Chủ trƣơng, chính sách và pháp luật của Đảng và Nhà nƣớc về bảo hộ quyền SHTT

Một phần của tài liệu Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam (Trang 45)

8 -Nguyên tắc đối xử quốc gia Theo điều 3 của Hiệp định, mỗi thành viên của WTO phải dành cho công dân của các thành viên khác đối xử không kém thuận lợi hơn công dân của nước

2.1.Chủ trƣơng, chính sách và pháp luật của Đảng và Nhà nƣớc về bảo hộ quyền SHTT

2.1. Chủ trƣơng, chính sách và pháp luật của Đảng và Nhà nƣớc về bảo hộ quyền SHTT bảo hộ quyền SHTT

Trong bối cảnh Việt Nam đang nỗ lực phát triển nền kinh tế thị trường và hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, bảo hộ quyền SHTT không chỉ xuất phát từ nhu cầu tự thân của nền kinh tế trong quá trình phát triển nhằm khuyến khích các hoạt động nghiên cứu sáng tạo và ứng dụng khoa học và công nghệ trong nước mà còn là một yêu cầu bắt buộc của quá trình hội nhập. Vì vậy, Đảng và Nhà nước ta đã chú trọng đến vấn đề này từ khá sớm, đặc biệt là từ sau khi Việt Nam chính thức đệ đơn xin gia nhập WTO năm 1995. Chủ trương về bảo hộ quyền SHTT đã được đề cập trong các văn kiện Đại hội Đảng cũng như văn kiện Hội nghị của Ban chấp hành Trung ương và được thể chế hoá thành các quy định pháp luật. Cụ thể là các Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ VIII (1996), IX (2001) và X (2006), trong phần chủ trương, chính sách phát triển khoa học và công nghệ, đều đưa ra yêu cầu phải thực hiện tốt chính sách bảo hộ SHTT, nâng cao ý thức chấp hành và hiệu lực thực thi tốt pháp luật về SHTT9. Văn kiện Hội nghị Trung ương 6 khoá IX (2002), trong phần phương hướng phát triển khoa học và công nghệ đến năm 2010, cũng nêu rõ: “Hoàn thiện cơ sở pháp lý và nâng cao hiệu lực thực thi pháp luật về SHTT. Có chế tài để xử lý nghiêm những hành vi vi phạm pháp luật về SHTT; bảo hộ, khuyến khích việc sử dụng những giải pháp, sáng chế mới. Tăng cường năng lực quản lý nhà nước và công tác thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực SHTT”10.

Một phần của tài liệu Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam (Trang 45)