Kinh nghiệm của Thái Lan

Một phần của tài liệu Quan hệ thương mại Việt Nam - Australia thực trạng và giải pháp (Trang 25)

5 Phƣơng tiện vận tải và phụ kiện, phụ tùng của chúng

1.2.1.Kinh nghiệm của Thái Lan

Thái Lan là quốc gia trong khối ASEAN có nhiều điều kiện tương đồng với Việt Nam. Tuy nhiên, kim ngạch xuất nhập khẩu của Thái Lan với Australia năm 2011 trị giá 15.239 triệu USD gấp 3,1 lần của Việt Nam và chiếm tỷ trọng 3,18% trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Australia. Theo DFAT, năm 2011 Thái Lan là đối tác thương mại lớn thứ 8 của Australia.

29

Bảng 1.5: Kim ngạch XNKHH Thái Lan và Australia 2005-2011 Tổng KNXNK Tăng trƣởng KNXK Tăng trƣởng KNNK Tăng trƣởng CCTM

(triệu USD) % (triệu USD) % (triệu USD) % (triệu USD)

2005 6,823 3,677 3,146 532 2006 7,939 16.36% 4,718 28.31% 3,221 2.39% 1,498 2007 10,201 28.50% 6,539 38.60% 3,662 13.70% 2,877 2008 13,097 28.38% 8,608 31.63% 4,489 22.58% 4,119 2009 12,536 -4.28% 9,213 7.03% 3,323 -25.98% 5,890 2010 15,137 20.75% 9,887 7.32% 5,250 58.00% 4,637 2011 15,239 0.67% 8,714 -11.86% 6,525 24.29% 2,189 15.06% 16.84% 15.83% Tốc độ tăng trưởng BQ 05-11

Nguồn: tính toán từ số liệu của ITC

Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Thái Lan sang Australia tăng từ 3.677 triệu USD lên 8.714 triệu USD năm 2011 chiếm thị phần 2,6% và xếp hạng 9 trong số các nước xuất khẩu vào Australia, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu bình quân 15,06%/năm trong thời kỳ 2005-2011. Nhập khẩu hàng hóa từ Australia của Thái Lan tăng từ 3.146 triệu USD năm 2005 lên 6.525 triệu USD trong năm 2011, chiếm thị phần 3,7% và xếp hạng 7 trong số các nước nhập khẩu từ Australia, tốc độ tăng trưởng nhập khẩu bình quân 15,83%/năm trong thời kỳ 2005-2011. Các mặt hàng xuất khẩu chính của Thái Lan sang Australia là ô tô và động cơ ô tô các loại; máy móc các loại, lò phản ứng và nồi hơi; vàng và các bán thành phẩm của vàng; thiết bị điện và điện tử; cao su và các chế phẩm cao su; các sản phẩm thịt cá hay hải sản chế biến,… Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của Thái Lan theo trình độ chế biến sản phẩm năm 2011 như sau: hàng nguyên liệu chiếm 13,2%, hàng sản xuất công nghiệp chiếm 76,61% và hàng hóa khác chiếm 10,19%. Như vậy có thể thấy cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của Thái Lan sang Australia dựa chủ yếu vào các hàng hóa sản xuất công nghiệp là nhóm hàng hóa có lợi thế so sánh bậc cao. Hàng sản xuất công nghiệp tinh chế chiếm tới 97% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng công nghiệp sang Australia Các mặt hàng nhập khẩu chính của Thái Lan từ Australia là vàng và các bán thành phẩm, dầu mỏ và các chế phẩm, nhôm, đồng, ngũ cốc các loại, dược phẩm,… Suốt thời kỳ từ năm 2005 đến 2011, Thái Lan luôn có thặng dư trong

30

quan hệ thương mại với Australia. Năm 2005, thặng dư thương mại của Thái Lan với Australia là 532 triệu USD, năm 2011 tăng lên 2.189 triệu USD. Nếu chỉ tính trao đổi hàng hóa song phương, năm 2011 Thái Lan là đối tác thương mại lớn thứ 8 của Australia.

Về quan hệ đầu tư, theo DFAT, tính đến năm 2011 tổng vốn đầu tư của Australia vào Thái Lan là 2.106 triệu AUD trong đó vốn FDI là 431 triệu AUD; ở chiều ngược lại, Thái Lan đầu tư vào Australia tổng vốn trị giá 13.408 triệu AUD.

Như vậy, Thái Lan có vị trí địa lý tương tự như Việt Nam, vốn đầu tư trực tiếp FDI từ Australia vào Thái lan ít hơn Việt Nam nhưng vốn đầu tư gián tiếp từ Australia vào Thái Lan lớn hơn nhiều lần vào Việt Nam, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa song phương Thái Lan-Australia cũng lớn hơn nhiều kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa song phương Việt Nam-Australia (năm 2001, kim ngạch xuất nhập khẩu với Australia của Thái Lan gấp 3,1 lần kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với Australia).

Những thành tích trên trong quan hệ thương mại hàng hóa Thái Lan - Australia trong thời gian qua có nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân quan trọng là Thái Lan và Australia đã ký kết và thực thi Hiệp định tự do thương mại song phương giữa hai nước (TAFTA) vào năm 2005. TAFTA là hiệp định thương mại song phương toàn diện đầu tiên của Thái Lan và cũng là FTA đầu tiên Thái Lan ký kết với một quốc gia phát triển. Theo đánh giá của Đại học quốc gia Australia:

"Kể từ khi TAFTA có hiệu lực năm 2005, thương mại song phương TháiLlan- Australia đã tăng trưởng đáng kể. Trong thời kỳ 2004-2010, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa giữa hai nước tăng từ 5 tỷ USD lên 15,1 tỷ USD, trung bình tăng 20,2%/năm. Tăng trưởng thương mại hàng hóa chung của Australia trong thời kỳ này là 12%. Trao đổi thương mại với Australia tăng tỷ trọng lên 3,5% trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Thái lan trong thời kỳ 2005-2010 so với tỷ trọng

2,3% trong thời kỳ 2000-2004 " [19, tr.16]. Một nguyên nhân nữa có thể kể đến là

trao đổi thương mại giữa Thái Lan và Australia phần lớn là hàng hóa sản xuất công nghiệp- hàng hóa có giá trị so sánh cao. Việc tận dụng tốt những ưu đãi thuế quan

31

trong TAFTA, tăng cường đầu tư và xuất khẩu các mặt hàng có lợi thế so sánh của Thái Lan vào Australia đã giúp kim ngạch xuất nhập khẩu Thái Lan-Australia đạt được kết quả ấn tượng trên.

Một phần của tài liệu Quan hệ thương mại Việt Nam - Australia thực trạng và giải pháp (Trang 25)