Hàng tinh chế 315 860 515 970 441 995 537 875 535 877 624 855 887

Một phần của tài liệu Quan hệ thương mại Việt Nam - Australia thực trạng và giải pháp (Trang 55 - 69)

2. Hàng sản xuất công nghiệp 352 288 548 473 462 717 569 494 571 980 673 568 933

2.2. Hàng tinh chế 315 860 515 970 441 995 537 875 535 877 624 855 887

Khoáng sản và kim loại 12,246 11,634 14,733 27,950 15,275 14,664 14,804 Hóa chất và các bán thành phẩm 22,894 25,920 29,124 35,979 38,882 47,695 63,243 Các máy móc kể cả đồ gia dụng 71,224 248,751 146,162 164,820 174,239 237,212 441,229 Hàng hóa khác 209,496 229,666 251,975 309,127 307,480 325,284 368,100 3. Hàng hóa khác 13 892 46 306 129 098 179 872 51 366 7 452 3 094 Tạp hóa 38 22 50 4 16 4 8 Vàng nguyên liệu 0 30,980 102,550 164,006 48,169 0 0 Hàng khác 13,854 15,304 26,497 15,862 3,180 7,448 3,086 Tổng Xuất khẩu 3 378 561 4 956 784 4 537 016 5 188 272 3 117 986 3 119 769 2 826 267

59

Về trình độ chế biến, tỷ trọng xuất khẩu hàng hóa là nguyên liệu trong tổng xuất khẩu đã giảm dần: từ 89,16% năm 2005 xuống còn 66,88% năm 2011. Tỷ trọng hàng công nghiệp trong tổng xuất khẩu đã tăng từ 10,43% năm 2005 lên 33,02% năm 2011. Nhóm hàng hóa khác chiếm tỷ trọng không đáng kể. Xu hướng này cho thấy hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam đang dần chuyển sang những nhóm hàng hóa có trình độ chế biến và giá trị gia tăng cao hơn thay vì chủ yếu xuất khẩu các hàng hóa là nguyên liệu. Tuy vậy tỷ trọng của nhóm hàng hóa nguyên liệu vẫn còn rất cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu.

Hình 2.6: Cơ cấu HHXK của Việt Nam sang Australia theo trình độ chế biến

Nguồn: Tính toán từ số liệu của DFAT

Trong cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang Australia từ 2005 đến 2011, nhóm hàng hóa là nguyên liệu luôn chiếm tỷ trọng lớn, trong đó chủ yếu là Việt Nam xuất khẩu nguyên liệu thô. Điều này có nghĩa là trong cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam nhóm hàng hóa có lợi thế tuyệt đối và lợi thế so sánh bậc thấp (hàng nguyên liệu) chiếm tỷ trọng lớn hơn nhóm hàng hóa có lợi thế so sánh bậc cao (hàng sản xuất công nghiệp). Mặc dù có sự thay đổi theo hướng tích cực là tỷ trọng hàng hóa sản xuất công nghiệp tăng dần và tỷ trọng hàng nguyên liệu giảm dần từ 2005 đến 2011 sự chênh lệch trong tỷ trọng hai nhóm hàng hóa này vẫn còn ở mức cao.

60

Nhóm hàng hóa nguyên liệu: cơ cấu xuất khẩu giữa nguyên liệu thô và

nguyên liệu đã sơ chế có sự thay đổi theo hướng tích cực trong thời kỳ 2005-2011. Nhóm nguyên liệu sơ chế tăng tỷ trọng từ 4,3% năm 2005 lên 9,6% năm 2011, nhóm nguyên liệu thô bao gồm nhiên liệu thô và nguyên liệu thô khác giảm tỷ trọng từ 95,7% năm 2005 xuống 90,4% năm 2011 trong tổng nguyên liệu xuất khẩu.

Hình 2.7: Cơ cấu xuất khẩu hàng nguyên liệu 2005-2011

Nguồn: Tính toán từ số liệu của DFAT

Trong nhóm nguyên liệu thô Việt Nam chủ yếu xuất khẩu nhiên liệu thô (dầu thô) với tỷ trọng 92,3% năm 2005 và 82,8% năm 2011. Việc thay đổi tỷ trọng giữa hai nhóm hàng nguyên liệu thô và nguyên liệu sơ chế trong cơ cấu hàng nguyên liệu xuất khẩu chủ yếu là do xuất khẩu dầu thô (nhóm hàng nhiên liệu thô) sụt giảm trong thời kỳ báo cáo.

Nhóm hàng hóa sản xuất công nghiệp: cơ cấu hàng công nghiệp xuất khẩu của

Việt Nam có sự thay đổi theo hướng tăng hàng tinh chế và giảm hàng sản xuất thông thường trong giai đoạn 2005-2011. Tỷ trọng hàng công nghiệp thông thường xuất khẩu trong tổng số hàng hóa công nghiệp giảm từ 10,34% năm 2005 xuống còn 4,9% năm 2011. Trong thời kỳ đó, tỷ trọng hàng công nghiệp tinh chế tăng tương ứng từ 89,66% lên 95,1%. Như vậy trong thời kỳ 2005-2011, hàng công nghiệp xuất khẩu của Việt Nam thay đổi theo chiều hướng tăng hàng tinh chế (là hàng hóa có giá trị gia tăng cao) giảm hàng thông thường

61

Hình 2.8: Cơ cấu xuất khẩu hàng công nghiệp 2005-2011

Nguồn: Tính toán từ số liệu DFAT

Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng công nghiệp thông thường trung bình trong kỳ 2005-2011 là 8,09%/năm. Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng tinh chế trung bình là 21,49%/năm trong cùng kỳ.

Hình 2.9: Cơ cấu xuất khẩu hàng công nghiệp tinh chế 2005-2011

Nguồn: Tính toán từ số liệu DFAT

Trong nhóm hàng công nghiệp tinh chế, tỷ trọng của nhóm hàng hóa khoáng sản và kim loại giảm từ 3,9% năm 2005 xuống 1,7% năm 2011. Tỷ trọng nhóm hàng hóa là hóa chất và các bán thành phẩm thay đổi rất ít với tỷ trọng 7,2% năm

62

2005 và 7,1% năm 2011. Nhóm hàng hóa các máy móc và đồ gia dụng tăng tỷ trọng từ 22,5% năm 2005 lên 49,7% năm 2011 và nhóm hàng hóa khác (trong đó có hàng may mặc và da giầy) giảm tỷ trọng từ 66,3% năm 2005 xuống còn 41,5% năm 2011.

Như vậy hai nhóm hàng hóa chiếm tỷ trọng lớn trong xuất khẩu hàng công nghiệp của Việt Nam sang Australia là nhóm hàng hóa khác và nhóm hàng các máy móc. Chi tiết xuất khẩu các nhóm hàng hóa này như sau:

Bảng 2.10 : Kim ngạch xuất khẩu hàng Máy móc thiết bị và Hàng hóa khác của Việt Nam sang Australia 2005-2011

ĐVT: Nghìn AUD

2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011

243 Máy móc thiết bị (gồm cả đồ gia dụng) 71,224 248,751 146,162 164,820 174,239 237,212 441,229

2431 Máy chuyên dùng cho công nghiệp 4,336 118,355 79,117 43,058 43,808 54,994 70,319 2432 Máy móc thiết bị văn phòng và viễn thông 16,942 31,760 10,541 30,620 45,959 68,403 280,727 2433 Xe có động cơ và phụ tùng các loại 478 1,306 1,152 1,145 1,054 1,445 5,253 2434 Các loại phương tiện vận tải và phụ tùng khác 4,166 16,741 14,105 33,830 22,367 42,321 14,203 2435 Dụng cụ kiểm định và khoa học chuyên môn 2,772 1,743 1,034 2,168 2,120 1,313 2,715 2439 Các sản phẩm máy móc khác 42,530 78,845 40,213 53,999 58,931 68,736 68,012

244 Hàng hóa khác 209,496 229,666 251,975 309,127 307,480 325,284 368,100

2441 Đồ gia dụng khác 24,815 24,056 26,892 29,704 26,226 28,927 38,583 2442 May mặc và da giầy 85,336 95,465 92,332 119,346 125,745 135,431 152,172 2449 Các hàng hóa tổng hợp khác 99,345 110,145 132,751 160,076 155,509 160,926 177,345

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu DFAT

Theo bảng số liệu trên, trừ nhóm hàng hóa là dụng cụ kiểm định khoa học và chuyên ngành có kim ngạch xuất khẩu sụt giảm còn lại tất cả các nhóm hàng hóa sản xuất công nghiệp tinh chế khác đều có kim ngạch xuất khẩu tăng lên. Các nhóm hàng hóa có kim ngạch xuất khẩu cao là 2432-máy móc thiết bị văn phòng và viễn thông, 2431- máy chuyên ngành, 2442- may mặc và da giầy. Trong đó nhóm hàng hóa máy móc thiết bị văn phòng và viễn thông tăng trưởng mạnh: kim ngạch xuất khẩu năm 2001 gấp trên 16 lần năm 2005 góp phần quan trọng giúp tỷ trọng hàng công nghiệp tinh chế nói riêng và hàng công nghiệp nói chung tăng trưởng mạnh trong thời kỳ này.

63

Hình 2.10: Cơ cấu HHXK theo trình độ chế biến từ một số nƣớc ASEAN sang Australia

Nguồn: Tính toán từ số liệu của DFAT

Như vậy, cơ cấu hàng xuất khẩu theo hàm lượng chế biến của Việt Nam sang Australia trong giai đoạn 2005-2012 có sự biến đổi tích cực theo xu hướng gia tăng tỷ trọng xuất khẩu các hàng hóa sản xuất công nghiệp (nhóm hàng hóa có lợi thế so sánh và giá trị gia tăng cao), giảm tỷ trọng xuất khẩu các hàng hóa nguyên liệu (nhóm hàng hóa có lợi thế tuyệt đối và lợi thế so sánh thấp). Chi tiết hơn: tỷ trọng hàng xuất khẩu là máy móc (kể cả đồ gia dụng) tăng lên trong xuất khẩu hàng công nghiệp tinh chế; tỷ trọng hàng nguyên liệu thô giảm và tỷ trọng hàng nguyên liệu

64

qua sơ chế tăng lên trong thời kỳ này. Xu hướng phát triển này thể hiện có sự thay đổi về chất trong cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang Australia và cần được tiếp tục duy trì trong tương lai. Tuy nhiên, nếu so sánh cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam với cơ cấu xuất khẩu sang Australia của toàn khối ASEAN cũng như của Thái Lan và Indonesia trong cùng kỳ, ta sẽ thấy mặc dù đã có sự cải thiện đáng kể trong suốt giai đoạn 2005-2011 nhưng tỷ trọng hàng nguyên liệu trong tổng hàng xuất khẩu của Việt Nam vẫn còn cao hơn mức trung bình của ASEAN và của các nước Thái Lan và Indonesia. So sánh với cơ cấu nhập khẩu của Australia, cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam vẫn chủ yếu nghiêng về xuất khẩu hàng nguyên liệu, hàng sản xuất công nghiệp chiếm tỷ trọng còn quá thấp so với mức nhập khẩu hàng công nghiệp chung của Australia. Năm 2011, tỷ trọng hàng công nghiệp chiếm 70,82% tổng lượng hàng nhập khẩu của Australia trong khi đó hàng công nghiệp chỉ chiếm 33,02% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Australia. So với khối ASEAN, tỷ trọng xuất khẩu hàng nguyên liệu của Việt Nam cao hơn mức trung bình của toàn khối (Việt Nam 66,88%, ASEAN 51,32%), cao hơn của Indonesia và có khoảng cách rất xa so với Thái Lan.

65

Bảng 2.9: Cơ cấu HHNK từ Australia của Việt Nam theo trình độ chế biến

ĐVT: nghìn AUD

2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011

1. Hàng nguyên liệu 163,726 235,858 367,702 513,908 618,631 817,756 1,120,506

1.1. Nguyên liệu thô 62,967 111,548 211,878 278,722 434,663 626,619 953,223

Lg thực, Thực phẩm và động vật sống 53,132 83,581 117,498 204,555 309,977 373,942 744,390 Khoáng sản 2,485 12,912 42,628 56,751 88,314 142,937 90,092 Nhiên liệu 2,063 2,054 34,173 - 27,269 78,048 78,056 Hàng hóa khác 5,286 13,001 17,579 17,416 9,103 31,691 40,685

1.2. Nguyên liệu sơ chế 100,759 124,310 155,823 235,186 183,968 191,137 167,283

Lg thực, Thực phẩm 95,625 110,409 117,831 168,293 167,783 170,746 158,820 Khoáng sản 2 - - - - - - Nhiên liệu 188 376 23,952 56,531 3,815 6,322 3,357 Hàng hóa khác 4,945 13,525 14,041 10,361 12,370 14,069 5,106

2. Hàng sản xuất công nghiệp 284,691 448,451 582,747 563,595 643,452 632,631 500,730

2.3. Hàng công nghiệp thông thường 132,627 282,286 375,109 329,007 399,033 452,440 321,299

Khoáng sản và kim loại 112,646 252,508 347,344 294,188 364,936 411,877 287,893 Hóa chất và các bán thành phẩm 19,537 29,573 27,636 34,706 34,054 40,404 33,362 Hàng hóa khác 444 206 130 114 43 159 43

2.4. Hàng công nghiệp tinh chế 152,064 166,164 207,637 234,588 244,419 180,191 179,432

Khoáng sản và kim loại 22,933 41,468 48,029 61,135 51,453 15,448 12,163 Hóa chất và các bán thành phẩm 82,805 76,445 100,279 82,691 100,069 102,090 109,809 Các máy móc không kể đồ gia dụng 35,873 36,124 45,114 78,549 81,357 51,820 45,270 Hàng hóa khác 10,454 12,127 14,215 12,213 11,540 10,832 12,190 3. Hàng hóa khác 219,648 901,486 467,067 523,075 123,197 71,650 422,250 Tạp hóa 3,108 18,966 3,143 6,351 3,368 3,981 1,472 Vàng nguyên liệu 124,749 769,539 394,010 425,786 32,919 38,193 393,073 Hàng khác 91,791 112,981 69,915 90,938 86,910 29,477 27,705 Tổng số NHẬP KHẨU 668,065 1,585,795 1,417,516 1,600,577 1,385,281 1,522,038 2,043,486

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của DFAT

Trong cơ cấu hàng hóa nhập khẩu của Việt Nam từ Australia, tỷ trọng nhóm hàng nguyên liệu tăng mạnh trong thời kỳ 2005-2011 trong khi đó tỷ trọng nhóm hàng công nghiệp và nhóm hàng hóa khác đều sụt giảm trong tổng lượng hàng nhập khẩu. Như vậy, có thể nói nhập khẩu của Việt Nam từ Australia tập trung chủ yếu vào những nhóm hàng hóa nguyên liệu - là nhóm hàng hóa có lợi thế tuyệt đối và lợi thế so sánh bậc thấp của Australia.

66

Hình 2.11: Cơ cấu NKHH theo trình độ chế biến từ Australia của một số nƣớc ASEAN

Nguồn: Tính toán từ số liệu của DFAT

Tỷ trọng hàng nguyên liệu nhập khẩu trong tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ Australia của Việt Nam tăng từ 24,51% năm 2005 lên 54,83% năm 2011. Trong khi đó, tỷ trọng hàng sản xuất công nghiệp nhập khẩu giảm từ 42,61% năm 2005 xuống 24,5% năm 2011. So với cơ cấu hàng hóa nhập khẩu của chung khối ASEAN từ Australia thì cơ cấu nhập khẩu của Việt Nam vẫn có xu hướng là chú trọng nhập khẩu hàng hóa nguyên liệu hơn mức chung. Hàng nguyên liệu chiếm tỷ trọng lớn trong kim ngạch nhập khẩu hàng hóa cũng phù hợp với cơ cấu xuất khẩu

67

hàng hóa của Australia thiên về xuất khẩu hàng nguyên liệu. Xu hướng tăng nhập khẩu hàng nguyên liệu của Việt Nam từ Australia cũng phù hợp với xu hướng nhập khẩu của ASEAN và phù hợp với xu hướng tăng cường xuất khẩu các loại hàng hóa nguyên liệu của Australia là trong thời kỳ này.

Hình 2.12: Cơ cấu nguyên liệu nhập khẩu từ Australia 2005-2011

Nguồn: Tính toán từ số liệu của DFAT

Có thể thấy sự thay đổi nổi bật trong cơ cấu hàng nguyên liệu nhập khẩu từ Australia trong thời kỳ 2005-2011: Năm 2005, nhóm hàng hóa nguyên liệu lương thực thực phẩm sơ chế chiếm tỷ trọng lớn nhất(58,41%) trong tổng số nguyên liệu nhập khẩu thì sang năm 2011, vị trí này thuộc về nhóm hàng hóa lương thực, thực phẩm thô và động vật sống (66,43% tỷ trọng nguyên liệu nhập khẩu). Tính chung hai nhóm nguyên liệu là lương thực thực phẩm sơ chế và lương thực thực phẩm và động vật sống: năm 2005 chiếm 90,86% lượng hàng nguyên liệu nhập khẩu và năm 2011 chiếm 80,61% tổng lượng hàng nguyên liệu nhập khẩu từ Australia của Việt Nam. Như vậy, nguyên liệu nhập khẩu chính của Việt Nam từ Australia chủ yếu là nhóm hàng hóa lương thực thực phẩm thô và sơ chế. Hàng nguyên liệu là khoáng sản thô và nhiên liệu thô cũng tăng lên cả về kim ngạch nhập khẩu và thị phần nhập khẩu trong thời kỳ này.

68

Bảng 2.12 : Tỷ trọng các nhóm hàng hóa nguyên liệu nhập khẩu từ Australia 2005-2011 ĐVT: % 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Lg thực, Thực phẩm và động vật sống 32.45% 35.44% 31.95% 39.80% 50.11% 45.73% 66.43% Khoáng sản 1.52% 5.47% 11.59% 11.04% 14.28% 17.48% 8.04% Nhiên liệu 1.26% 0.87% 9.29% 0.00% 4.41% 9.54% 6.97% Hàng hóa khác 3.23% 5.51% 4.78% 3.39% 1.47% 3.88% 3.63% Lg thực, Thực phẩm sơ chế 58.41% 46.81% 32.05% 32.75% 27.12% 20.88% 14.17% Nhiên liệu sơ chế 0.11% 0.16% 6.51% 11.00% 0.62% 0.77% 0.30% Hàng hóa sơ chế khác 3.02% 5.73% 3.82% 2.02% 2.00% 1.72% 0.46%

Nguồn: Tính toán từ số liệu DFAT

Như vậy, có thể thấy sự khác biệt lớn giữa cơ cấu xuất khẩu hàng nguyên liệu và cơ cấu nhập khẩu hàng nguyên liệu của Việt Nam với Australia: Việt Nam chú trọng xuất khẩu nhóm hàng hóa nguyên liệu khoáng sản và nhiên liệu- tài nguyên không tái tạo được trong khi đó Australia chú trọng xuất khẩu sang Việt Nam nhóm hàng hóa nguyên liệu là lương thực thực phẩm - sản phẩm được tái tạo lại theo chu kỳ sản xuất nông nghiệp.

Trong nhóm hàng sản xuất công nghiệp, nhóm hàng công nghiệp thông thường tăng tỷ trọng nhập khẩu từ 46,59% năm 2005 lên 64,17% năm 2011 trong lúc nhóm hàng công nghiệp tinh chế giảm tỷ trọng từ 53,41% năm 2005 xuống còn 35,83% năm 2011.

Hình 2.13: Cơ cấu nhập khẩu hàng công nghiệp từ Australia 2005-2011

Nguồn: Tính toán từ số liệu của DFAT

Nếu so với tổng nhập khẩu, nhóm hàng công nghiệp tinh chế có tỷ trọng giảm từ 22,75% năm 2005 xuống còn 8,78% năm 2011. Tỷ trọng máy móc thiết bị

69

nhập khẩu từ Australia cũng giảm sút: tỷ trọng nhập khẩu các thiết bị máy móc trong tổng nhập khẩu giảm từ 5,37% năm 2005 xuống còn 2,22% năm 2011. Trong nhập khẩu hàng sản xuất công nghiệp, Việt Nam có xu hướng nhập khẩu các hàng hóa trung gian để chế biến tiếp chứ không nhập khẩu các hàng hóa cuối cùng.

2.3.2.3 Cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu theo ngành kinh tế rộng trong hệ thống tài khoản quốc gia.

Bảng 2.14: Phân loại HHXNK theo ngành kinh tế rộng 2005-2011

ĐVT: triệu USD

Xuất khẩu Việt Nam- Australia

TLSX Tiêu dùng Trung gian Không phân loại Tổng số

2005 27 318 2 213 11 2 569 2006 111 361 3 260 12 3 744 2007 79 396 3 225 22 3 722 2008 89 499 3 797 13 4 399 2009 88 474 1 906 2 2 470 2010 148 570 2 083 7 2 808 2011 365 691 1 856 3 2 916

Nhập khẩu Việt Nam- Australia

TLSX Tiêu dùng Trung gian Không phân loại Tổng số

2005 14 52 370 74 510 2006 15 66 1 012 103 1 196 2007 21 82 991 83 1 177 2008 42 90 1 088 128 1 348 2009 42 99 873 72 1 087 2010 31 124 1 186 32 1 373 2011 24 173 1 722 30 1 949

Nguồn: Tính toán từ số liệu UN

Trong giai đoạn 2005-2011, cơ cấu tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam-Australia theo ngành kinh tế rộng có sự thay đổi theo hướng tăng tỷ trọng hàng tư liệu sản xuất(1,34% năm 2005 lên 7,99% năm 2011), tăng tỷ trọng hàng tiêu dùng (12,04% năm 2005 lên 17,77% năm 2011), giảm tỷ trọng hàng trung gian

Một phần của tài liệu Quan hệ thương mại Việt Nam - Australia thực trạng và giải pháp (Trang 55 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)