Tổng quan về kinh tế và ngoại thương của Australia 1 Tổng quan về kinh tế Australia

Một phần của tài liệu Quan hệ thương mại Việt Nam - Australia thực trạng và giải pháp (Trang 30)

5 Phƣơng tiện vận tải và phụ kiện, phụ tùng của chúng

2.1.1.Tổng quan về kinh tế và ngoại thương của Australia 1 Tổng quan về kinh tế Australia

2.1.1.1 Tổng quan về kinh tế Australia

Australia thuộc Châu Đại Dương, nằm giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, tổng diện tích 7.692 nghìn km2

, là quốc gia có diện tích lớn thứ 6 trên thế giới sau Nga, Canada, Trung Quốc, Mỹ và Braxin. Dân số Australia tính đến tháng 12 năm 2011 có khoảng 22,5 triệu người. Australia là một quốc gia có nền sản xuất tiên tiến và mức sống cao trên thế giới, có nền kinh tế mở, đa dạng và uyển chuyển. Theo OECD, trong số các nền kinh tế tiên tiến trên thế giới , chỉ có Australia đạt được sự phát triển liên tục, không bị suy thoái trong thời kỳ 1990-2011. Thậm chí trong suốt thời kỳ khủng hoảng tài chính tiền tệ toàn cầu 2008-2009 - thời kỳ suy thoái tồi tệ nhất toàn cầu sau cuộc Đại suy thoái 1933, Australia là quốc gia duy nhất trong số các nền kinh tế phát triển tránh được suy thoái và thất nghiệp. Trong khi các quốc gia Bắc Mỹ và châu Âu bị giảm mất hơn 11 triệu việc làm trong thời kỳ này thì tại Australia đã có thêm 413 nghìn việc làm mới. Theo số liệu của Cơ quan thống kê Australia - Australia Bureau Statistic (ABS), năm 2011, GDP theo giá thực tế của Australia là 1.468,5 tỷ USD tăng 2,2% so với 2010. Dự báo, năm 2012 Australia có GDP khoảng 1.586 tỷ USD , tăng trưởng khoảng 3% (Theo IMF). Tính đến 2012, kinh tế Australia có 21 năm liên tục tăng trưởng. Các ngành kinh tế quan trọng của Australia là năng lượng và khai mỏ, nông lâm ngư nghiệp và thủy sản, dịch vụ, sản xuất và chế tạo(công nghiệp),… Trong đó, năng lượng và khai mỏ là một thế mạnh của Australia do quốc gia này có rất nhiều tài nguyên khoáng sản và hầu hết sản phẩm của ngành kinh tế này được xuất khẩu. Trên thực tế Australia là một trong số ít các nền kinh tế phát triển với kim ngạch xuất khẩu khoáng sản chiếm tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ. Ngành

34

công nghiệp khai mỏ của Australia phát triển mạnh mẽ và Australia được đánh giá là một trong những nước có tiềm năng nhất trên thế giới trong ngành này.

2.1.1.2 Tổng quan về ngoại thương của Australia

Ngoại thương đóng vai trò quan trọng trong kinh tế Australia. Trong vòng 20 năm từ 1990-1991 đến 2010-2011, thương mại quốc tế của Australia đã tăng gấp 4 lần về giá trị : từ 134 tỷ USD lên 574,2 tỷUSD, trung bình tăng 7,6%/năm. Tỷ lệ đóng góp của thương mại trong GDP tăng từ 32,2% lên 41,0% trong thời kỳ này.

Tính đến năm 2011, đối tác thương mại quốc tế lớn nhất của Australia là Trung Quốc với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu song phương đạt 113,3 tỷ USD, tiếp theo là Nhật Bản và Mỹ. Năm 2011, châu Á chiếm 7 trong số 10 nước có quan hệ thương mại lớn nhất với Australia (châu Á chiếm 50,9% trong tổng thể thương mại quốc tế của Australia). Năm 2011, thương mại đóng góp 41% vào GDP của Australia. Từ khi mở cửa kinh tế, thương mại Australia đã tăng trưởng với cường độ mạnh; tỷ lệ tổng kim ngạch xuất nhập khẩu trên GDP quốc gia tăng từ 28% lên 40%. Điều này rất có ý nghĩa đối với Australia vì theo quy mô, thị trường nội địa Australia tương đối nhỏ so với thị trường toàn cầu khổng lồ. Các thành tựu trên có được là nhờ trong suốt thời gian dài, Australia đã tiến hành cơ cấu lại thương mại quốc tế mà chủ yếu là mở cửa thị trường nội địa và tích cực tham gia vào quá trình toàn cầu hóa thông qua việc gia nhập WTO cũng như ký kết các hiệp định tự do thương mại với các đối tác. Hiện nay, Australia đã ký sáu hiệp định tự do thương mại song phương và đa phương với các đối tác khác nhau, cụ thể:

 Australia -NewZealand Closer Economic Relations Trade Agreement (ANZCERTA- Hiệp định tăng cường quan hệ thương mại Australia-New Zealand) có hiệu lực từ 1983

 Singapore -Australia FTA (SAFTA- Hiệp định thương mại tự do Singapore- Australia) có hiệu lực từ 2003

 Thái Lan -Australia FTA (TAFTA- Hiệp định thương mại tự do Thái Lan- Australia) có hiệu lực từ 2005

35

 Australia - Mỹ FTA (AUSFTA- Hiệp định thương mại tự do Mỹ-Australia) có hiệu lực từ 2005

 Australia - Chi lê FTA (ACl-FTA- Hiệp định thương mại tự do Australia- Chi lê) có hiệu lực từ 2009, và

 ASEAN-Australia-NewZealand FTA (AANZFTA- Hiệp định thương mại tự do ASEAN-Australia- NewZealand) có hiệu lực từ 2010

Ngoài ra, Australia đang tiếp tục đàm phán ký kết FTA với các đối tác khác trên thế giới, các đối tác đang đàm phán là:

 Trung Quốc

 Hiệp hội các quốc gia vùng Vịnh (Saudi Arabia, Qatar, Bahrain, Oman, Kuwait, Các tiểu vương quốc Ả rập)

 Ấn độ  Indonesia  Nhật bản  Hàn quốc  Malaysia

Về xuất khẩu, trong thời kỳ 1990-1991 đến 2010-2011, xuất khẩu tăng trung bình 7,6%/ năm, về giá trị tăng từ 66,6 tỷ USD lên 297,5 tỷ USD, khối lượng hàng hóa xuất khẩu cũng tăng trung bình 4,6%/ năm (khối lượng hàng hóa xuất khẩu thể hiện số tăng thực của xuất khẩu sau khi đã loại trừ tác động của yếu tố biến động giá cả như tỷ giá và lạm phát)

36

Bảng 2.1. Tỷ lệ tăng trƣởng xuất nhập khẩu của Australia theo ngành hàng

XUẤT KHẨU NHẬP KHẨU

Tỷ lệ tăng trƣởng trung bình từ 1990-1991 đến 2010-2011(%) Tỷ lệ tăng trƣởng trung bình từ 1990-1991 đến 2010-2011(%)

Giá trị Khối lƣợng Giá trị Khối lƣợng

Toàn nền kinh tế 7,6 4,6 Toàn nền kinh tế 7,6 8,0

Trong đó: Trong đó:

Nông nghiệp 3,5 2,4 Hàng tiêu dùng 8,9 9,1

Khoáng sản 11,2 4,6 Tư liệu sản xuất 7,8 13,1

Công nghiệp 5,5 4,7 Hàng hóa trung gian

và hàng hoá khác 7,3 6,4

Vàng 6,1 1,6 Vàng 13,6 8,0

Hàng hóa khác 9,8 - Dịch vụ 6,1 5,2

Dịch vụ 6,8 5,0

Nguồn: Tính toán dựa vào số liệu của ABS

Giá trị xuất khẩu nông nghiệp tăng từ 13,1 tỷ USD năm 1990-1991 lên 30,5 tỷ USD năm 2010-2011,giá trị tăng trưởng trung bình hàng năm 3,5% .

Xuất khẩu khoáng sản (khoáng sản và nhiên liệu) tăng 8 lần từ 18,6 tỷ USD lên 147,1 tỷ USD vào năm 2010-2011, trung bình mỗi năm tăng 11,2% trong suốt 20 năm. Năm 2010-2011, xuất khẩu khoáng sản chiếm 49,5% tổng giá trị xuất khẩu của Australia.

Về xuất khẩu hàng hóa công nghiệp, từ 1990-1991 đến 2010-2011, trung bình hàng năm xuất khẩu hàng công nghiệp tăng 5,5%. Về giá trị, xuất khẩu hàng hóa công nghiệp tăng từ 14,1 tỷ USD năm 1990-1991 lên 41,3 tỷ USD năm 2010-2011.

Xuất khẩu di ̣ch vu ̣ tăng trưởng ma ̣nh - từ 13,9 tỷ USD năm 1990-1991 lên 50,5 tỷ USD năm 2010-2011, trung bình tăng 6,8%/năm. Về khối lượng, xuất khẩu di ̣ch vụ đã tăng trung bình 5,0%/năm trong suốt 20 năm qua.

Giá trị xuất khẩu các loại hàng hoá khác (chủ yếu là các loại rượu và những hàng hoá không tiết lộ tên gọi chi tiết ), tăng từ 2,7 tỷ USD năm 1990-1991 lên 13,8 tỷ USD năm 2010-2011, trung bình tăng 9,8%/năm

37

Hình 2.1: Cơ cấu xuất khẩu của Australia qua từng thời kỳ

Nguồn: Tính toán từ số liệu của ABS

Về nhập khẩu

Tính chung tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ của Australia đã tăng 7,6%/năm, từ 67,4 tỷ USD năm 1990-1991 lên 276,5 tỷ USD năm 2010-2011. Khối lươ ̣ng nhâ ̣p khẩu cũng tăng trung bình 8,8%/năm trong thời kỳ này . Trong tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ năm 2010-2011, nhâ ̣p khẩu hàng hoá trung gian và hàng hoá khác chiếm hơn 1/3 tổng kim nga ̣ch nhâ ̣p khẩu , hàng tiêu dùng xếp vi ̣ trí thứ hai trong kim nga ̣ch nhâ ̣p khẩu hàng hoá của Australia .

Giá trị nhập khẩu hàng tiêu dùng tăng từ 12,3 tỷ USD năm 1990-1991 lên 63,6 tỷ USD năm 2010-2011; trung bình hàng năm tăng 8,9% về giá tri ̣.

Giá trị nhập khẩu tư liệu sản xuất của Australia tăng từ 12,3 tỷ USD năm 1990- 1991 lên 51,9 tỷ USD năm 2010-2011, trung bình hàng năm tăng 7,8% về giá tri ̣. Tư liê ̣u sản xuất chiếm 18,8% tổng kim nga ̣ch nhâ ̣p khẩu hàng hoá trong năm 2010- 2011 so vớ i 18,3 % năm 1990-1991.

Nhập khẩu hàng hoá trung gian và các hàng hoá khác tăng ma ̣nh từ 24,4 tỷ USD năm 1990-1991 lên 98,9 tỷ USD năm 2010-2011, trung bình tăng 7,3%/năm về giá tri ̣ và tăng 6,4%/năm về khối lươ ̣ng . Năm 2010-2011, nhâ ̣p khẩu nhóm hàng hoá này chiếm 35,7% tổng kim nga ̣ch nhâ ̣p khẩu hàng hoá (so với 36,1% năm 1990-1991).

Nhâ ̣p khẩu dịch vụ tăng trung bình 6,1%/năm về giá tri ̣ , từ 17,8 tỷ USD năm 1990-1991 lên 57,3 tỷ USD năm 2010-2011.

38 1990-1991 Hàng tiêu dùng 18.30% Tư liệu sản xuất 18.30% Hàng hoá trung gian và HH khác 36.10% Vàng 0.90% Dịch vụ 26.40% 2010-2011 Hàng tiêu dùng 23.00% Tư liệu sản xuất 18.80% Hàng hoá trung gian và HH khác 35.70% Vàng 1.80% Dịch vụ 20.70%

Hình 2.2.: Cơ cấu nhâ ̣p khẩu của Australia qua các thời kỳ

Nguồn: Tính toán từ số liệu ABS

Về thị trường xuất nhập khẩu

Suốt hai mươi năm qua, các nước châu Á luôn đóng vai trò quan tro ̣ng trong viê ̣c tăng trưởng xuất khẩu của Australia . Hiê ̣n nay, Trung Quốc là thi ̣ trường nhâ ̣p khẩu hàng hoá lớn nhất của Australia. Năm 2010-2011: kim nga ̣ch xuất khẩu của Australia sang thi ̣ trường Trung Quốc tăng từ 1,6 tỷ USD năm 1990-1991 lên 70,5 tỷ USD; xếp sau Trung Quốc là Nhâ ̣t Bản với kim nga ̣ch 48,9 tỷ USD (năm 1990-1991 kim nga ̣ch là 16,6 tỷ USD); đứ ng ở vi ̣ trí thứ ba là Hàn Quốc với kim nga ̣ch 24,3 tỷ USD (năm 1990-1991 kim ngạch là 3,4 tỷ USD); tiếp sau là các nước Ấn đô ̣, Mỹ…

Mỹ là nguồn nhập khẩu lớn nhất của Australia trong năm 1990-1991 (nhập khẩu từ Mỹ chiếm 14,1% tổng giá trị nhập khẩu của Australia). Tuy nhiên, đến năm 2008-2009, Trung Quốc - quốc gia xuất khẩu hàng đầu thế giới đã vượt qua Mỹ trở thành đối tác nhập khẩu lớn nhất của Australia. Vị trí này được Trung Quốc giữ vững tới năm 2010-201 với thị phần 15,5% trị giá 42,7 tỷ USD, theo sau là Mỹ với thị phần 13,1% trị giá 36,3 tỷ USD, xếp thứ ba là Nhật Bản với thị phần 6,8% trị giá 18,8 tỷ USD. Nếu xét theo khối nước, nhập khẩu của Australia từ các nước trong khối ASEAN tăng mạnh từ 5,2 tỷ USD chiếm 7,7% năm 1990-1991 lên 50,0 tỷ USD chiếm 18,1% năm 2010-2011, trong lúc nhập khẩu từ các quốc gia châu Âu

39

trong thời kỳ này về mặt giá trị tăng từ 16,0 tỷ USD lên 51,6 tỷ USD nhưng thị phần lại giảm từ 25,1% xuống còn 18,6%.

Mở cửa nền kinh tế là chủ trương lớn của Australia được thực hiện từ cuối những năm 1980 đến nay. Chính sách mở cửa đã giúp kinh tế Australia tăng trưởng và làm người dân Australia thịnh vượng hơn. Chính phủ Australia hiện nay đã khẳng định sẽ tiếp tục con đường mở cửa thị trường và tăng cường trao đổi thương mại. Năm 2011, trong tuyên bố về chính sách thương mại, Chính phủ đương nhiệm Australia đã khẳng định "Thương mại là con đường để tạo

nhiều công ăn việc làm và làm giàu cho quốc gia" [21, tr.1] và "càng trao đổi

thương mại nhiều thì mỗi người dân Australia sẽ càng nhận được những lợi ích

lớn hơn trong tương lai" [21, tr.1] .

2.1.2. Chính sách mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam

Mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam bắt đầu từ 1986, đến nay đã được gần 30 năm. Việt Nam đã chủ động và tích cực tiến hành công cuộc đổi mới và đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế với phương châm "Việt Nam sẵn sàng là bạn của tất cả các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát

triển" [3, tr.18]. Và thực tế, Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong

cộng đồng quốc tế, tham gia tích cực vào tiến trình hợp tác quốc tế và khu vực.

- Về quan hệ hợp tác song phương, theo Ủy ban quốc gia về hợp tác kinh tế

quốc tế của Việt Nam, đến năm 2012 Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với hơn 170 quốc gia trên thế giới, mở rộng quan hệ thương mại, xuất khẩu hàng hoá tới trên 230 thị trường của các nước và vùng lãnh thổ, ký kết trên 90 Hiệp định thương mại song phương, gần 60 Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư, 54 Hiệp định chống đánh thuế hai lần và nhiều Hiệp định hợp tác về văn hoá song phương với các nước và các tổ chức quốc tế.

- Về hợp tác đa phương và khu vực: Việt Nam đã có mối quan hệ tích cực với

các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế như Ngân hàng phát triển Á Châu, Quỹ tiền tệ thế giới, Ngân hàng thế giới. Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam được đẩy mạnh và đưa lên một tầm cao hơn bằng việc tham gia các tổ chức kinh tế, thương mại

40

khu vực và thế giới, ký kết các hiệp định hợp tác kinh tế đa phương. Tháng 7/1995 Việt Nam đã gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và chính thức tham gia Khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA) từ 1/1/1996. Đây được coi là một bước đột phá về hành động trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Đặc biệt, tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đã có một bước đi quan trọng khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào ngày 11 tháng 01 năm 2007 sau 11 năm đàm phán gia nhập Tổ chức này.

Đến nay, tình hình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam có một số điểm nổi bật sau:

o Việt Nam đang tích cực tham gia và phát huy vai trò thành viên trong

các tổ chức kinh tế quốc tế.

Với tư cách là thành viên của các tổ chức kinh tế quốc tế: WTO, ASEAN, ASEAM, APEC, Việt Nam đã nỗ lực thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các cam kết và tích cực tham gia các hoạt động trong khuôn khổ các tổ chức này.

o Việt Nam đang tích cực tham gia vào đàm phán, ký kết các Hiệp định

thương mại tự do

Trong những năm gần đây, thế giới đang được chứng kiến sự gia tăng nhanh chóng của các Hiệp định thương mại tự do (FTA) để thiết lập các Khu vực thương mại tự do. Phù hợp với xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế của thế giới và khu vực, tiến trình đàm phán và ký kết các FTA của Việt Nam đã được khởi động và triển khai cùng với tiến trình gia nhập các tổ chức quốc tế và khu vực. Đến nay, Việt Nam đã tham gia thiết lập FTA với 15 nước trong khung khổ của 6 FTA khu vực, bao gồm:

+ Khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA)

+ Khu vực thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc (ACFTA) + Khu vực thương mại tự do ASEAN- Hàn Quốc (AKFTA) + Khu vực thương mại tự do ASEAN - Nhật Bản

+ Khu vực thương mại tự do ASEAN -Australia - NewZealand (AANZFTA) + Khu vực thương mại tự do ASEAN - Ấn độ

41

Ngoài việc ký kết và tham gia các Hiệp định Thương mại tự do với tư cách là thành viên khối ASEAN thì Hiệp định Thương mại tự do đầu tiên mà Việt Nam ký kết với tư cách là một bên độc lập là Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (2008), tiếp đó là Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Chi Lê (11/11/2011). Hiện Việt Nam đang nghiên cứu tiền khả thi và triển khai đàm phán FTA với một số đối tác như Liên minh Hải quan (bao gồm 3 nước là Nga, Belarus và Kazakhstan), Cộng đồng chung châu Âu, Hàn quốc, Thổ Nhĩ Kỳ... Việt Nam cũng đã chính thức tham gia vào đàm phán Hiệp định Đối tác chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) từ tháng 11/2010.

o Việt Nam đã và đang thực hiện các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế với mức

độ tự do hoá sâu rộng, thể hiện rõ ràng ở việc cắt giảm thuế quan theo đúng lộ trình

các cam kết song phương và đa phương đã ký kết.

Một phần của tài liệu Quan hệ thương mại Việt Nam - Australia thực trạng và giải pháp (Trang 30)