Các giải pháp vĩ mô

Một phần của tài liệu Quan hệ thương mại Việt Nam - Australia thực trạng và giải pháp (Trang 81 - 83)

2. Hàng sản xuất công nghiệp 352 288 548 473 462 717 569 494 571 980 673 568 933

3.3.1. Các giải pháp vĩ mô

3.3.1.1. Nhóm giải pháp về quản lý cấp nhà nước

- Nghiên cứu tác động tích cực cũng như tiêu cực của việc thực thi các hiệp định thương mại song phương và đa phương đã ký, từ đó đưa ra các khuyến nghị xác đáng cho đàm phán ký kết các hiệp định song phương và đa phương sẽ ký kết giữa Việt Nam và Australia trong tương lai, đảm bảo tận dụng tối đa lợi ích của các hiệp định thương mại cho phát triển xuất khẩu hàng hóa và sản xuất trong nước.

- Có định hướng cho các doanh nghiệp về lộ trình cắt giảm thuế theo các cam kết đã ký kết, từ đó đưa ra định hướng về những ngành hàng chiến lược tận dụng được nhiều ưu đãi, tránh được các rào cản phi thuế quan để tăng cường xuát khẩu vào thị trường Australia.

- Tăng cường quản lý, tránh việc lợi dụng xuất xứ Việt Nam để xuất khẩu hàng hóa vào thị trường Australia của các quốc gia khác, vừa gây phương hại tới hình ảnh của hàng hóa Việt Nam trên thị trường vừa tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh với các doanh nghiệp Việt Nam.

85

- Xây dựng tiêu chuẩn và quy chuẩn các mặt hàng xuất khẩu đặc biệt là các hàng nông sản thực phẩm, vừa nâng cao chất lượng hàng hóa xuất khẩu ở các ngành hàng trên vừa tránh các hàng rào kỹ thuật hiện có và sẽ có trong tương lai.

3.3.1.2. Nhóm giải pháp về thu hút FDI

- Đẩy mạnh thu hút đầu tư FDI từ Australia vào Việt Nam sẽ có tác động tích cực đến trao đổi thương mại Việt Nam- Australia.

- Chú trọng thu hút FDI vào các lĩnh vực khai khoáng và nông nghiệp. Đến nay, các công ty của Australia đã và đang hoạt động tại Việt Nam trong nhiều lĩnh vực như khai khoáng, dầu khí, chế biến thực phẩm, dịch vụ, sản xuất vật liệu xây dựng, khách sạn, bưu chính viễn thông, y tế … Australia có thế mạnh đặc biệt trong, nông nghiệp và chế biến thực phẩm. Thu hút FDI các lĩnh vực nông nghiệp và chế biến thực phẩm động tích cực với Việt Nam trong việc học hỏi được các kinh nghiệm, kỹ thuật và đẩy nhanh xuất khẩu hàng nông sản vào Australia.

- Để thu hút FDI của Australia vào Việt Nam cần chú trọng tạo môi trường hấp dẫn và đặc biệt là tạo sự minh bạch trong cơ chế chính sách. Trên các trang thông tin của DFAT về Việt Nam vẫn còn để khuyến cáo cho các doanh nghiệp Australia là môi trường kinh doanh tại Việt Nam chưa được minh bạch, đây là một điểm hạn chế khả năng thu hút FDI rất lớn.

3.3.1.3. Nhóm giải pháp về khai thác thị trường và xúc tiến thương mại

- Australia cách xa Việt Nam, chi phí cho tìm hiểu thị trường và xúc tiến thương mại tốn kém do đó sự hỗ trợ của Nhà nước là cần thiết để giúp các doanh nghiệp tiếp cận vào thị trường Australia. Tổ chức các đoàn xúc tiến thương mại cũng như hỗ trợ doanh nghiệp tham gia các hội chợ tại Australia là biện pháp có tác động tốt cần chú trọng phát triển.

- Có chính sách, biện pháp khuyến khích mở rộng hàng hóa xuất khẩu sang Astralia đặc biệt là khuyến khích mở rộng xuất khẩu các loại hàng hóa mới có giá trị gia tăng cao, vừa đa dạng hóa hàng xuất khẩu sang Australia vừa nâng cao giá trị hàng xuất khẩu cho Việt Nam.

86

3.3.1.4. Nhóm giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực

- Nhà nước cần có chiến lược đào tạo nguồn nhân lực phù hợp cho tương lai. Lực lượng chuyên gia hiểu biết thói quen cũng như luật lệ tại thị trường Australia sẽ là thế mạnh để thâm nhập vào thị trường Australia đồng thời đối phó với những tranh chấp thương mại có thể xảy ra trong tương lai.

- Tăng cường kết nối và khuyến khích hoạt động của cộng đồng người Việt Nam tại Australia. Tận dụng và huy động nguồn chất xám này sẽ có tác động tốt tới hoạt động kinh tế nói chung và thương mại nói riêng giữa hai quốc gia.

Một phần của tài liệu Quan hệ thương mại Việt Nam - Australia thực trạng và giải pháp (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)