháp lý và sức mạnh về khả năng tài chính còn không giải quyết đ-ợc những khoản nợ quá hạn tồn
đọng “khổng lồ” kéo dài dai dẳng nhiều năm liền. Huống hồ, các công ty quản lý nợ
hiện chỉ là những công ty “con” trực thuộc các ngân hàng. Với những quyền hạn
đang có, công ty quản lý nợ không thể tự giải quyết đ-ợc các vấn đề tài sản tồn đọng. Nếu cứ mỗi lần gặp khó khăn trong việc mua bán tài sản hay xử lý nợ lại kiến nghị ngân hàng “báo cáo NHNN Việt nam để trình Ban Chỉ đạo cơ cấu lại tài chính
ngân hàng th-ơng mại xem xét đề nghị Thủ T-ớng yêu cầu các cơ quan chức năng
nhà nước có thẩm quyền giải quyết”(1) sẽ mất nhiều thời gian và làm cho vấn đề trở nên phức tạp, trong khi tài sản ngày càng có nguy cơ thất thoát, giảm giá trị.
Sở dĩ, hoạt động thu hồi nợ trong những năm gần đây diễn ra chậm chạp và
diễn biến phức tạp là do những rào cản “vô hình” từ phía bên vay (tìm mọi chống đối
quyết liệt), hệ thống pháp luật hiện hành (không đầy đủ, thiếu đồng bộ), hệ thống công quyền (quan liêu, chịu ảnh h-ởng nặng nề của cơ chế xin cho) và những tiêu cực xã hội khác (mặt trái của kinh tế thị tr-ờng).
Điều này không chỉ có ở Việt nam mà là vấn đề nan giải của nhiều quốc gia trong quá trình xử lý vấn đề nợ tồn đọng. Chúng tôi tán thành với quan điểm:
“Không nên coi mục đích cuối cùng đơn thuần chỉ là cho ra đời công ty quản lý nợ
có t- cách pháp nhân riêng và hạch toán độc lập mà phải h-ớng tới việc xây
dựng công ty quản lý nợ thành một định chế đủ mạnh để nó có thể thực hiện đ-ợc các mục tiêu là giải phóng nhanh tài sản tồn đọng, sớm thu hồi vốn cho ngân hàng. Muốn vậy, Nhà n-ớc cần phải sớm xem xét và trao cho công ty quản lý nợ những -u tiên và chức năng đặc biệt phù hợp với một công việc nặng nề mà nó sẽ phải thực
hiện”(1). Vì vậy, để đẩy nhanh tốc độ xử lý nợ, các công ty quản lý nợ cần những quyền hạn mạnh mẽ hơn, đầy đủ hơn để hoạt động độc lập, không phải phụ thuộc hoàn toàn vào ý kiến chỉ đạo của ngân hàng mẹ, NHNN Việt nam hay từ Chính phủ. Cụ thể:
Thứ nhất, phần lớn tài sản mà công ty quản lý nợ tiếp nhận và các ngân hàng đang nắm giữ là bất động sản (nhà và quyền sử dụng đất) không có giấy tờ sở hữu hợp pháp (Giấy chứng nhận quyền sử đất do Sở Địa Chính hay Sở Địa Chính-Nhà đất cấp), hồ sơ pháp lý không đầy đủ và thậm chí còn đang có tranh chấp. Để hoàn thiện thủ tục pháp lý đối với những tài sản này sẽ phức tạp và mất nhiều thời gian mà không hoàn thiện thì không thể chuyển nh-ợng.
Do vậy, theo chúng tôi, pháp luật nên xây dựng quy trình -u tiên cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu đối với nhà ở và chứng nhận quyền sử dụng đất cho các công ty quản lý nợ hoặc khách hàng mua tài sản từ công ty quản lý nợ nếu nh- tài sản đó không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch chung. Cụ thể:
Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu (đối với bất động sản là nhà x-ởng, văn phòng) và quyền sử dụng (đối với quyền sử dụng đất) là Sở Địa Chính hoặc Sở Địa Chính-Nhà đất, không uỷ quyền cho cơ quan địa chính cấp quận, huyện.
Thời gian cấp giấy chứng nhận không quá 15 ngày làm việc tính từ ngày nhận đủ hồ sơ.
Điều kiện để đ-ợc cấp giấy chứng nhận:
+Đối với công ty quản lý nợ: xuất trình đ-ợc hợp đồng tín dụng, hợp đồng mua bán nợ, hợp đồng bảo đảm có hoặc không có công chứng, chứng thực của cơ quan nhà n-ớc có thẩm quyền nh-ng do chủ sở hữu ký.
(1) Hữu Kiên: AMC cần đủ mạnh để thực hiện việc thu hồi nợ nhanh, Thời Báo ngân hàng, số 90, ngày 10/11/2001, tr.3.
+Đối với khách hàng mua tài sản: xuất trình đ-ợc hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm có hoặc không có công chứng, chứng thực của cơ quan nhà n-ớc có thẩm quyền nh-ng do chủ sở hữu ký, hợp đồng mua bán nợ hoặc hợp đồng uỷ thác bán
tài sản, hợp đồng mua tài sản ký với công ty quản lý nợ.
Đối với những tài sản có tranh chấp và đ-ợc các cơ quan có thẩm quyền giải quyết, công ty quản lý nợ kết hợp với NHNN Việt nam trình Ban Chỉ đạo cơ cấu lại tài chính ngân hàng th-ơng mại xem xét đề nghị Thủ T-ớng Chính phủ yêu cầu các cơ quan chức năng có thẩm quyền giải quyết theo quy định hoặc tập trung chuyển giao cho công ty mua bán nợ của Nhà n-ớc. Công ty mua bán nợ của Nhà n-ớc có quyền cấp giấy chứng nhận mỗi khi bán tài sản cho ng-ời mua. Giấy chứng nhận này có giá trị tương đương “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất” do các Sở Địa Chính
hay Sở Địa Chính-Nhà đất cấp, là bằng chứng quyết định việc chuyển giao hợp pháp các quyền và nghĩa vụ pháp lý cho chủ sở hữu mới. Giấy chứng nhận này có thể đ-ợc các Sở Địa Chính hay Sở Địa Chính-Nhà đất đổi lại theo mẫu chung khi có điều kiện để đảm bảo thống nhất.
Khi có giấy chứng nhận này, công ty quản lý nợ hoặc khách hàng mua tài sản từ công ty quản lý nợ có thể sử dụng để đăng ký quyền sở hữu tài sản mà không gặp trở ngại gì. Đồng thời, công ty mua bán nợ của Nhà n-ớc và khách hàng mua tài sản
được miễn trừ không bị toà án, cơ quan điều tra “làm phiền” nếu họ tuân thủ đúng
quy trình bán tài sản mà pháp luật quy định cho công ty quản lý nợ.
Thứ hai, pháp luật cần tăng c-ờng quyền hạn cho công ty quản lý nợ với t- cách là một chủ nợ nh- quyền mua bán khoản nợ, tài sản đảm bảo mà không cần sự đồng ý của bên vay; nếu công ty quản lý nợ xuất trình đ-ợc Hợp đồng tín dụng, Hợp đồng bảo đảm có hay không có công chứng, chứng thực của cơ quan Nhà n-ớc có thẩm quyền nh-ng xác định đúng là chữ ký của bên vay thì đ-ợc tiếp nhận, quản lý
tài sản hoặc chỉ định người quản lý tài sản mà không cần quyết định của toà án … Một hệ thống pháp luật phù hợp phải xác định rõ quyền lợi của chủ sở hữu cũng nh- trách nhiệm pháp lý giữa bên vay và bên cho vay, phải bảo đảm sự cân bằng giữa việc bảo vệ quyền lợi của bên cho vay và bên vay cũng nh- quy định rõ cơ chế đảm bảo cho những quyền và nghĩa vụ pháp lý đó đ-ợc thực hiện trong thực tế. Trong khi, chúng ta ch-a thể có đ-ợc một hệ thống pháp luật nh- vậy thì hãy mạnh dạn quy
định cho các công ty quản lý nợ những quyền hạn đặc biệt để dễ dàng tái cơ cấu và khôi phục tài sản.
Thứ ba, pháp luật nên cho phép công ty quản lý nợ có quyền tuyên bố việc khách hàng tạm ngừng thanh toán cho các chủ nợ khác trong tr-ờng hợp toà án ch-a có quyết định mở thủ tục giải quyết phá sản doanh nghiệp.
Trong quá trình xử lý nợ chắc chắn không tránh khỏi việc nhiều khách hàng mắc nợ lâm vào tình trạng phá sản và có nguy cơ phản ứng dây truyền. Với các quy định hiện hành, Luật Phá sản khó bảo vệ đ-ợc khách mắc nợ khỏi bị các chủ nợ làm phiền, quấy rối. Điều này khiến các khách hàng mắc nợ không thể tập trung phục hồi sản xuất kinh doanh, lấy tiền trả nợ. Việc nhiều khách hàng mắc nợ không thể thanh toán nợ cho nhau và cho ngân hàng là rất nguy hiểm. Pháp luật cần hạn chế tối đa hiện t-ợng tiêu cực này, tạo điều kiện giúp đỡ những khách hàng còn khả năng trả nợ.
Để giảm tối đa sự can thiệp của các chủ nợ trong lúc doanh nghiệp đang gặp khó khăn, tạo sự ổn định cần thiết để doanh nghiệp tiếp tục sản xuất kinh doanh và tạo điều kiện tái cơ cấu các khoản nợ, pháp luật nên cho phép công ty quản lý nợ có quyền tuyên bố việc khách hàng tạm ngừng thanh toán cho các chủ nợ khác trong tr-ờng hợp toà án ch-a có quyết định mở thủ tục giải quyết phá sản doanh nghiệp.
Thứ t-, pháp luật cho phép công ty quản lý nợ có một quy trình, thủ tục đấu giá, đấu thầu riêng mà không phải tuân theo những quy định hiện hành trừ tr-ờng hợp đầu t-, mua sắm tài sản cố định phục vụ cho hoạt động của công ty và đầu t- xây dựng cơ bản. Miễn là, quy trình đó phản ánh đ-ợc sự công khai, minh bạch và công bằng trong việc chọn đ-ợc ng-ời trúng thầu.
Hiện nay, việc bán đấu giá tài sản tại các Trung tâm Dịch vụ bán đấu giá tài sản của Nhà n-ớc (do Sở T- pháp quản lý) đ-ợc thực hiện theo Nghị định 86/CP ngày 19/12/1996. Sau gần 6 năm thực hiện, văn bản này đã bộc lộ nhiều hạn chế nh- việc xác định giá khởi điểm đ-ợc thực hiện theo quy định hiện hành của các cơ quan nhà n-ớc chứ không phải là giá thị tr-ờng; mức đặt cọc 1% giá khởi điểm là thấp (thực tế, xuất hiện nhiều tr-ờng nhà thầu đã không mua tài sản sau khi trả giá, chấp
nhận mất số tiền đã đặt, buộc kết quả phiên đấu giá phải huỷ bỏ); thời gian bán tài sản kéo dài … chưa kể nhiều tỉnh chưa thành lập Trung tâm dịch vụ bán đấu giá,
trong khi Trung tâm dịch vụ bán đấu giá của Nhà n-ớc tại các thành phố lớn nh- Hà nội, Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng đang trong tình trạng quá tải. Các ngân hàng cho rằng quy trình bán tài sản để thu hồi nợ như hiện nay là “con đường đau khổ” đối với họ, còn việc lập hội đồng để định giá tài sản được ví như “việc thoát nước lụt của thành phố qua một đường cống hẹp”(1).
Cơ chế xử lý tài sản của các quốc gia khác nhau có thể không giống nhau. Nh-ng về cơ bản việc xử lý đ-ợc thực hiện theo cơ chế: các khoản nợ quá hạn và các tài sản sau khi chuyển đến các công ty quản lý nợ đ-ợc phân loại theo những tiêu chí nhất định. Đối với mỗi nhóm khác nhau sẽ có những ph-ơng án xử lý khác nhau nh- cơ cấu lại, tài trợ, bán đấu giá, tìm người quản lý… Một trong những phương pháp
đ-ợc công ty quản lý nợ của các n-ớc th-ờng sử dụng là bán đấu giá, đấu thầu công khai.
Kinh nghiệm của Công ty quản lý nợ Hàn Quốc (KAMCO): Tr-ớc hết, KAMCO tiến hành phân loại các khoản vay không hoạt động (Non-Performing Loans) thành những khoản vay đ-ợc công ty cơ cấu lại và các khoản vay đ-ợc bảo đảm thông th-ờng. Với loại thứ nhất, các khoản vay đ-ợc chia thành từng gói và đ-ợc đấu thầu công khai tr-ớc sự chứng kiến của toà án. Bằng ph-ơng pháp này, từ tháng 9/1998 KAMCO đã bán các khoản nợ loại này cho các nhà đầu t- n-ớc ngoài với tổng giá trị 1,8 nghìn tỷ Won. T-ơng tự, KAMCO cũng tiến hành bán đấu giá các khoản vay thông th-ờng cho các nhà đầu t- n-ớc ngoài. (2)