Một số thách thức trong quan hệ thương mại Việt Nam-Australia

Một phần của tài liệu Quan hệ thương mại Việt Nam - Australia thực trạng và giải pháp (Trang 77)

2. Hàng sản xuất công nghiệp 352 288 548 473 462 717 569 494 571 980 673 568 933

3.1.4. Một số thách thức trong quan hệ thương mại Việt Nam-Australia

Bên cạnh những triển vọng trên vẫn tồn tại những thách thức ảnh hưởng đến phát triển quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Australia. Có thể kể ra một số thách thức chính như sau:

- Thị trường hai nước xa cách về địa lý và khác biệt về thị hiếu tiêu dùng. Doanh nghiệp thiếu thông tin về thị trường và gặp khó khăn trong các hoạt động tìm

81

hiểu thị trường và xúc tiến thương mại. Thị trường hàng tiêu dùng của Australia tương đối nhỏ với hơn 20 triệu dân nên doanh nghiệp Việt Nam e ngại việc xúc tiến thương mại có chi phí lớn và hiệu quả không cao. Thực tế, các hoạt động xúc tiến thương mại của Việt Nam tại thị trường Australia đến nay đều phải cần đến sự hỗ trợ của Nhà nước chứ chưa có ngành nào, doanh nghiệp nào tự tổ chức riêng.

- Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang Australia chủ yếu là hàng nguyên liệu và nguyên liệu sơ chế (Nguyên liệu chiếm 89,16% giá trị xuất khẩu từ Việt Nam sang Australia năm 2005 và chiếm 66,88% năm 2011 và 100% nguyên liệu xuất khẩu là hàng thô hoặc sơ chế, không có hàng tinh chế). Đây là những hàng hóa có hàm lượng giá trị gia tăng thấp, giá cả không ổn định và khó mang đến một lợi ích bền vững và làm đà cho sự tăng trưởng nhanh. Mặc dù đã có sự chuyển biến tích cực trong giai đoạn 2005-2011, cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang Australia vẫn chủ yếu là hàng nguyên liệu trong đó xuất khẩu dầu thô chiếm tỷ trọng lớn. Đây là hàng hóa có hạn chế về nguồn cung cũng như biến động giá thất thường trên thị trường thế giới. Điều này khiến kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai quốc gia phụ thuộc nhiều vào sự biến động giá dầu thô trên thế giới . Các mặt hàng xuất khẩu có giá trị gia tăng thấp, là những mặt hàng dựa vào nguồn lao động rẻ và gia công hơn là những mặt hàng có hàm lượng khoa học - kỹ thuật cao và chưa thực sự tham gia chuỗi sản xuất và lưu thông sản phẩm của các tập đoàn đa quốc gia trong khu vực và thế giới. Việt Nam vẫn chưa tìm ra hàng hóa xuất khẩu chủ lực có giá trị gia tăng cao và giá cả ít biến động thay thế cho dầu thô.

- Khoảng cách địa lý xa đồng thời hệ thống vận tải biển của Việt Nam kém phát triển dẫn tới sự lệ thuộc vào các hãng vận tải nước ngoài làm cho chi phí vận chuyển cao góp phần tăng giá cả và giảm tính cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu Việt Nam .

- Đầu tư FDI của Australia vào Việt Nam đang giảm dần trong khi các doanh nghiệp FDI có vai trò rất lớn trong việc thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa giữa hai nước. FDI của Australia vào Việt Nam từ vị trí thứ ba trong những năm 1990 giảm xuống ở vị trí thứ 21 trong bảng xếp hạng các quốc gia đầu tư vào Việt Nam. So với các

82

quốc gia khác ở ASEAN, Việt Nam đang tụt lại trong cuộc đua thu hút FDI từ Australia.

- Việt Nam chưa ký FTA với Australia. Mặc dù đã có hiệp định AANZFTA, Australia đã và đang tiếp tục đàm phán ký kết FTA với từng quốc gia trong khối ASEAN. Cụ thể Australia đã ký FTA với Singapore, Thái Lan; đang đàm phán FTA với Indonesia và Malaysia. Đặc biệt, các FTA ký sau này đều là các FTA thế hệ mới không chỉ điều chỉnh hệ thống thuế xuất nhập khẩu mà còn tác động đến dòng vốn FDI. Do đó, trong tương lai hàng hóa của Việt Nam sẽ khó cạnh tranh được với hàng hóa của các quốc gia trên tại thị trường Australia.

- Chính sách thương mại và thuế của Australia khá minh bạch, nhưng hàng rào phi thuế quan (các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm, tiêu chuẩn kỹ thuật, …) rất chặt chẽ. Các tiêu chuẩn kỹ thuật của Australia rất khe khắt, hàng Việt Nam khó đáp ứng để thâm nhập thị trường. Đặc biệt là đối với hàng nông lâm thủy sản, các tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm của Australia rất cao.Hàng thực phẩm, hoa quả và nông sản nhập khẩu vào Australia đều phải yêu cầu trải qua quá trình phân tích rủi ro nhập khẩu của cơ quan An toàn sinh học (Biosecurity Australia - BA). Phần này do Cơ quan chức năng của hai bên thực hiện và việc triển khai phụ thuộc vào quan hệ và tiến độ giải quyết giữa Australia với từng đối tác, trong khi đó sự hợp tác giữa các cơ quan chức năng của hai nước Việt Nam và Australia khá chậm chạp.

Một phần của tài liệu Quan hệ thương mại Việt Nam - Australia thực trạng và giải pháp (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)