Kinh nghiệm của Indonesia

Một phần của tài liệu Quan hệ thương mại Việt Nam - Australia thực trạng và giải pháp (Trang 28)

5 Phƣơng tiện vận tải và phụ kiện, phụ tùng của chúng

1.2.2. Kinh nghiệm của Indonesia

Do vị trí địa lý gần gũi nên Indonesia có lịch sử trao đổi thương mại với Australia từ rất lâu. Indonesia cũng là một quốc gia có nhiều tài nguyên thiên nhiên. Kim ngạch xuất nhập khẩu song phương Indonesia-Australia năm 2011 trị giá 11.194 triệu USD, gấp 2,3 lần kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam-Australia và chiếm tỷ trọng 2,3% trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Australia năm 2011. Theo DFAT, năm 2011 Indonesia là đối tác thương mại lớn thứ 13 của Australia.

Bảng 1.6: Kim ngạch XNKHH Indonesia - Australia 2005-2011

Tổng KNXNK Tăng trƣởng KNXK Tăng trƣởng KNNK Tăng trƣởng CCTM

(triệu USD) % (triệu USD) % (triệu USD) % (triệu USD)

2005 5,538 2,793 2,745 482006 6,757 22.01% 3,426 22.67% 3,331 21.33% 96 2006 6,757 22.01% 3,426 22.67% 3,331 21.33% 96 2007 7,288 7.85% 4,048 18.14% 3,240 -2.73% 809 2008 8,037 10.28% 4,450 9.93% 3,587 10.74% 863 2009 6,859 -14.65% 3,612 -18.83% 3,247 -9.48% 365 2010 8,795 28.21% 4,773 32.14% 4,021 23.83% 752 2011 11,194 27.29% 6,095 27.69% 5,098 26.78% 997 13.50% 18.31% 14.14% Tốc độ tăng trưởng BQ 05-11

Nguồn: Tính toán từ số liệu ITC

Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Indonesia sang Australia tăng từ 2 793 triệu USD lên 6 095 triệu USD năm 2011, chiếm thị phần 2,6% trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Australia, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu bình quân 13,5%/năm trong thời kỳ 2005-2011. Nhập khẩu hàng hóa từ Australia của Indonesia tăng từ 2 745 triệu USD năm 2005 lên 5 098 triệu USD trong năm 2011, chiếm thị phần 2,07% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Australia, tốc độ tăng trưởng nhập khẩu bình quân 14,14%/năm trong thời kỳ 2005-2011. Các mặt hàng xuất khẩu chính của Indonesia sang Australia là nhiên liệu khoáng, dầu mỏ và các sản phẩm hóa dầu; máy móc các loại, lò phản ứng và nồi hơi; vàng và các bán thành phẩm của vàng;

32

thiết bị điện và điện tử; cao su và các chế phẩm cao su; gỗ và các sản phẩm từ gỗ, … Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của Indonesia theo trình độ chế biến sản phẩm năm 2011 như sau: hàng nguyên liệu chiếm 58,9%, hàng sản xuất công nghiệp chiếm 30,41% và hàng hóa khác chiếm 10,69%. Như vậy có thể thấy cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của Indonesia sang Australia cũng dựa chủ yếu vào các hàng hóa nguyên liệu là nhóm hàng hóa có lợi thế tuyệt đối và lợi thế so sánh bậc thấp. Các mặt hàng nhập khẩu chính của Indonesia từ Australia là ngũ cốc các loại, dầu mỏ và các sản phẩm hóa dầu, nhôm, đồng, bông, động vật sống các loại,… Suốt thời kỳ từ năm 2005 đến 2011, Indonesia luôn có thặng dư trong quan hệ thương mại với Australia. Năm 2005, thặng dư thương mại của Indonesia với Australia là 48 triệu USD, năm 2011 tăng lên 997 triệu USD.

Về quan hệ đầu tư, theo DFAT, đến năm 2010 FDI của Australia đầu tư vào Indonesia chiếm 1,4% tổng tổng vốn đầu tư của Australia ra nước ngoài. Đến năm 2011, tổng vốn đầu tư của Australia vào Indonesia là 5 405 triệu AUD trong đó vốn FDI là 3 654 triệu AUD; ở chiều ngược lại, Indonesia đầu tư vào Australia tổng vốn trị giá 454 triệu AUD. Như vậy, nguồn vốn đầu tư của Australia vào Indonesia rất lớn (tính đến 2011 vốn FDI từ Australia vào Indonesia gấp 6,3 lần vào Việt Nam). Linda và Michael [25,tr.73-100] đã chứng minh thương mại giữa hai quốc gia chịu ảnh hưởng rõ rệt bởi FDI. FDI có tác động tới các dòng lưu chuyển hàng hóa trên nhiều khía cạnh. Vì vậy, ngoài sự thuận lợi về vị trí địa lý, bề dày lịch sử thương mại giữa hai nước thì việc thu hút nhiều FDI từ Australia đã thúc đẩy gia tăng kim ngạch xuất nhập khẩu song phương Indonesia -Australia.

33

Chương 2

Một phần của tài liệu Quan hệ thương mại Việt Nam - Australia thực trạng và giải pháp (Trang 28)