Vai trò của quan hệ thương mại song phương giữa Viê ̣t Nam và Australia với nền kinh tế hai quốc gia

Một phần của tài liệu Quan hệ thương mại Việt Nam - Australia thực trạng và giải pháp (Trang 39)

5 Phƣơng tiện vận tải và phụ kiện, phụ tùng của chúng

2.1.3. Vai trò của quan hệ thương mại song phương giữa Viê ̣t Nam và Australia với nền kinh tế hai quốc gia

Australia với nền kinh tế hai quốc gia

Quan hệ ngoại giao Việt Nam - Australia chính thức được thiết lập vào tháng 2 năm 1973. Đến nay, quan hệ song phương giữa hai nước đã phát triển rộng khắp trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, thương mại, đầu tư, an ninh quốc phòng, giáo dục, du lịch,...

Quan hệ thương mại giữa hai nước đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể. kim ngạch thương mại hai chiều không ngừng tăng lên.

Thương mại hàng hóa: trong khoảng thời gian từ 2001-2011, kim ngạch

xuất nhập khẩu hàng hóa hai chiều tăng từ 1.344 triệu USD năm 2001 lên 5.059 triệu USD năm 2011 với tốc độ tăng bình quân 16,6%/năm.

43

Bảng 2.2: Tốc độ tăng trƣởng và KNXNK Việt Nam-Australia 2001-2011

ĐVT: triệu USD

Năm Cán cân

Kim ngạch Tăng trƣởng Kim ngạch Tăng trƣởng Kim ngạch Tăng trƣởng thƣơng mại

2001 1 086 258 1 344 828 2002 1 241 14% 273 6% 1 514 13% 968 2003 1 501 21% 276 1% 1 777 17% 1 225 2004 1 804 20% 491 78% 2 295 29% 1 313 2005 2 569 42% 510 4% 3 079 34% 2 059 2006 3 744 46% 1 196 135% 4 940 60% 2 548 2007 3 722 -1% 1 177 -2% 4 899 -1% 2 545 2008 4 399 18% 1 348 15% 5 747 17% 3 051 2009 2 471 -44% 1 087 -19% 3 558 -38% 1 384 2010 2 808 14% 1 373 26% 4 181 18% 1 435 2011 2 916 4% 1 949 42% 4 865 16% 967

Nguồn: Tính toán từ số liệu của UN Comtrade

Xuất khẩu Nhập khẩu Tổng số

Năm 2011, kim ngạch xuất nhập khẩu song phương Việt Nam-Australia chiếm thị phần 2% trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam và chiếm 1% trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Australia. Australia là đối tác thương mại lớn thứ 10 của Việt Nam và Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 19 của Australia trong năm 2011. Trong quan hệ thương mại hàng hoá song phương với Australia , từ năm 2001 đến năm 2011, Việt Nam thường xuyên đạt được thặng dư thương mại. Năm 2008, thặng dư thương mại của Việt Nam cao nhất đạt 3 tỷ USD, năm 2011 thặng dư thương mại là 967 triệu USD. Kết quả này là rất quan trọng nếu so sánh với cán cân thương mại chung của Việt Nam thường xuyên thâm hụt trong cùng thời kỳ.

44

ĐVT: triệu USD

Hình 1.4: Cán cân thƣơng mại Việt Nam Australia 2001-2011

Nguồn: Tính toán từ số liệu của UN

Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Australia là dầu thô, thiết bị viễn thông và điện thoại di động, thủy hải sản các loại, hạt điều, gỗ và các sản phẩm gỗ,…Các mặt hàng nhập khẩu chính của Việt Nam từ Australia là lúa mì, sắt thép phế liệu các loại, kim loại màu,... Việt Nam là nguồn nhập khẩu lớn của Australia ở một số mặt hàng: máy móc văn phòng; trang, thiết bị viễn thông và phụ tùng; đồ nội thất, nệm và đệm các loại; da giầy và phụ kiện. Australia là nguồn nhập khẩu lớn của Việt Nam ở các hàng hóa: lúa mì, ngũ cốc chế biến các loại, sắt thép phế liệu và tôm cua , các loại giáp xác.

Thương mại dịch vụ: mặc dù kim ngạch còn hạn chế so với thương mại hàng

hóa, thương mại dịch vụ song phương Việt Nam - Australia đang ngày càng phát triển. Theo số liệu của cơ quan thống kê Australia: năm 2011-2012, tổng kim ngạch trao đổi dịch vụ giữa Việt Nam và Australia đạt triệu 1.677 triệu AUD, trong đó Việt Nam xuất khẩu sang Australia 761 triệu AUD chiếm 1,3% thị trường nhập khẩu dịch vụ của Australia và kim ngạch dịch vụ từ Australia xuất khẩu sang Việt

45

Nam 916 triệu AUD chiếm thị phần 1,8% trong tổng xuất khẩu dịch vụ của Australia. Các dịch vụ chủ yếu ở chiều Việt Nam xuất khẩu cho Australia là du lịch và vận tải, ở chiều Australia xuất khẩu cho Việt Nam là giáo dục, dịch vụ chuyên gia, kỹ thuật và các dịch vụ thương mại khác.

Đầu tư: Australia là một trong số các quốc gia đầu tư vào Việt Nam từ khi

Việt Nam mở cửa cho đầu tư nước ngoài vào cuối thập niên 1980. Trong thời kỳ đầu những năm 1990, Australia giữ vị trí thứ 3 trong bảng xếp hạng các quốc gia đầu tư vào Việt Nam. Tuy nhiên, sau đó vốn đầu tư từ Australia dần tụt hạng so với các quốc gia châu Á và Tây Âu khác. Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam đến cuối năm 2011, Australia xếp hạng 21 trong số các quốc gia đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam với 260 dự án đầu tư , tổng vốn đăng ký là 1.301,8 triệu USD. Lũy kế đến hết tháng 11-2012, Australia có 272 dự án FDI đầu tư vào Việt Nam với tổng vốn đầu tư đăng ký 1.318,9 triệu USD và vốn điều lệ 564,6 triệu USD. Theo số liệu của DFAT, đến hết năm 2011 tổng vốn đầu tư FDI của Australia vào Việt Nam là 580 triệu AUD. Ngược lại, ở chiều hoạt động đầu tư FDI từ Việt Nam sang Australia, con số được ghi nhận là 1 triệu AUD.

Sau gần 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và kinh tế, đến nay quan hệ thương mại Việt Nam Australia đã đạt được những thành tựu đáng kể và có vị trí quan trọng đối với nền kinh tế của mỗi nước. Đây là nền tảng vững chắc để tăng cường mối quan hệ và hợp tác nhiều mặt, đặc biệt là trong lĩnh vực trao đổi thương mại song phương giữa hai quốc gia.

Một phần của tài liệu Quan hệ thương mại Việt Nam - Australia thực trạng và giải pháp (Trang 39)