2. Hàng sản xuất công nghiệp 352 288 548 473 462 717 569 494 571 980 673 568 933
3.1.3. Định hướng phát triển thương mại của Việt Nam
Với vị trí nằm trong khu vực phát triển cao và năng động nhất thế giới, bản thân nền kinh tế Việt Nam cũng được đánh giá là một trong những nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao trong khu vực, Việt Nam có cơ hội để phát triển xuất nhập khẩu hàng hóa, mở rộng quan hệ thương mại với các quốc gia nói chung và với Australia nói riêng. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng hơn, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam là mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư với tất cả các nước trên thế giới "Xây dựng, củng cố các đối tác hợp tác chiến lược để phát triển thị trường bền vững; kết hợp hài hòa lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài của quốc gia, lợi ích kinh tế và lợi ích chính trị - đối
ngoại, chủ động và độc lập tự chủ trong hội nhập kinh tế quốc tế " [14,tr.1].
Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011-2020, định hướng đến 2030 được Thủ tướng chính phủ phê duyệt trong Quyết định số 2471/QĐ-TTg ngày 28-12-2011 đã khẳng định quan điểm Việt Nam duy trì chiến lược đẩy mạnh xuất khẩu và mở rộng quan hệ thương mại với các nước tại khu vực thị trường tiềm năng nhằm tạo động lực phát triển nền kinh tế. Mục tiêu cụ thể phát triển xuất nhập khẩu
80
được nêu rõ: "Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa bình quân 11-12%/năm trong thời kỳ 2011-2020, trong đó giai đoạn giai đoạn 2011-2015 tăng trưởng bình quân 12%/năm; giai đoạn 2016-2020 tăng trưởng bình quân 11%/năm. Duy trì tốc độ tăng trưởng khoảng 10% thời kỳ 2021-2030. Tốc độ tăng trưởng nhập khẩu thấp hơn tăng trưởng xuất khẩu; tốc độ tăng trưởng nhập khẩu hàng hóa bình quân 10- 11%/năm trong thời kỳ 2011-2020 trong đó giai đoạn 2011-2015 tăng trưởng bình quân dưới 11%/năm; giai đoạn 2016-2020 tăng trưởng bình quân dưới 10%/năm"
[13,tr. 2]. Định hướng cơ cấu phát triển thị trường đến năm 2020: "Châu Á chiếm tỷ trọng khoảng 46%, châu Âu khoảng 20%, châu Mỹ khoảng 25%, châu Đại Dương
khoảng 4% và châu Phi khoảng 5%" [13, tr.3].
Với định hướng phát triển như trên, Australia sẽ đóng vai trò quan trọng hơn trong bản đồ quan hệ thương mại với các quốc gia trên thế giới của Việt Nam. Cụ thể theo tính toán của tác giả, với những mục tiêu đề ra trong Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011-2020, nếu duy trì cơ cấu trao đổi thương mại với châu Đại dương như năm 2011, đến năm 2020 kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với Australia sẽ tăng lên mức trên 19.000 triệu USD. Nếu duy trì cán cân thương mại với Australia thặng dư khoảng 2 tỷ USD thì đến 2020, xuất khẩu sang Australia đạt mức 10.500 triệu USD, tăng trưởng 260% so với 2011; nhập khẩu đạt mức 8.500 triệu USD, tăng trưởng 330% so với 2011.
Với các dự báo về kinh tế thế giới, về xu hướng phát triển kinh tế và thương mại của Australia cũng như về phát triển xuất nhập khẩu và phát triển thị trường của Việt Nam , quan hệ thương mại Việt Nam-Australia sẽ có triển vọng phát triển mạnh mẽ trong thời kỳ 2012-2020.