Thành tựu

Một phần của tài liệu Quan hệ thương mại Việt Nam - Australia thực trạng và giải pháp (Trang 69)

2. Hàng sản xuất công nghiệp 352 288 548 473 462 717 569 494 571 980 673 568 933

2.4.1. Thành tựu

Quan hệ thương mại Việt Nam-Australia đã có những bước phát triển trong thời gian 2005-2011. Năm 2011 Australia là đối tác lớn thứ mười về kim ngạch xuất nhập khẩu với Việt Nam. Do các nguyên nhân khách quan và chủ quan, kim ngạch thương mại hai chiều có sự giảm sút mạnh vào năm 2009 nhưng sau đó đang có xu hướng phục hồi vào 2010 và 2011.

Về cán cân thương mại, trong suốt thời kỳ 2001-2011Việt Nam luôn xuất siêu sang thị trường Australia. Điều này là hết sức quan trọng nếu so sánh với cán cân thương mại hàng hóa chung của Việt Nam luôn ở trong tình trạng nhập siêu.

Cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu có xu hướng tác động tích cực tới các ngành sản xuất trong nước thể hiện ở tỷ trọng nhập khẩu hàng trung gian - đầu vào cho sản xuất trong nước tăng lên, tỷ trọng nhập khẩu hàng tiêu dùng giảm đi

Cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam từ năm 2005 đến 2011 đã có sự cải thiện theo hướng giảm dần tỷ trọng nhóm hàng hóa nguyên liệu và tăng tỷ trọng nhóm hàng hóa sản xuất công nghiệp. Trong thương mại Việt Nam -Australia tỷ trọng trao đổi nhóm hàng hóa có giá trị gia tăng cao đang ngày càng tăng lên thể hiện ở việc tỷ trọng xuất khẩu hàng công nghiệp tăng lên trong tổng xuất khẩu Việt Nam sang Australia . Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang Australia chủ yếu vẫn là nguyên liệu nhưng nguyên liệu sơ chế đang tăng dần tỷ trọng so với nguyên liệu thô.

73

Tỷ trọng 10 nhóm hàng hóa có kim ngạch xuất khẩu cao nhất sang Australia có xu hướng giảm xuống chứng tỏ hàng xuất khẩu của Việt Nam đang dần được đa dạng hóa. Lượng hàng hóa xuất khẩu là sản phẩm cuối cùng cho tiêu dùng hay tư liệu sản xuất tăng lên cũng chứng tỏ trình độ chế biến hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam tăng lên

Xuất khẩu của Việt Nam sang Australia đang dần điều chỉnh theo xu thế phát triển bền vững. Tỷ trọng hàng nguyên liệu là khoáng sản, nhiên liệu thô đang giảm dần đi trong tổng xuất khẩu của Việt Nam sang Australia trong thời gian từ 2005 đến 2011..

Cơ cấu nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ Australia nhìn chung hợp lý với việc tăng tỷ trọng hàng trung gian - đầu vào cho sản xuất , giảm tỷ trọng hàng tiêu dùng trong nhập khẩu. Tỷ trọng nhập khẩu hàng tư liệu sản xuất giảm cũng cho thấy sự tương đồng với việc Việt Nam chưa thu hút được nhiều vốn FDI từ Australia ( khi FDI tăng thường kéo theo nhập khẩu các trang thiết bị từ nước đầu tư sang nước nhận đầu tư).

2.4.2. Hạn chế

Mặc dù có tăng trưởng trong thời kỳ 2005-2011 nhưng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Australia vẫn chưa phục hồi lại được với mức cao năm 2008. Thương mại với Australia giảm một cách tương đối về tỷ trọng trong tổng giao dịch thương mại của Việt Nam với thế giới. Thương mại Việt Nam-Australia cũng giảm về thị phần trong tổng giao dịch thương mại của Australia so với thế giới và so với các quốc gia trong khu vực ASEAN.

Cán cân thương mại Việt Nam-Australia đang điều chỉnh theo xu hướng giảm dần xuất siêu. Nhập khẩu của Việt Nam từ Australia tăng đều qua các năm và tăng cao hơn tốc độ tăng nhập khẩu trung bình trong khi đó xuất khẩu lại tăng chậm hơn tốc độ tăng xuất khẩu trung bình của Việt Nam. Nguyên nhân là Việt Nam giảm kim ngạch xuất khẩu nguyên liệu thô sang Australia (chủ yếu là dầu thô) nhưng lại chưa có mặt hàng nào tăng trưởng bù đắp được sự sụt giảm này. Trong khi đó, xuất khẩu của Australia vào Việt Nam tăng đều đặn qua các năm với tốc độ cao.

74

Mức độ đa dạng hóa xuất khẩu chưa cao, Việt Nam vẫn còn phụ thuộc nhiều vào nhóm hàng hóa xuất khẩu chủ lực dầu thô, các nhóm hàng hóa khác có sự tăng trưởng nhưng với tốc độ như hiện nay, sẽ cần một thời gian dài nữa để có thể thay đổi thực tế này.

Mặc dù có sự thay đổi tích cực theo hướng tăng tỷ trọng xuất khẩu các hàng hóa có lợi thế so sánh và có giá trị gia tăng cao, vẫn phải nhận thấy thực tế là cho đến 2011 thương mại Việt Nam-Australia vẫn dựa chủ yếu vào việc trao đổi các hàng hóa có lợi thế tuyệt đối- nhóm hàng hóa nhiên liệu và khoáng sản cũng như trao đổi các hàng hóa có giá trị gia tăng thấp - nhóm hàng nguyên liệu thô và sơ chế khác. Cho dù đã có sự cải thiện, đến năm 2011 hàng xuất khẩu là nguyên liệu khoáng sản và nhiên liệu thô vẫn còn chiếm tới 55% trong tổng hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.

Cơ cấu nhập khẩu cũng cho thấy Việt Nam chủ yếu nhập khẩu các hàng hóa nguyên liệu là nông sản, lương thực, thực phẩm thô và sơ chế từ Australia (nhóm hàng hóa này chiếm tỷ trọng 44% trong tổng số nhập khẩu của Việt Nam từ Australia năm 2011). Việc nhập khẩu máy móc thiết bị có tác dụng nâng cao năng lực sản xuất trong nước rất thấp (tỷ trọng nhập khẩu máy móc kể cả đồ gia dụng cũng chỉ chiếm 2,2% trong tổng nhập khẩu của Việt Nam từ Australia 2011).

Một phần của tài liệu Quan hệ thương mại Việt Nam - Australia thực trạng và giải pháp (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)