5 Phƣơng tiện vận tải và phụ kiện, phụ tùng của chúng
'94 Nội thất, đèn chiếu
Nội thất, đèn chiếu sáng, bảng hiệu, tấm xây dựng đúc sẵn 49,729 60,110 75,600 93,251 82,670 97,051 124,308 '84 M áy móc, lò phản ứng , nồi hơi 34,501 143,863 68,916 40,853 40,275 73,126 106,208 '03 Cá, các loại giáp xác, nhuyễn thể 88,713 114,183 112,014 84,568 80,643 85,006 102,644 '08
Hoa quả và hạt ăn được, múi của các quả
họ cam, dưa các loại
55,147 56,537 52,762 70,523 58,610 80,215 98,254 '64 Giầy dép và sản phẩm tương tự, phụ kiện của chúng 35,183 41,008 43,126 55,173 56,732 66,440 85,717 '16 Sản phẩm chế biến từ thịt, cá, và hải sản thân mềm 5,553 5,673 7,717 45,705 43,905 64,388 59,695 '09 Cà p hê, chè và các loại sản phẩm đi kèm 17,396 23,164 25,191 19,870 24,509 28,541 40,760 '62
Các loại quần áo và phụ kiện, không phải hàng móc hay dệt kim 13,986 13,640 13,005 19,608 20,670 27,758 34,857 2,295,479 3,426,400 3,306,801 3,784,691 2,021,571 2,255,911 2,264,424 89.35% 91.52% 88.84% 86.03% 81.83% 80.33% 77.65% 2,422,744 3,566,422 3,448,602 3,995,570 2,225,997 2,523,253 2,583,707 94.31% 95.26% 92.65% 90.82% 90.10% 89.85% 88.60% Tỷ trọng trong tổng KNXK Mã HS Tên hàng hóa
Kim ngạch xuất khẩu(US D)
Tổng KNXK 5 nhóm hàng hóa đầu
Tỷ trọng trong tổng KNXK
Tổng KNXK 10 nhóm hàng hóa đầu
Nguồn : Tổng hợp và tính toán từ số liệu ITC
Xuất khẩu của Việt Nam sang Australia chủ yếu tập trung ở một số nhóm hàng hóa chính. Năm nhóm hàng hóa có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất chiếm tới 89,35% kim ngạch xuất khẩu năm 2005 và 77,65% năm 2011. Mười nhóm hàng hóa có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất đã chiếm tới 94,31% kim ngạch xuất khẩu
57
năm 2005 và 88,6% năm 2011. Số liệu ở bảng 2.8 cho chúng ta thấy việc tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam sang Australia chậm lại từ 2009 đến 2011 chủ yếu là do xuất khẩu dầu thô giảm mạnh. Các nhóm hàng hóa khác đều có sự tăng trưởng nhưng không bù lại được sự sụt giảm trong xuất khẩu dầu thô. Do đó, vấn đề đặt ra cho Việt Nam trong các năm tới là phải tiếp tục đa dạng hóa mặt hàng xuất khẩu sang Australia, giảm sự phụ thuộc vào 5 nhóm hàng hóa xuất khẩu chính , đặc biệt là giảm sự phụ thuộc vào xuất khẩu dầu thô. Trong số mười nhóm hàng hóa xuất khẩu lớn nhất trên, tăng trưởng mạnh nhất chính là nhóm thiết bị điện, điện tử với kim ngạch xuất khẩu năm 2011 là 315,88 triệu USD so với 9,63 triệu USD năm 2005, tăng gần 33 lần. Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Australia vì vậy cũng tăng rất mạnh: từ chiếm 0,37% năm 2005 lên 10,83% năm 2011. Trong nhóm hàng hóa này, xuất khẩu mặt hàng điện thoại di động từ Việt Nam sang Australia tăng ấn tượng: từ năm 2005-2006 không có xuất khẩu mặt hàng này, năm 2007- 2009 có xuất khẩu nhưng rất ít (3-4 nghìn USD một năm), nhưng năm 2010 tăng lên 11,95 triệu USD và năm 2011 đạt 216,94 triệu USD. Tăng trưởng mạnh trong xuất khẩu mặt hàng này là do nhà máy sản xuất điện thoại của hãng SAMSUNG đầu tư tại Việt Nam đi vào hoạt động và đẩy mạnh xuất khẩu. Tiềm năng xuất khẩu mặt hàng này còn rất lớn nếu so sánh với tổng kim ngạch điện thoại di động Australia nhập khẩu năm 2011 là gần 3,4 tỷ USD (theo số liệu của ITC).
Nhóm hàng hóa 27- nhiên liệu khoáng , các loại dầu và các sản phẩm lọc dầu có tỷ trọng lớn nhất: năm 2005 chiếm tỷ trọng 82,25% trong tổng kim ngạch xuất khẩu và giảm xuống 55,39% năm 2011, tuy nhiên đây vẫn là con số rất lớn. Trong đó, chủ yếu vẫn là Việt Nam xuất khẩu dầu thô sang Australia- kim ngạch xuất khẩu dầu thô sang Australia của Việt Nam năm 2011 là 1.588 triệuUSD chiếm 98% kim ngạch xuất khẩu của nhóm hàng 27 . Vì vậy, biến động trong xuất khẩu dầu thô ảnh hưởng rất lớn tới kim ngạch xuất khẩu sang Australia của Việt Nam.
Mặt khác, nếu không tính đến nhóm hàng hóa 27, tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của chín nhóm hàng hóa còn lại trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sang
58
Australia tăng từ 12,06% năm 2005 lên 33,2% năm 2011. Việc sụt giảm xuất khẩu dầu thô làm tỷ trọng xuất khẩu của mười nhóm hàng hóa chủ yếu giảm đi trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Australia nhưng tỷ trọng của chín nhóm hàng hóa còn lại đều tăng. Điều này có nghĩa là Việt Nam vẫn có xu hướng tập trung xuất khẩu vào các nhóm hàng hóa chính mặc dù giảm bớt sự lệ thuộc vào nhóm hàng hóa dầu thô.
2.3.2.2 Cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu theo yếu tố hàm lượng chế biến
Để phân tích cơ cấu hàng hóa xuất khẩu theo trình độ chế biến hàng hóa, luận văn sẽ dựa trên thống kê số liệu hàng hóa xuất nhập khẩu theo tiêu chuẩn TRIEC của Bộ Ngoại thương Australia - DFAT.
Bảng 2.9 : Cơ cấu HHXK của Việt Nam sang Australia theo trình độ chế biến
ĐVT: nghìn AUD
2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011