Các Hiệp định thƣơng mại song phƣơng và đa phƣơng đã và đang đàm phán ký kết giữa Việt Nam và Australia

Một phần của tài liệu Quan hệ thương mại Việt Nam - Australia thực trạng và giải pháp (Trang 42 - 44)

5 Phƣơng tiện vận tải và phụ kiện, phụ tùng của chúng

2.2. Các Hiệp định thƣơng mại song phƣơng và đa phƣơng đã và đang đàm phán ký kết giữa Việt Nam và Australia

phán ký kết giữa Việt Nam và Australia

Về lĩnh vực kinh tế, Việt Nam và Australia đã ký một số hiệp định và thỏa thuận kinh tế thương mại song phương và đa phương quan trọng như sau:  Hiệp định hợp tác kinh tế thương mại (1990),

 Hiệp định khuyến khích và đảm bảo đầu tư (1991),  Hiệp định tránh đánh thuế hai lần (1992),

46

 Thoả thuận hợp tác phát triển (1993) và trên cơ sở thoả thuận này, hai bên đã ký tiếp Thoả thuận bổ sung về dự án trợ giúp lĩnh vực pháp luật (1997),  Thoả thuận chung về hợp tác khoa học và công nghệ (1993),

 Bản ghi nhớ về hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ (1995),  Việt Nam gia nhập WTO năm 2007 ( Australia là một trong số các quốc gia

sáng lập WTO từ năm 1995).

 Hiệp định đối tác toàn diện Việt Nam -Australia (2009)  ASEAN-Australia-NewZealand FTA (AANZFTA) (2010),

Các Hiệp định và thỏa thuận song phương và đa phương nêu trên đều có tác động thúc đẩy quan hệ kinh tế nói chung và quan hệ thương mại nói riêng giữa Việt Nam và Australia. Trong đó, Hiệp định đối tác toàn diện Việt Nam -Australia (2009) và Hiệp định khu vực thương mại tự do AANZFTA (2009) có vai trò quan trọng đánh dấu mốc phát triển trong quan hệ thương mại song phương Việt Nam-Australia.

Hiệp định đối tác toàn diện Việt Nam-Australia được ký ngày 07-09-2009 tại Canbera, Australia. Văn bản này là cơ sở pháp lý quan trọng để phát triển quan hệ hợp tác giữa hai quốc gia lên tầm cao mới. Theo đó, hai nước sẽ tăng cường hợp tác trên nhiều lĩnh vực quan trọng, trong đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và phát triển thương mại là một trong những nội dung quan trọng của Hiệp định. Hiệp định ghi nhận cam kết của cả hai quốc gia sẽ cùng nhau thúc đẩy tự do thương mại đa phương, khu vực và song phương.

Hiệp định AANZFTA được ký ngày 27-02-2009 tại Thái Lan, chính thức có hiệu lực từ 01-01-2010. Hiệp định này được coi như là khuôn mẫu về một thỏa thuận khu vực thương mại tự do toàn diện giữa ASEAN với đối tác ngoài khối. AANZFTA bao quát các lĩnh vực như thương mại hàng hóa, dịch vụ (bao gồm dịch vụ tài chính và dịch vụ viễn thông), thương mại điện tử, di chuyển của các thể nhân, đầu tư, cơ chế giải quyết tranh chấp và các điều khoản cụ thể trong các lĩnh vực khác như: kiểm dịch động thực vật, tiêu chuẩn, các quy định kỹ thuật và thủ tục đánh giá sự phù hợp, sở hữu trí tuệ và cạnh tranh. Hiệp định cũng bao gồm một chương về hợp tác kinh tế nhằm cung cấp một khung khổ cho hợp tác liên quan đến

47

thương mại và đầu tư. AANZFTA đã tạo ra một khu vực thương mại tự do trên 600 triệu dân với tổng GDP đạt trên 3000 tỷ USD năm 2010 đồng thời mở ra hàng loạt cơ hội kinh doanh mới cho các quốc gia trong khu vực. Việc thực thi AANZFTA có những tác động nhất định đối với quan hệ thương mại Việt Nam-Australia . Những tác động này thể hiện thông qua các nội dung cam kết trong Hiệp định bao gồm: cam kết cắt giảm hàng rào thuế quan và phi thuế quan; cam kết tiếp cận thị trường dịch vụ; không phân biệt đối xử; đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn và quy trình đánh giá sự phù hợp; thuận lợi hóa thương mại, cam kết về sở hữu trí tuệ; cạnh tranh; tranh chấp thương mại;…

Ngoài các hiệp định và thỏa thuận đã ký kết trên, Việt Nam và Australia đang cùng tham gia đàm phán Hiệp định đối tác chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP). TPP là một hiệp định thương mại tự do tiêu chuẩn cao với phạm vi điều chỉnh rộng, bao gồm tất cả các lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế như thương mại hàng hóa , thương mại dịch vụ, đầu tư, sở hữu trí tuệ, lao động, môi trường,... Với mẫu hiệp định chất lượng cao, TPP được kỳ vọng sẽ mang lại lợi ích to lớn và bền vững cho các quốc gia tham gia, thúc đẩy nhanh hơn quá trình tự do hóa thương mại toàn cầu.

Một phần của tài liệu Quan hệ thương mại Việt Nam - Australia thực trạng và giải pháp (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)